Bệnh nhân suy tim nên ăn uống thế nào vào thời tiết nắng nóng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi được chẩn đoán mắc bệnh suy tim, việc thay đổi lối sống có thể giúp bệnh nhân ngăn tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính như đái tháo đường type 2, ung thư, đột quỵ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Bệnh nhân suy tim nên ăn uống thế nào vào thời tiết nắng nóng

Suy tim là tình trạng cơ tim không còn đủ sức co bóp để bơm đủ máu đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Đây là hậu quả cuối cùng của các bệnh về tim, động mạch, các bệnh toàn thân.

Triệu chứng suy tim như ho, khó thở, đau tức vùng hạ sườn phải, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, tím da và niêm mạc, phù, đái ít. Trong quá trình khám tim bệnh nhân thường có biểu hiện tim đập nhanh, tiếng tim bất thường.

Các chuyên gia cho biết, thời tiết nắng nóng tác động xấu tới hầu hết các bệnh lý tim mạch. Nhiệt độ cao khiến cho nhịp tim tăng đáng kể và tim phải làm việc nhiều hơn. Trong những ngày nắng nóng gay gắt, nhiệt độ ngoài trời có khi lên đến 40 độ C gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, nhất là với người già, trẻ nhỏ và đặc biệt là người mắc bệnh tim mạch.

Với người bệnh tim mạch như suy tim, bệnh mạch vành, trong thời tiết nắng nóng, tim phải gắng sức co bóp làm việc nhiều hơn khiến cho tình trạng suy tim tăng, dễ dẫn đến thiếu máu cơ tim cục bộ gây nên cơn đau thắt ngực, khó thở, nặng hơn là nhồi máu cơ tim, có thể gây nguy hiểm tính mạng.

Bệnh nhân suy tim nên ăn uống thế nào vào thời tiết nắng nóng

Người bệnh suy tim nên ăn gì?

Ngoài việc tuân thủ điều trị của bác sĩ thì chế độ ăn uống cũng góp phần quan trọng trong điều trị bệnh suy tim. Trong nguyên tắc dinh dưỡng đối với người bệnh suy tim có những thực phẩm nên ăn và cũng có những thực phẩm cần hạn chế. Dưới đây là những thực phẩm người mắc bệnh suy tim nên lựa chọn để cải thiện sức khỏe:

Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ có trong các loại rau, đậu, ngũ cốc, trái cây tươi… giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, góp phần kiểm soát tốt lượng đường cũng như cholesterol trong máu. Thực phẩm giàu chất xơ cũng bao gồm chất chống oxy hóa tự nhiên vì thế rất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Mục tiêu chất xơ trong khẩu phần ăn là 25-35g mỗi ngày. Tuy nhiên, không dùng các loại rau sống gây chướng bụng như rau cải, đậu đỗ, các thức ăn lên men (Khi trướng bụng sẽ đẩy cơ hoành lên và ảnh hưởng tới tim).

Bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt

Chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy tim nên ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt. Loại thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng và hàm lượng chất xơ cao giúp tiêu hóa tốt, kiểm soát lượng đường trong máu, điều hòa huyết áp, tốt cho sức khỏe tim mạch.

Giảm thiểu chất béo xấu trong chế độ ăn

Chất béo là thủ phạm chính gây xơ vữa động mạch và gia tăng các biến cố về tim. Vì vậy bạn cần giảm thiểu lượng chất béo trong chế độ ăn hàng ngày, cụ thể là hạn chế các loại thịt mỡ, thịt đỏ, nên ăn thịt nạc, cá, ưu tiên các món ăn chế biến bằng cách hấp, luộc, thay vì chiên, xào, rán…

Bệnh nhân suy tim nên ăn uống thế nào vào thời tiết nắng nóng

Bổ sung thực phẩm giàu kali

Trong cơ thể, kali giúp điều hòa cân bằng nước và điện giải, giúp duy trì hoạt động của cơ bắp, tiêu hóa, tiết niệu, đặc biệt là hoạt động của hệ tim mạch. Chế độ ăn giàu kali có tác dụng hạ huyết áp, làm giảm nguy cơ đau tim.

Người bệnh suy tim thường sử dụng thuốc lợi tiểu nên làm giảm lượng kali trong cơ thể. Vì vậy cần bổ sung kali bằng cách ăn các thực phẩm giàu kali như: thịt lợn nạc, đỗ các loại, khoai tây, khoai lang, cà chua, bắp cải, bông cải xanh, bơ, nho, chuối...

Hạn chế natri

Người lớn và trẻ em trên 14 tuổi nên ăn ít hơn 2.300 mg natri mỗi ngày. Trẻ em dưới 14 tuổi có thể cần ăn ít natri hơn mỗi ngày tùy theo giới tính và độ tuổi. Với người bệnh tăng huyết áp cần phải hạn chế natri ít hơn nữa. Đối với những bệnh nhân suy tim nặng có thể cần loại bỏ muối hoàn toàn.

Việc hạn chế ăn muối hay giảm muối ở mức nào tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, mức độ bệnh. Do đó người bệnh cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Kiểm soát lượng nước

Khi tim hoạt động không tốt, lượng nước nạp vào cơ thể không được chuyển hóa sẽ bị giữ lại, gây nên tình trạng phù nề. Người bệnh suy tim nên giảm uống nước khi gặp triệu chứng khó thở, phù. Bệnh nhân nên uống tối đa 1 lít/ngày và tốt nhất chỉ nên uống khi thấy khát. Lượng nước uống ngoài bữa ăn phải bằng số lượng nước tiểu trong 24h cộng thêm 300 ml.

