Trào lưu chữa bệnh trên mạng, lợi bất cập hại

Nhỏ nước chanh vào mắt để “sáng mắt tức thì”, ép ho để “cứu người bị đột quỵ”, uống thuốc nam không rõ nguồn gốc để trị ung thư... là những mẹo chữa bệnh trên mạng được cho là hiệu quả.
Vượt qua nguy kịch nhờ điều trị viêm màng não mô cầu kịp thời Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiến tới miễn viện phí cho toàn dân từ 2030-2035 Hạt lanh – “vị cứu tinh” tự nhiên cho người bị táo bón

Chỉ với một video ngắn hoặc bài đăng bắt mắt, nhiều mẹo chữa bệnh phản khoa học đang lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội, gây ra không ít hệ lụy cho sức khỏe cộng đồng. Từ nhỏ nước chanh vào mắt, uống nước tiểu đến “ho mạnh cứu đột quỵ”, những trào lưu này đang đặt ra cảnh báo nghiêm trọng đối với giới chuyên môn.

Thay vì đến bệnh viện, nhiều người đang hỏi... TikTok, facebook

Với từ khóa như “trị cận thị không cần mổ”, “tẩy trắng mắt tại nhà”, “chữa viêm xoang bằng mẹo dân gian”, người dùng dễ dàng tìm thấy hàng trăm video hướng dẫn với nội dung đơn giản, dễ làm theo. Điều đáng lo ngại là những người lan truyền thường không có chuyên môn y tế, nhưng lại sở hữu tầm ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội.

Nhỏ chanh vào mắt là sai lầm nghiêm trọng gây hại thị lực
Nhỏ chanh vào mắt là sai lầm nghiêm trọng gây hại thị lực.

Gần đây, một video lan truyền mạnh mẽ khuyến khích nhỏ nước chanh nguyên chất vào mắt để “giảm mỏi, sáng mắt ngay lần đầu”. Dưới phần bình luận, không ít người xác nhận đã thử và thấy “hiệu quả”, bất chấp cảnh báo từ các bác sĩ.

Một nhóm Facebook có tên “Chanh liều cao” với hơn 52.000 thành viên liên tục chia sẻ các bài viết hướng dẫn dùng nước chanh để nhỏ mắt, chữa viêm mũi dị ứng, ho, thậm chí là lẹo mắt cho trẻ em. Một số thành viên khẳng định “nhỏ vài ngày là khỏi”, dù chính họ cũng thừa nhận cảm giác “rất xót”.

Theo bác sĩ Phan Bích Hằng (Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Hà Nội): “Chanh chứa vitamin C, acid citric (5-7%), flavonoid và tinh dầu limonene. Những chất này có tính acid và kháng khuẩn nhẹ, phù hợp cho tiêu hóa hoặc chăm sóc da khi dùng đúng cách. Nhưng mắt người có độ pH trung tính (7,4), rất nhạy cảm. Nhỏ nước chanh vào mắt là hành động phản khoa học, có thể gây bỏng rát, viêm giác mạc, tổn thương kết mạc và thậm chí giảm thị lực lâu dài”.

Nguy cơ từ những phương pháp chữa bệnh ‘gia truyền’ và ‘dân gian’ thiếu kiểm chứng

Không dừng ở đó, các bài thuốc “gia truyền” chữa đau dạ dày, tăng đề kháng cũng bị biến tướng thành công cụ trục lợi. Nhiều người sẵn sàng bỏ tiền mua các loại thuốc không rõ nguồn gốc chỉ vì tin vào lời quảng cáo, dẫn tới dị ứng, ngộ độc, thậm chí suy gan, suy thận.

Một trào lưu khác cũng khiến giới chuyên môn lo lắng là “ho mạnh cứu người bị nhồi máu cơ tim”. Theo câu chuyện lan truyền, một phụ nữ kể rằng khi lên cơn đau tim, chồng cô đã giục “ho đi”, và sau đó tình trạng đỡ hơn. Câu chuyện này nhanh chóng được chia sẻ rộng rãi như một “phép màu cấp cứu tại nhà”.

Trào lưu chữa bệnh trên mạng, lợi bất cập hại
Giới chuyên môn cảnh báo phương pháp "ho thật mạnh để chữa đột quỵ" thiếu cơ sở khoa học.

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – cho biết: “Nghiệm pháp ho từng được áp dụng trong can thiệp tim mạch, giúp bệnh nhân duy trì tuần hoàn tạm thời khi có thiết bị theo dõi và bác sĩ giám sát. Nhưng đây không phải biện pháp cấp cứu tại nhà. Không có bằng chứng nào cho thấy việc ho mạnh có thể ‘bắn ra’ cục máu đông như lời đồn”. Ông nhấn mạnh: “Không có phép màu nào thay thế được chăm sóc y tế chuyên sâu. Đừng thần thánh hóa hành động ho, càng không nên ép người bệnh có dấu hiệu nguy hiểm phải ho bằng mọi giá”.

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai – nhận định: “Việc tự chữa bệnh theo lời khuyên trên mạng có thể dẫn tới ngộ độc thuốc, suy gan, suy thận, hoặc làm chậm trễ quá trình điều trị các bệnh nguy hiểm như ung thư, tiểu đường, tim mạch”.

Không chỉ ảnh hưởng về thể chất, việc tiếp xúc liên tục với thông tin y tế sai lệch còn gây hệ lụy tâm lý. “Có người lo lắng quá mức, tự nghĩ mình mắc bệnh nặng; ngược lại, một số khác lại quá chủ quan, chậm trễ đi khám. Tự chữa bệnh tại nhà, thiếu hiểu biết và dễ bị thuyết phục bởi trải nghiệm cá nhân khiến nhiều người bị cuốn theo. Khi thấy có người nói rằng họ khỏi bệnh nhờ một mẹo dân gian nào đó, người khác dễ tin và làm theo vì nghĩ ‘thử cũng không mất gì’” – TS Nguyên chia sẻ.

