Bộ Y tế kêu gọi hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, tăng vận động vì tương lai thế hệ trẻ
Tại chương trình Ngày Dinh dưỡng Cộng đồng Việt Nam lần 4, do báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức, diễn ra ở TPHCM ngày 11/4, Giáo sư Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, dinh dưỡng khoa học không chỉ phòng bệnh mà còn là chìa khóa cho sự phát triển bền vững.
![]() |
Giáo sư Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại chương trình Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4. |
Trái lại, tại các đô thị lớn như TP.HCM và Hà Nội, xu hướng thừa cân, béo phì đang gia tăng nhanh chóng, đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên. Tỷ lệ trẻ từ 5 đến 19 tuổi bị thừa cân, béo phì đã tăng hơn gấp đôi trong vòng một thập kỷ – từ 8,5% năm 2010 lên gần 19% vào năm 2020. Đáng lo ngại hơn, tại TP.HCM, con số này đã vượt mốc 20%, phản ánh xu hướng sống ít vận động, tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn và đồ uống có đường.
Hiện có khoảng 25% người trưởng thành tại Việt Nam đang trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì – một yếu tố nguy cơ cao dẫn đến các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao. "Đây là những con số đáng báo động vì nó kéo theo nguy cơ gia tăng các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, thậm chí cả ung thư", Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cảnh báo.
Theo Thứ trưởng Thuấn, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là sự gia tăng tiêu thụ thực phẩm công nghiệp, đồ ăn nhanh, nước ngọt có đường ở giới trẻ, trong khi hoạt động thể lực lại bị xem nhẹ. Ông nhấn mạnh, đây là vấn đề đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ, không chỉ ở tầm chính sách mà còn trong từng gia đình, từng cộng đồng.
![]() |
Béo phì gây ra nhiều bệnh lý đi kèm (Ảnh: Hoàng Lê). |
Trước thực trạng đó, Bộ Y tế đã triển khai nhiều chương trình và chiến dịch để cải thiện dinh dưỡng và nâng cao nhận thức cộng đồng. Trong đó, tuần lễ “Dinh dưỡng và Phát triển” được tổ chức hằng năm nhằm hưởng ứng Ngày Lương thực Thế giới, lan tỏa thông điệp về chế độ ăn uống hợp lý kết hợp vận động thể chất khoa học.
Chương trình “Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời” cũng đang được đẩy mạnh, hướng tới việc chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ nhỏ trong giai đoạn quan trọng nhất của sự phát triển. Song song đó, Bộ Y tế đã ban hành bộ tài liệu "10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030", kêu gọi người dân ăn đa dạng thực phẩm, giảm tiêu thụ đường, muối, chất béo bão hòa, hạn chế đồ chiên rán, và duy trì lối sống tích cực.
Thứ trưởng Thuấn khuyến cáo người dân: hãy hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt có đường, đồng thời tăng cường vận động thể lực và áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh như một biện pháp thiết yếu để phòng ngừa bệnh tật, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Lãnh đạo Bộ Y tế cũng nhấn mạnh rằng, dinh dưỡng không chỉ là nền tảng sức khỏe cá nhân mà còn là yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng dân số, thúc đẩy sự phát triển bền vững của quốc gia. Trong buổi làm việc với Bộ Y tế hồi tháng 2/2025 và bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình", Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh vai trò cốt lõi của dinh dưỡng trong việc cải thiện tầm vóc, thể lực, trí tuệ người Việt, phục vụ mục tiêu phát triển toàn diện và bền vững đất nước.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Ăn giá đỗ đúng cách, hấp thu canxi còn hiệu quả hơn cả cá

Cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức chỉ được xếp ngang "tuyến huyện"?

Phô mai: Thực phẩm béo nhưng không hề xấu

Ung thư thực quản: Sát thủ âm thầm với 10 dấu hiệu dễ bị bỏ qua

Chuối có thực sự hỗ trợ giảm cân?

Thức dậy với cảm giác đau nhức có thể là do các thói quen thường ngày

Nguy cơ biến chứng nặng từ điều trị zona thần kinh sai cách

Bé gái 8 tuổi nguy kịch vì sởi, hai lá phổi trắng xóa

Gần một nửa người trưởng thành Việt Nam có cholesterol cao
