Rước họa từ việc thiếu “kiến thức” mỹ phẩm

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các loại mỹ phẩm chúng ta sử dụng hằng ngày chứa rất nhiều hóa chất độc hại như triclosan, chì hay chất bảo quản (paraben). Chúng tiềm ẩn đầy nguy cơ bệnh tật và rất dễ gây dị ứng, thậm chí có thể dẫn đến nhiều loại ung thư.
Cảnh báo việc sử dụng giấy tờ giả mạo để quảng cáo bán sản phẩm Thyroid Medication TP. HCM: Sở Y tế thông tin về trường hợp biến chứng sau khi phẫu thuật thẩm mỹ hút mỡ tại Bệnh viện thẩm mỹ Đông Á Bộ Y tế quyết định thu hồi giấy đăng ký lưu hành của 13 loại thuốc
Rước họa từ việc thiếu “kiến thức” mỹ phẩm

Tiềm ẩn bệnh tật từ chất Paraben

Paraben là chất bảo quản có tính kháng khuẩn, kháng nấm, dùng để ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn và hạn chế phân huỷ của các thành phần trong mỹ phẩm dẫn đến giảm hiệu quả của sản phẩm. Vì thế Paraben có mặt ở nhiều sản phẩm đòi hỏi sự bảo quản trong thời gian dài. Tuy vậy, không phải mọi chất Paraben đều được phép sử dụng như chất bảo quản trong mỹ phẩm.

Thực tế, đã có nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện trên thế giới chứng minh Paraben là chất gây hại cho sức khỏe con người. Paraben được cho là có thể phá vỡ nội tiết tố trong cơ thể và gây hại cho khả năng sinh sản và cơ quan sinh sản, ảnh hưởng đến kết quả sinh nở và tăng nguy cơ ung thư. Chúng cũng có thể gây kích ứng da.

Do khả năng gây rối loạn nội tiết và gây hại cho khả năng sinh sản của nam giới và nữ giới đã được ghi nhận, cùng với khả năng phơi nhiễm lặp đi lặp lại suốt đời, các nhà khoa học cho rằng không nên sử dụng paraben chuỗi dài (isobutyl-, isopropyl-, Pentylparaben…) trong chăm sóc cá nhân hoặc sản phẩm làm đẹp. Hơn nữa, vẫn có nhiều lựa chọn bảo quản tốt cho sức khỏe khác thay vì các hóa chất này.

Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, Nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ về chất Paraben trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm: “Paraben là chất không được sử dụng trong thực phẩm, không được sử dụng làm phụ gia thực phẩm hay chất bảo quản trong thực phẩm, theo quy định của Bộ Y tế.

Do vậy 5 chất paraben bị cấm nói riêng nêu trên và các dẫn xuất khác của paraben không được Bộ Y tế chấp thuận thì không được phép có mặt trong các sản phẩm thực phẩm.”

Rước họa từ việc thiếu “kiến thức” mỹ phẩm

Nên là người tiêu dùng thông thái

Tại kỳ họp thứ 21, Hội đồng Mỹ phẩm đã họp thông qua quyết định cấm sự dụng 5 loại paraben trong sản phẩm Mỹ phẩm, cụ thể là: Isopropylparaben và muối của nó; Isobutylparaben và muối của nó; Phenylparaben; Benzylparaben; và Pentylparaben. Các thành phần này được đưa vào phụ lục II (phụ lục các chất cấm sử dụng trong Mỹ phẩm).

Một số chất paraben được phép dùng như chất bảo quản trong sản phẩm mỹ phẩm với nồng độ theo quy định tại Phụ Lục VI của Nghị định ASEAN, cụ thể là các Paraben (Natri, Kali, Canxi); Methylparaben và các muối của nó (Natri, Kali); Ethylparapen và các muối Natri, Kali của nó; Butylparaben và các muối natri, kali của nó, Propylparaben và các muối Natri, Kali của nó, được phép dùng riêng lẻ với nồng độ tối đa 0,14% (tính theo acid), và dạng hỗn hợp các paraben với tổng nồng độ tối đa là 0,8% (tính theo acid).

Rước họa từ việc thiếu “kiến thức” mỹ phẩm

Theo Hiệp hội Tinh dầu, Hương liệu, Mỹ phẩm Việt Nam cho hay: Quy định ghi nhãn Mỹ phẩm cũng là một nội dung có quy định trong ACD và Việt Nam áp dụng hoàn toàn theo quy định này. Theo đó, tất cả các thành phần dùng trong công thức Mỹ phẩm phải được liệt kê trên nhãn sản phẩm mỹ phẩm theo thứ tự giảm dần về hàm lượng nhưng không cần thiết công bố tỉ lệ % trên nhãn. Tỉ lệ % của các thành phần có quy định giới hạn hàm lượng sẽ được kê khai trong phiếu công bố sản phẩm Mỹ phẩm doanh nghiệp nộp cho Cơ quan y tế trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Ngoài ra, Hiệp hội Tinh dầu, Hương liệu và Mỹ phẩm Việt Nam hợp tác chặt chẽ với phòng Mỹ phẩm, Cục Quản lý dược Việt nam trong việc truyền tải các quy định về sản xuất, nhập khẩu, lưu hành Mỹ phẩm cho các doanh nghiệp Mỹ phẩm để bảo đảm các doanh nghiệp thành viên luôn có đủ các thông tin về quy định nhằm hỗ trợ cho việc tuân thủ các quy định về Mỹ phẩm. Hiệp hội luôn cố gắng nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên trong việc tuân thủ quy định và đưa ra thị trường các sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Theo Công văn số 6577/QLD-MP ngày 13/04/2015 của Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế:

05 paraben (Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben) được bổ sung vào Annex II (các chất không được dùng trong mỹ phẩm).

