Ăn vải sai cách gây hạ đường huyết?

Vải xanh chứa độc tố có thể gây hạ đường huyết và các biến chứng nghiêm trọng. Chuyên gia khuyến cáo không nên ăn vải chưa chín để bảo vệ sức khỏe.
5 loại quả có đầy ở góc vườn quê, thế giới thì ca ngợi mà có loại người Việt ngó lơ Một số bài thuốc chữa bệnh từ quả vải Người bệnh tiểu đường nên ăn mấy quả vải một ngày?

Quả vải không chỉ ngon miệng mà còn chứa nhiều dưỡng chất quý giá. Tuy nhiên, nếu ăn sai cách, vải có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là khi ăn lúc đói hoặc vải chưa chín. Thạc sĩ Lê Hồng Dũng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đưa ra lời khuyên để sử dụng vải an toàn, bảo vệ sức khỏe của bạn.

Ăn vải sai cách gây hạ đường huyết?
Nếu ăn sai cách, vải có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là khi ăn lúc đói hoặc vải chưa chín.

Quả vải, hay còn gọi là lệ chi trong y học cổ truyền, là loại trái cây nhiệt đới phổ biến vào mùa hè, được ưa chuộng không chỉ vì vị ngọt thanh mát mà còn nhờ giá trị dinh dưỡng cao.

Theo nghiên cứu, 100g cùi vải chứa khoảng 16,5g đường, 71,5mg vitamin C (tương đương với một quả cam), cùng các vitamin nhóm B như B1, B2, B6, niacin, folate, và các khoáng chất quan trọng như kali (171mg), magiê (10mg), đồng (148mcg), selen (0,6mcg). Ngoài ra, vải còn chứa polyphenol và anthocyanin, là những hợp chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa và duy trì độ đàn hồi của da.

Nguy cơ khi ăn vải không đúng cách

Mặc dù vải mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng việc tiêu thụ không đúng cách có thể gây nguy hiểm. Nghiên cứu tại Ấn Độ đã chỉ ra rằng việc ăn vải khi đói, đặc biệt là vải chưa chín hoặc vải xanh, có thể dẫn đến hạ đường huyết cấp tính và bệnh não cấp tính, với tỷ lệ tử vong cao.

Cụ thể, trong một đợt bùng phát ở Muzaffarpur vào năm 2014, 390 trẻ em mắc bệnh, trong đó 122 trường hợp tử vong. Các nhà khoa học phát hiện ra hai chất độc là hypoglycin A và methylene cyclopropyl glycine (MCPG) có trong vải chưa chín, gây ức chế chuyển hóa axit béo thành glucose, dẫn đến hạ đường huyết nghiêm trọng.

Hàm lượng các chất này trong vải chưa chín cao gấp 2-3 lần so với vải chín. Khi kết hợp với việc nhịn ăn bữa tối, nguy cơ mắc bệnh càng tăng cao, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng.

Lưu ý khi sử dụng quả vải

Để đảm bảo an toàn khi tiêu thụ vải, Thạc sĩ Lê Hồng Dũng khuyến cáo cần lưu ý:

Các chất độc trong vải chưa chín có thể gây hạ đường huyết nghiêm trọng.
Các chất độc trong vải chưa chín có thể gây hạ đường huyết nghiêm trọng.

Không ăn vải chưa chín hoặc vải xanh: Các chất độc trong vải chưa chín có thể gây hạ đường huyết nghiêm trọng.

Không ăn vải khi đói: Nên ăn vải sau khi đã ăn bữa chính để tránh nguy cơ hạ đường huyết.

Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ: Trẻ em và người suy dinh dưỡng cần được cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng để tránh nguy cơ mắc bệnh.

Cảnh giác với triệu chứng hạ đường huyết: Nếu có dấu hiệu như mệt mỏi, chóng mặt, cần nhanh chóng cung cấp đường glucose để phòng ngừa nguy hiểm.

Quả vải là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng và ngon miệng, nhưng cần sử dụng đúng cách để tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe và tránh các rủi ro tiềm ẩn. Việc nâng cao nhận thức cộng đồng về cách sử dụng vải an toàn là rất quan trọng, đặc biệt là ở các vùng trồng vải lớn như Bắc Giang, Hải Dương và Hưng Yên, nơi người dân cần được trang bị kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình.

