Bé gái 8 tuổi nguy kịch vì sởi, hai lá phổi trắng xóa

Bác sĩ ghi nhận bệnh nhi nhập viện muộn, nhiễm khuẩn nghiêm trọng, phổi trắng xóa trên X-quang là ca sởi biến chứng nặng.
Thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi trong tuần qua Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi Dịch sởi chưa giảm nhiệt, ca sốt xuất huyết và tay chân miệng gia tăng

Ngày 8/5, Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc tiếp nhận một bệnh nhi 8 tuổi trong tình trạng sốt cao, ho, nổi ban, khó thở và nhanh chóng rơi vào sốc nặng.

Các bác sĩ cho biết chỉ số nhiễm khuẩn máu (PCT) của bé tăng đột biến lên mức 234 – vượt xa ngưỡng thông thường (dưới 0,05) và cảnh báo nhiễm khuẩn nặng (từ 4 trở lên).

X-quang cho thấy hai lá phổi của bệnh nhi trắng xóa. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
X-quang cho thấy hai lá phổi của bé trắng xóa. Ảnh: BVCC

Kết quả chụp X-quang cho thấy hai lá phổi của bé trắng xóa, biểu hiện rõ của hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), một biến chứng nguy hiểm thường gặp ở bệnh nhân sởi thể nặng.

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Thảo, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, đây là một trong những ca bệnh đặc biệt nghiêm trọng do đến viện muộn, khiến tình trạng tiến triển nhanh chóng và đe dọa tính mạng.

Bé gái được cấp cứu tích cực bằng thở máy thông số cao, phối hợp hai loại thuốc vận mạch liều cao để duy trì huyết áp, đồng thời điều trị suy gan, rối loạn đông máu, tăng áp phổi và mất cân bằng nước - điện giải. Sau một tuần điều trị tích cực, sức khỏe bệnh nhi đã dần ổn định.

Nguy cơ bùng phát dịch sởi và lời cảnh báo từ chuyên gia

Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), bệnh sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh, được xếp vào nhóm B – tức là có khả năng gây thành dịch và dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Trẻ nhỏ chưa tiêm vaccine đầy đủ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Sởi chủ yếu lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng của người bệnh khi họ ho, hắt hơi, hoặc qua vật dụng nhiễm khuẩn.

Bệnh thường bắt đầu với các biểu hiện như sốt, viêm long hô hấp, phát ban và có thể gây biến chứng nặng như viêm phổi, tiêu chảy cấp, viêm não, viêm loét giác mạc dẫn đến mù lòa, thậm chí tử vong.

Tiêm vaccine là "lá chắn" quan trọng nhất

Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần chủ động đưa trẻ đến trạm y tế để tiêm vaccine phòng sởi theo đúng lịch. Ngoài ra, cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên, vệ sinh không gian sống, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người có dấu hiệu nghi nhiễm bệnh.

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu như sốt, phát ban, ho hoặc chảy nước mũi kéo dài, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng đáng tiếc như trường hợp bé gái tại Vĩnh Phúc.

Đà Nẵng ghi nhận 300 trường hợp từ chối tiêm vắc xin sởi Đà Nẵng ghi nhận 300 trường hợp từ chối tiêm vắc xin sởi
Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025 Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025
Cả nước đã có 8 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi Cả nước đã có 8 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Trị mụn bằng chanh: Hậu quả đáng sợ sau khi thử "mẹo" trên mạng

Trị mụn bằng chanh: Hậu quả đáng sợ sau khi thử "mẹo" trên mạng

Chỉ vì tin vào một mẹo trị mụn bằng chanh từ mạng xã hội, cô gái 25 tuổi đã phải chịu đựng cơn ác mộng với làn da sưng đỏ, bỏng rát.
Vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu”: Bệnh nhi 4 tuổi sắp được ra viện

Vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu”: Bệnh nhi 4 tuổi sắp được ra viện

Sau nhiều ngày điều trị, bệnh nhi M.T.A. (4 tuổi), bị xe ba bánh tự chế cán qua người, đã dần hồi phục với tình trạng sức khỏe hiện ổn định.
Những thói quen phổ biến âm thầm hủy hoại cột sống

Những thói quen phổ biến âm thầm hủy hoại cột sống

Đau lưng ngày càng trở thành vấn đề phổ biến ở nhiều lứa tuổi, không chỉ do chấn thương, mà còn bắt nguồn từ những thói quen tưởng chừng vô hại trong sinh hoạt hàng ngày.
Trào lưu chữa bệnh trên mạng, lợi bất cập hại

Trào lưu chữa bệnh trên mạng, lợi bất cập hại

Nhỏ nước chanh vào mắt để “sáng mắt tức thì”, ép ho để “cứu người bị đột quỵ”, uống thuốc nam không rõ nguồn gốc để trị ung thư... là những mẹo chữa bệnh trên mạng được cho là hiệu quả.
Hạt lanh – “vị cứu tinh” tự nhiên cho người bị táo bón

Hạt lanh – “vị cứu tinh” tự nhiên cho người bị táo bón

Táo bón là tình trạng thường gặp trong đời sống hiện đại, đặc biệt ở những người có chế độ ăn thiếu chất xơ và ít vận động.
Vượt qua nguy kịch nhờ điều trị viêm màng não mô cầu kịp thời

Vượt qua nguy kịch nhờ điều trị viêm màng não mô cầu kịp thời

Viêm màng não do não mô cầu là một bệnh nguy hiểm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Người bệnh cấp cứu có phải thanh toán trước?

Người bệnh cấp cứu có phải thanh toán trước?

Vụ yêu cầu người bệnh đóng tiền trước khi cấp cứu gây bức xúc dư luận. Bộ Y tế khẳng định việc này vi phạm quy định về quyền lợi của người bệnh trong tình huống cấp cứu.
Mối nguy hại cho sức khỏe từ món lòng se điếu

Mối nguy hại cho sức khỏe từ món lòng se điếu

Được săn lùng như “đặc sản hiếm có”, lòng se điếu có giá lên tới vài triệu đồng mỗi kg khiến nhiều người không tiếc tiền để thưởng thức. Thế nhưng, phía sau vị béo giòn đầy mê hoặc ấy lại là những cảnh báo lạnh gáy từ chuyên gia về các nguy cơ tiềm ẩn với sức khỏe – đặc biệt với những ai thường xuyên sử dụng.
Bộ trưởng Y tế thăm bé trai vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu”

Bộ trưởng Y tế thăm bé trai vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu”

Sáng 5/5, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan đã đến Bệnh viện Nhi Trung ương thăm bệnh nhi M.T.A từng bị xe ba bánh tự chế chèn qua người. Bé đang điều trị tại khoa Hồi sức ngoại khoa.
Chuyên gia dinh dưỡng lưu ý gì khi ăn sáng tại nhà?

Chuyên gia dinh dưỡng lưu ý gì khi ăn sáng tại nhà?

Bữa sáng tốt cho sức khỏe, nhưng nên chọn tiện lợi ngoài hàng hay tự nấu tại nhà thì đâu mới là quyết định tốt nhất cho bạn?
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động