Thời hạn áp dụng quy định đối với 05 paraben nêu trên: Các sản phẩm sản xuất trong nước, nhập khẩu có chứa các thành phần này chỉ được phép lưu hành trên thị trường đến hết ngày 30/7/2015.

Các chất bảo quản Methylisothiazolinone (MIT) và hỗn hợp Methylchlorothiazolinone với Methylisothiazolinone (MCT + MIT) (tham chiếu 39, 57 Annex V): Hỗn hợp MCT + MIT theo tỷ lệ 3:1 chỉ được sử dụng trong các sản phẩm rửa sạch (rinse-off products) với nồng độ không quá 0,0015%; Hỗn hợp MCT + MIT theo tỷ lệ 3:1 và có thêm MIT thì không được sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm.

Bộ Y tế xử phạt Công ty Dược phẩm Quang Minh 100 triệu đồng Bộ Y tế xử phạt Công ty Dược phẩm Quang Minh 100 triệu đồng
Dược phẩm Trung ương Vidipha bị xử phạt 140 triệu đồng do có nhiều vi phạm đến thuốc Dược phẩm Trung ương Vidipha bị xử phạt 140 triệu đồng do có nhiều vi phạm đến thuốc
Liên tục mắc sai phạm, Bệnh viện Thẩm mỹ Korean Star – Sao Hàn bị đình chỉ 18 tháng Liên tục mắc sai phạm, Bệnh viện Thẩm mỹ Korean Star – Sao Hàn bị đình chỉ 18 tháng
Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát hoạt động quảng cáo kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát hoạt động quảng cáo kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh
Tăng cường phòng các bệnh mùa hè có thể bùng phát thành dịch lớn Tăng cường phòng các bệnh mùa hè có thể bùng phát thành dịch lớn
TP. HCM: Thanh tra Sở Y tế tiến hành xác minh vụ bị tai biến sau phẫu thuật thẩm mỹ TP. HCM: Thanh tra Sở Y tế tiến hành xác minh vụ bị tai biến sau phẫu thuật thẩm mỹ
Tăng cường phòng chống dịch tay chân miệng tại các địa phương Tăng cường phòng chống dịch tay chân miệng tại các địa phương
Bùi Huyền

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành

Quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành

Ngày 18/9/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 23/2023/QĐ-TTg về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành.
Rà soát lại toàn bộ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng

Rà soát lại toàn bộ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 382/TB-VPCP ngày 16/9/2023 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm.
Loại cây xưa trồng phủ xanh đồi trọc, nay đem xuất khẩu thu 183,4 triệu USD

Loại cây xưa trồng phủ xanh đồi trọc, nay đem xuất khẩu thu 183,4 triệu USD

Cây quế từng là cây trồng chỉ để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, không ai để tâm chăm sóc, ngày nay đem xuất khẩu thu 183,4 triệu USD, giúp bà con ở miền núi phía Bắc làm giàu. Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong tháng 8, Việt Nam xuất khẩu được 10.175 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 29,6 triệu USD, so với tháng 7 lượng xuất khẩu tăng 19,8%, kim ngạch tăng 20,3%.
Cây thanh long cổ thụ siêu khủng mới nhìn ai cũng ngạc nhiên tưởng là ảnh ghép

Cây thanh long cổ thụ siêu khủng mới nhìn ai cũng ngạc nhiên tưởng là ảnh ghép

So với những cây thanh long bình thường khác, thì cây thanh long cổ thụ này được xếp vào hạng "độc nhất vô nhị", chưa ai từng thấy trên đời. Không chỉ "siêu to khổng lồ" cây thanh long còn chi chít trái và rất ngon.
CPI tháng 8/2023 tăng 0,88% so với tháng trước

CPI tháng 8/2023 tăng 0,88% so với tháng trước

Giá xăng dầu, giá gạo trong nước tăng theo giá thế giới, giá nhà ở thuê tăng theo nhu cầu là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2023 tăng 0,88% so với tháng trước.
Tạo căn cứ pháp lý triển khai các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tạo căn cứ pháp lý triển khai các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm tạo căn cứ pháp lý để triển khai các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào thực tiễn cuộc sống.
Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tết Trung thu năm 2023

Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tết Trung thu năm 2023

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng trong thời điểm Tết Trung thu đang đến gần, Cục An toàn thực phẩm đã có văn bản yêu cầu các đơn vị chức năng triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm.
Ngăn chặn các hành vi đầu cơ mặt hàng gạo

Ngăn chặn các hành vi đầu cơ mặt hàng gạo

Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) sẽ tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh nhằm kiểm soát nguồn cung, giá bán, ngăn chặn các hành vi đầu cơ mặt hàng gạo.
Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới

Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vào Việt Nam.
Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2023 sẽ diễn ra từ 4/12/2023 – 10/1/2024

Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2023 sẽ diễn ra từ 4/12/2023 – 10/1/2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1873/QĐ-BCT ngày 20/7/2023 về việc tổ chức “Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2023 – Vietnam Grand Sale 2023”. Theo đó, Chương trình sẽ được diễn ra từ ngày 4/12/2023 – 10/1/2024 trên phạm vi toàn quốc.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động