Nguy cơ biến chứng nặng từ điều trị zona thần kinh sai cách
Gần một nửa người trưởng thành Việt Nam có cholesterol cao Thu hồi 3 thực phẩm bảo vệ sức khỏe do vi phạm an toàn thực phẩm Bé gái 8 tuổi nguy kịch vì sởi, hai lá phổi trắng xóa |
Bệnh viện Da liễu TP.HCM thời gian gần đây ghi nhận nhiều ca nhập viện do người dân tự ý điều trị zona thần kinh bằng mẹo dân gian, dẫn đến nhiễm trùng và biến chứng nặng. Trường hợp của ông T.V.S (70 tuổi, Long An) là một ví dụ điển hình.
![]() |
Zona thần kinh. (Ảnh minh họa) |
Sau khi nghe người quen “mách nước” đi “vẽ khoán” bằng nhang và mực tàu, vùng da bị zona của ông không những không lành mà còn bị nhiễm trùng, mụn nước chuyển thành mủ, sốt cao kéo dài, buộc phải nhập viện điều trị tích cực.
Theo bác sĩ Nguyễn Vũ Hoàng – Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu TP.HCM, mỗi năm bệnh viện tiếp nhận gần 10.000 ca zona thần kinh.
Trong đó, nhiều người nhập viện trong tình trạng nặng do dùng mẹo dân gian như đắp lá, bôi dầu mù u, hoặc trì hoãn việc điều trị bằng thuốc. “Việc dùng lá cây, bôi dầu mù u hay các biện pháp dân gian không tiêu diệt được virus mà còn dễ gây viêm mô tế bào, để lại sẹo hoặc đau dây thần kinh kéo dài” – ông cảnh báo.
Trong khi đó, y học hiện đại đã có phác đồ điều trị zona rõ ràng với thuốc kháng virus, giảm đau và chăm sóc da. Nếu điều trị trong vòng 72 giờ từ khi phát bệnh, khả năng phục hồi cao và ít biến chứng.
Tại miền Bắc, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng liên tục tiếp nhận các ca zona biến chứng ở người lớn tuổi. Ông N.C.X (77 tuổi, Hà Nội) tự uống thuốc tại nhà khi phát hiện mụn nước ở vùng bụng và thắt lưng.
![]() |
Bác sĩ thăm khám cho người bệnh. (Ảnh minh họa) |
Tuy nhiên, bệnh không cải thiện mà còn kèm theo đau thần kinh, trong bối cảnh ông đang có bệnh gout mạn tính. Một trường hợp khác là bà H.T.P (73 tuổi), nghe theo mẹo dân gian đắp đậu xanh lên vùng sườn khi bị đau rát và nổi mụn nước.
Kết quả, tình trạng lan rộng, đau nhức kéo dài khiến bà mất ngủ, suy nhược và tổn thương da nặng. Cả hai bệnh nhân sau đó được điều trị nội trú bằng thuốc kháng virus Acyclovir, thuốc giảm đau và kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Sau một tuần điều trị tích cực, tình trạng mới dần cải thiện.
Theo TS.BS Vũ Minh Điền – Phó Trưởng khoa Nội tổng hợp, zona là do virus Herpes Zoster gây ra, thường biểu hiện ở vùng eo, lưng hoặc sườn, đi theo đường dây thần kinh.
Đặc biệt ở người cao tuổi, biến chứng sau zona như đau dây thần kinh hậu zona có thể kéo dài hàng tháng đến cả năm, làm giảm chất lượng sống và suy giảm miễn dịch.
Virus gây zona có thể tiềm ẩn hàng chục năm trong cơ thể người từng mắc thủy đậu và tái kích hoạt khi hệ miễn dịch suy yếu. Bệnh không lây từ người sang người, nhưng nếu không điều trị đúng cách có thể gây tổn thương mắt, liệt mặt, viêm não – tủy, thậm chí đột quỵ.
Theo Tạp chí Healthline và khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), zona cũng liên quan đến tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt nếu virus tấn công vùng đầu hoặc mắt.
PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên – Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho biết: “Cứ 3 người lớn sẽ có 1 người bị zona. Hơn 90% người trên 50 tuổi mang virus thủy đậu tiềm ẩn, dễ tái kích hoạt thành zona”.
Ngoài biến chứng thần kinh, zona còn ảnh hưởng đến hệ tim mạch, làm tăng nguy cơ tử vong ở người có bệnh nền.
Bà cũng nhấn mạnh vai trò của phòng bệnh: kết hợp rèn luyện thể chất, kiểm soát bệnh mạn tính, giảm stress và đặc biệt là tiêm phòng vaccine zona. “Chủ động phòng ngừa không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn góp phần giảm tải cho hệ thống y tế” – bà nhấn mạnh.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Trị mụn bằng chanh: Hậu quả đáng sợ sau khi thử "mẹo" trên mạng

Vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu”: Bệnh nhi 4 tuổi sắp được ra viện

Những thói quen phổ biến âm thầm hủy hoại cột sống

Trào lưu chữa bệnh trên mạng, lợi bất cập hại

Hạt lanh – “vị cứu tinh” tự nhiên cho người bị táo bón

Vượt qua nguy kịch nhờ điều trị viêm màng não mô cầu kịp thời

Người bệnh cấp cứu có phải thanh toán trước?

Mối nguy hại cho sức khỏe từ món lòng se điếu

Bộ trưởng Y tế thăm bé trai vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu”
