Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát hoạt động quảng cáo kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh

Trong những năm trở lại đây, những tiện ích như chủ động, tiết kiệm thời gian, mua sắm trực tuyến đang trở thành một xu thế được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Đặc biệt hoạt động quảng cáo sản phẩm, dịch vụ trong kinh doanh được ưa chuộng và phát triển mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên, sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu người tiêu dùng không tìm hiểu kỹ về hình thức này.

Để quản lý về vấn đề này, Bộ Y tế đã đề nghị UBND 2 thành phố lớn là TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh phối hợp quản lý chặt chẽ việc quảng cáo về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại địa phương.

Ngày 29/3/2021 Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2021/NĐ-CP, về việc “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Văn hóa và Quảng cáo” được sửa đổi bổ sung tại Nghị định Số: 129/2021/NĐ-CP, ngày 30/12/2021 “Sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; Thể thao; Quyền tác giả, Quyền liên quan; Văn hóa và Quảng cáo” và Nghị định số Số: 128/2022/NĐ-CP, ngày 30/12/2021 “Sửa đổi, Bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Văn hóa và Quảng cáo đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 129/2021/NĐ/CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; Thể thao; Quyền tác giả, Quyền liên quan; Văn hóa và Quảng cáo”.

Theo đó, cần kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp quảng cáo khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép. Đồng thời thông báo công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng về các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân có vi phạm pháp luật về y tế, tính chất, mức độ vi phạm, hình thức xử phạt để nhân dân biết nhằm tăng tính răn đe và phòng ngừa tái phạm.

Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát hoạt động quảng cáo kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh
Nhiều cơ sở Y tế quảng cáo dịch vụ chưa đầy đủ nội dung được quy định tại Nghị định số 38/2021/NĐ-CP (Ảnh minh họa)

Trao đổi với Phóng viên, Sở Y tế Hà Nội cho biết: Căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo có quy định:

“1. Nội dung quảng cáp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải phù hợp với Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

2. Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có các nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi được cấp phép hoạt động

b) Phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật chính ghi trong Giấy phép hoạt động hoặc Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền về y tế cấp phép.”

Qua trao đổi, Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật cho biết:

Đối với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Nghị định số 38/2021/NĐ-CP, thì những hành vi vi phạm sẽ bị xử lý rất nặng. Số tiền xử phạt vi phạm rất lớn và sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có thời hạn. Cụ thể:

Điều 56 của Nghị định 38/2021/NĐ-CP, đối với hành vi vi phạm các quy định về quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh sẽ bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thiếu nội dung về phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo việc chẩn đoán, lựa chọn giới tính phôi, thai nhi;

b) Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi chưa có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát hoạt động quảng cáo kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh
Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật.

Về việc chấp hành của các cơ sở y tế trên địa bàn đối với quy định tại Nghị định số 38/2021/NĐ-CP, khi tiến hành hoạt động quảng cáo các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Sở Y tế Hà Nội cho biết: Nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa nắm rõ được các quy định của nhà nước về quảng cáo dịch vụ đặc biệt (dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh) phải có giấy xác nhận nội dung quảng cáo do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (Bộ Y tế, Sở Y tế) trước khi thực hiện việc giới thiệu, quảng cáo theo quy định.

Việc quản lý báo chí, các phương tiện truyền thông không thuộc thẩm quyền ngành Y tế, nên ngành Y tế rất khó khăn trong việc truy xuất nguồn, ngăn chặn quảng cáo về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không phép, trái phép trên báo chí, các phương tiện truyền thông.

Các ngành (Thông tin Truyền thông, Văn hóa Thể thao và Du lịch) cần tăng cường mạnh công tác kiểm tra, quản lý, ngăn chặn việc quảng cáo về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không phép, trái phép trên báo chí, phương tiện truyền thông thuộc lĩnh vực quản lý của mình. Tích cực tuyên truyền, hướng dẫn các quy định về quảng cáo hàng hóa, dịch vụ đặc biệt do ngành Y tế quản lý (khám, chữa bệnh, khám bệnh, thuốc chữa bệnh…). Tăng cường tuyên truyền Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.

Từ khi Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2021. Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã xử phạt 80 cơ sở (năm 2021: 05 cơ sở; năm 2022: 38 cơ sở; năm 2023: 37 cơ sở) với tổng số tiền phạt: 2.880.000.000đ, trong đó: Đối với tổ chức: 48 cơ sở (Công ty, doanh nghiệp). Số tiền phạt: 2.160.000.000đ; Đối với cá nhân: 32 cá nhân (hộ kinh doanh). Số tiền phạt: 720.000.000đ.
Hải Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Học viện Nông nghiệp chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Học viện Nông nghiệp chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Sáng ngày 12/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến thăm, dự Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và khánh thành "Dự án tăng cường năng lực đào tạo, khoa học công nghệ" từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới.
Sửa quy định hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại

Sửa quy định hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 128/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 11/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ

Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ

Tại Công điện số 100/CĐ-TTg ngày 27/9/2024 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ.
Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...
Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu và ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất

Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu và ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các tỉnh miền núi, trung du Bắc bộ.
"Sự thật Việt Nam đã thành nước Tự do, Độc lập"

"Sự thật Việt Nam đã thành nước Tự do, Độc lập"

Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945 đã khẳng định Việt Nam là một quốc gia tự do, độc lập. Ở đó người dân có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…
Tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9

Tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 84/CĐ-TTg ngày 30/8/2024 về tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy và an toàn thực phẩm dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9.
Đề xuất chỉ cho phép mua bán các loại thuốc không kê đơn trên thương mại điện tử

Đề xuất chỉ cho phép mua bán các loại thuốc không kê đơn trên thương mại điện tử

Chỉ những cơ sở kinh doanh thuốc đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo phương thức truyền thống mới được phép mở rộng sang kênh bán hàng trực tuyến. Đồng thời, danh mục thuốc được phép bán trên các nền tảng thương mại điện tử cũng bị giới hạn, chỉ cho phép mua bán các loại thuốc không kê đơn.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động