Lâu nay mít-dứa-vải chịu “tiếng ác” khiến nhiều người nhịn ăn trong mùa hè vì sợ nóng, sự thật thế nào? Lâu nay mít-dứa-vải chịu “tiếng ác” khiến nhiều người nhịn ăn trong mùa hè vì sợ nóng, sự thật thế nào?
5 món ăn giải khát ngon miễn chê từ quả vải 5 món ăn giải khát ngon miễn chê từ quả vải
Loại hạt tưởng là “rác” bỏ đi, hoá ra lại cực kì tốt cho sức khỏe Loại hạt tưởng là “rác” bỏ đi, hoá ra lại cực kì tốt cho sức khỏe
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Trào lưu chữa bệnh trên mạng, lợi bất cập hại

Trào lưu chữa bệnh trên mạng, lợi bất cập hại

Nhỏ nước chanh vào mắt để “sáng mắt tức thì”, ép ho để “cứu người bị đột quỵ”, uống thuốc nam không rõ nguồn gốc để trị ung thư... là những mẹo chữa bệnh trên mạng được cho là hiệu quả.
Hạt lanh – “vị cứu tinh” tự nhiên cho người bị táo bón

Hạt lanh – “vị cứu tinh” tự nhiên cho người bị táo bón

Táo bón là tình trạng thường gặp trong đời sống hiện đại, đặc biệt ở những người có chế độ ăn thiếu chất xơ và ít vận động.
Vượt qua nguy kịch nhờ điều trị viêm màng não mô cầu kịp thời

Vượt qua nguy kịch nhờ điều trị viêm màng não mô cầu kịp thời

Viêm màng não do não mô cầu là một bệnh nguy hiểm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Người bệnh cấp cứu có phải thanh toán trước?

Người bệnh cấp cứu có phải thanh toán trước?

Vụ yêu cầu người bệnh đóng tiền trước khi cấp cứu gây bức xúc dư luận. Bộ Y tế khẳng định việc này vi phạm quy định về quyền lợi của người bệnh trong tình huống cấp cứu.
Mối nguy hại cho sức khỏe từ món lòng se điếu

Mối nguy hại cho sức khỏe từ món lòng se điếu

Được săn lùng như “đặc sản hiếm có”, lòng se điếu có giá lên tới vài triệu đồng mỗi kg khiến nhiều người không tiếc tiền để thưởng thức. Thế nhưng, phía sau vị béo giòn đầy mê hoặc ấy lại là những cảnh báo lạnh gáy từ chuyên gia về các nguy cơ tiềm ẩn với sức khỏe – đặc biệt với những ai thường xuyên sử dụng.
Bộ trưởng Y tế thăm bé trai vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu”

Bộ trưởng Y tế thăm bé trai vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu”

Sáng 5/5, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan đã đến Bệnh viện Nhi Trung ương thăm bệnh nhi M.T.A từng bị xe ba bánh tự chế chèn qua người. Bé đang điều trị tại khoa Hồi sức ngoại khoa.
Chuyên gia dinh dưỡng lưu ý gì khi ăn sáng tại nhà?

Chuyên gia dinh dưỡng lưu ý gì khi ăn sáng tại nhà?

Bữa sáng tốt cho sức khỏe, nhưng nên chọn tiện lợi ngoài hàng hay tự nấu tại nhà thì đâu mới là quyết định tốt nhất cho bạn?
Vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu” ở Nam Định: Tạm đình chỉ một số nhân viên y tế

Vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu” ở Nam Định: Tạm đình chỉ một số nhân viên y tế

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã tạm đình chỉ một số nhân viên y tế để xác minh, làm rõ vụ việc người dân phản ánh bị yêu cầu "đóng đủ tiền mới được cấp cứu" cho cháu bé gặp tai nạn giao thông.
Bé trai trong vụ "đóng đủ tiền mới được cấp cứu” đã cai được máy thở

Bé trai trong vụ "đóng đủ tiền mới được cấp cứu” đã cai được máy thở

Bé trai 4 tuổi ở Nam Định trong vụ việc liên quan đến phản ánh "nộp đủ tiền mới được cấp cứu" hiện đã cai được máy thở và có dấu hiệu tỉnh táo hơ.
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ “đóng đủ tiền mới được cấp cứu”

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ “đóng đủ tiền mới được cấp cứu”

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế tỉnh Nam Định rà soát quy trình cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh sau khi có phản ánh yêu cầu đóng đủ viện phí trước khi điều trị cho trẻ bị tai nạn giao thông.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động