Hãy để bác sĩ thật chữa bệnh, không phải “bác sĩ mạng”

Các chuyên gia liên tục khuyến cáo người dân cần tỉnh táo trước các thông tin y tế trên không gian mạng. Khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, người bệnh nên đến khám tại các cơ sở y tế thay vì nghe theo “mẹo chữa bệnh” lan truyền.

Mỗi lượt chia sẻ thiếu kiểm chứng không chỉ khiến thông tin sai lệch tiếp tục lan rộng, mà còn góp phần đẩy nhiều người vào nguy cơ tổn hại sức khỏe.

“Không có phép màu nào thay thế được chăm sóc y tế chuyên sâu” – đó là thông điệp mà giới chuyên môn muốn nhấn mạnh trong thời đại mà mạng xã hội đang len lỏi vào từng quyết định về sức khỏe của mỗi người.

Lòng se điếu: Món ngon hiếm hay chiêu trò thực phẩm giả? Lòng se điếu: Món ngon hiếm hay chiêu trò thực phẩm giả?
Mối nguy hại cho sức khỏe từ món lòng se điếu Mối nguy hại cho sức khỏe từ món lòng se điếu
Thanh Hóa rà soát, giám sát hàng trăm cơ sở kinh doanh dược phẩm, thực phẩm, sữa Thanh Hóa rà soát, giám sát hàng trăm cơ sở kinh doanh dược phẩm, thực phẩm, sữa
Mạnh Quỳnh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Từ 1/7 việc khám chữa bệnh thuận tiện hơn, quyền lợi BHYT rộng hơn

Từ 1/7 việc khám chữa bệnh thuận tiện hơn, quyền lợi BHYT rộng hơn

Từ ngày 1/7/2025, Luật BHYT sửa đổi chính thức có hiệu lực, mang đến hàng loạt chính sách thuận lợi cho người dân và nhóm yếu thế trong xã hội.
Mất thính lực do tiếng ồn: Nguy cơ âm thầm bạn không nên bỏ qua

Mất thính lực do tiếng ồn: Nguy cơ âm thầm bạn không nên bỏ qua

Mất thính lực do tiếng ồn là dạng điếc mắc phải phổ biến thứ hai sau lão hóa. Tiếng ồn lớn không chỉ làm tổn thương tai trong mà còn gây ảnh hưởng toàn cơ thể nếu không được phòng ngừa đúng cách.
Uống nước lạnh ngày nắng nóng: Cẩn thận nếu bạn thuộc nhóm này

Uống nước lạnh ngày nắng nóng: Cẩn thận nếu bạn thuộc nhóm này

Nước lạnh có thể mang lại cảm giác sảng khoái tức thì trong những ngày oi bức. Tuy nhiên, với một số người, thói quen này tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Rau bí – món ngon dân dã, thực phẩm vàng cho sức khỏe

Rau bí – món ngon dân dã, thực phẩm vàng cho sức khỏe

Không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày, rau bí còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ giá trị dinh dưỡng cao,
Cảnh giác với thực phẩm khiến bệnh zona thần kinh nặng hơn

Cảnh giác với thực phẩm khiến bệnh zona thần kinh nặng hơn

Zona thần kinh không chỉ gây đau đớn mà còn dễ để lại biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Bên cạnh khám bệnh, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh.
Chảy máu cam: Làm sao để xử lý nhanh và đúng cách tại nhà?

Chảy máu cam: Làm sao để xử lý nhanh và đúng cách tại nhà?

Không ít người lúng túng khi gặp tình huống chảy máu mũi bất ngờ. Một vài thao tác đơn giản tại chỗ có thể giúp cầm máu hiệu quả, tránh những rủi ro không đáng có.
Chuyên gia cảnh báo: Mỹ phẩm giả không chỉ phá hủy làn da mà còn đầu độc cơ thể

Chuyên gia cảnh báo: Mỹ phẩm giả không chỉ phá hủy làn da mà còn đầu độc cơ thể

Mỹ phẩm giả không chỉ làm hỏng da mà còn âm thầm tàn phá cơ thể – cảnh báo từ chuyên gia da liễu sau loạt vụ thu giữ hàng tấn sản phẩm trôi nổi.
Giảm tê bì chân tay tại nhà: Những phương pháp đơn giản, hiệu quả

Giảm tê bì chân tay tại nhà: Những phương pháp đơn giản, hiệu quả

Tê bì chân tay là cảm giác mất cảm giác, ngứa ran hoặc cảm giác như kim châm ở các chi. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cơ thể nhưng phổ biến nhất là ở tay và chân.
Những cách tự nhiên giúp bổ sung vitamin D hiệu quả

Những cách tự nhiên giúp bổ sung vitamin D hiệu quả

Bổ sung vitamin D không khó nếu bạn biết tận dụng đúng nguồn từ thiên nhiên. Tắm nắng hợp lý, ăn uống khoa học và kết hợp dưỡng chất phù hợp sẽ giúp cơ thể hấp thu vitamin D tối ưu.
Thói quen thường ngày âm thầm “nuôi dưỡng” gàu

Thói quen thường ngày âm thầm “nuôi dưỡng” gàu

Gàu không chỉ do cơ địa hay thời tiết mà còn xuất phát từ những thói quen tưởng chừng vô hại như gội đầu sai cách, dùng mỹ phẩm tóc thường xuyên, ăn uống thiếu dưỡng chất…
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động