Bệnh nhân suy tim nên ăn uống thế nào vào thời tiết nắng nóng

Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá

Rượu, đồ uống có cồn, cà phê có chứa các chất ức chế thần kinh sẽ gây hại trực tiếp lên cơ tim khiến cho tình trạng bệnh sẽ ngày càng diễn biến xấu đi. Thuốc lá chứa nicotin gây kích thích bài tiết epinephrine vào máu khiến tim làm việc mạnh hơn. Từ đó, mạch máu co nhanh gây tăng huyết áp, trương động mạch, tạo cảm giác khó thở, tức ngực, đau ngực cho người bệnh tim.

Suy tim là căn bệnh mạn tính, càng lớn tuổi bệnh sẽ càng nặng. Người mắc bệnh suy tim hầu như phải sử dụng thuốc cả đời. Bên cạnh việc dùng thuốc, các chuyên gia cũng khuyên bệnh nhân nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng cho người suy tim để góp phần kiểm soát tình trạng bệnh.

Mách bạn 3 cách pha nước chấm ngon, “chống ế” gà luộc hiệu qủa Mách bạn 3 cách pha nước chấm ngon, “chống ế” gà luộc hiệu qủa
Mách bạn trồng 7 thứ cây này trong nhà, có tác dụng xua đuổi muỗi một cách tự nhiên Mách bạn trồng 7 thứ cây này trong nhà, có tác dụng xua đuổi muỗi một cách tự nhiên
Mách bạn 5 loại rau dễ trồng tại nhà, được khá nhiều gia đình lựa chọn Mách bạn 5 loại rau dễ trồng tại nhà, được khá nhiều gia đình lựa chọn
Mách bạn 3 cách chữa viêm họng bằng quả sung hiệu quả Mách bạn 3 cách chữa viêm họng bằng quả sung hiệu quả
Mách bạn một số mẹo vặt để tránh say tàu xe khi đi du lịch? Mách bạn một số mẹo vặt để tránh say tàu xe khi đi du lịch?
An Nhiên

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Gần một nửa người trưởng thành Việt Nam có cholesterol cao

Gần một nửa người trưởng thành Việt Nam có cholesterol cao

Gần một nửa người trưởng thành Việt Nam có cholesterol cao, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Chủ quán thừa nhận bộ lòng xe điếu dài 40m là "nói hơi quá"

Chủ quán thừa nhận bộ lòng xe điếu dài 40m là "nói hơi quá"

Video món “lòng xe điếu” dài gần 40m gây xôn xao mạng xã hội, cơ quan chức năng vào cuộc. Chủ quán sau đó thừa nhận đã “nói hơi quá”.
Ăn vải sai cách gây hạ đường huyết?

Ăn vải sai cách gây hạ đường huyết?

Vải xanh chứa độc tố có thể gây hạ đường huyết và các biến chứng nghiêm trọng. Chuyên gia khuyến cáo không nên ăn vải chưa chín để bảo vệ sức khỏe.
Trị mụn bằng chanh: Hậu quả đáng sợ sau khi thử "mẹo" trên mạng

Trị mụn bằng chanh: Hậu quả đáng sợ sau khi thử "mẹo" trên mạng

Chỉ vì tin vào một mẹo trị mụn bằng chanh từ mạng xã hội, cô gái 25 tuổi đã phải chịu đựng cơn ác mộng với làn da sưng đỏ, bỏng rát.
Vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu”: Bệnh nhi 4 tuổi sắp được ra viện

Vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu”: Bệnh nhi 4 tuổi sắp được ra viện

Sau nhiều ngày điều trị, bệnh nhi M.T.A. (4 tuổi), bị xe ba bánh tự chế cán qua người, đã dần hồi phục với tình trạng sức khỏe hiện ổn định.
Những thói quen phổ biến âm thầm hủy hoại cột sống

Những thói quen phổ biến âm thầm hủy hoại cột sống

Đau lưng ngày càng trở thành vấn đề phổ biến ở nhiều lứa tuổi, không chỉ do chấn thương, mà còn bắt nguồn từ những thói quen tưởng chừng vô hại trong sinh hoạt hàng ngày.
Trào lưu chữa bệnh trên mạng, lợi bất cập hại

Trào lưu chữa bệnh trên mạng, lợi bất cập hại

Nhỏ nước chanh vào mắt để “sáng mắt tức thì”, ép ho để “cứu người bị đột quỵ”, uống thuốc nam không rõ nguồn gốc để trị ung thư... là những mẹo chữa bệnh trên mạng được cho là hiệu quả.
Hạt lanh – “vị cứu tinh” tự nhiên cho người bị táo bón

Hạt lanh – “vị cứu tinh” tự nhiên cho người bị táo bón

Táo bón là tình trạng thường gặp trong đời sống hiện đại, đặc biệt ở những người có chế độ ăn thiếu chất xơ và ít vận động.
Vượt qua nguy kịch nhờ điều trị viêm màng não mô cầu kịp thời

Vượt qua nguy kịch nhờ điều trị viêm màng não mô cầu kịp thời

Viêm màng não do não mô cầu là một bệnh nguy hiểm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Người bệnh cấp cứu có phải thanh toán trước?

Người bệnh cấp cứu có phải thanh toán trước?

Vụ yêu cầu người bệnh đóng tiền trước khi cấp cứu gây bức xúc dư luận. Bộ Y tế khẳng định việc này vi phạm quy định về quyền lợi của người bệnh trong tình huống cấp cứu.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động