Đình chỉ lưu hành, thu hồi 4 loại mỹ phẩm không đạt chất lượng

Sở Y tế Hà Nội vừa quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy 4 loại mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng trên địa bàn thành phố. Các sản phẩm vi phạm bị phát hiện chứa chất cấm hoặc không đúng tiêu chuẩn công bố.
Hà Nội: Phát hiện, thu giữ hàng loạt xe điện thuộc diện cấm lưu thông Nông sản trong nước và quốc tế thu hút người tiêu dùng ở Thủ đô Hà Nội Hà Nội: Lập kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết

Cụ thể, các sản phẩm bị đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy theo quyết định của Sở Y tế Hà Nội gồm: kem dưỡng trắng da chống nắng SPF 30 (SH Today Hải Dương Cosmetics), kem ngừa nám tàn nhang trắng da (OLY HT), sơn móng tay Darling C08 (GS16), và dung dịch vệ sinh Yoko Eva Collagen.

Cùng với đó, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã yêu cầu đình chỉ và thu hồi các sản phẩm này trên toàn quốc do vi phạm nghiêm trọng về chất lượng và an toàn sử dụng.

Đình chỉ lưu hành, thu hồi 4 loại mỹ phẩm không đạt chất lượng
Nhiều sản phẩm mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy.

Các sản phẩm vi phạm bao gồm: Kem ngừa nám - tàn nhang - đồi mồi - trắng da (nhãn hàng OLY HT), số lô 01624HN, sản xuất ngày 13/4/2024, do Công ty CP Mỹ phẩm Long Phụng Khang (TP HCM) sản xuất, với lý do sản phẩm chứa Propylparaben, một chất không có trong thành phần công thức đã được phê duyệt.

Kem dưỡng trắng da, chống nắng SPF 30 (SH Today Hải Dương Cosmetics), số lô 0505022, sản xuất ngày 6/5/2022, do Công ty TNHH sản xuất thương mại mỹ phẩm Hải Dương (TP HCM) sản xuất, bị phát hiện chứa Methylparaben và Propylparaben, những chất không có trong công thức công bố.

Đình chỉ lưu hành, thu hồi 4 loại mỹ phẩm không đạt chất lượng
Kem dưỡng trắng da, chống nắng SPF 30 (SH Today Hải Dương Cosmetics)

Sơn móng tay Darling C08 (GS16), số lô 0407, sản xuất ngày 30/7/2022, do Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại dịch vụ Cẩm Tú Darling (TP HCM) sản xuất, bị phát hiện chứa Pigment Orange 5, một chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm.

Dung dịch vệ sinh Yoko Eva Collagen, số lô 060722, sản xuất ngày 2/7/2022, do Công ty CP dược phẩm công nghệ Bibita (Hà Nội) sản xuất và Công ty TNHH dược phẩm Yoko Pharma (Hưng Yên) phân phối, vi phạm do không đạt chỉ tiêu chất lượng về độ pH và ghi nhãn mác sai lệch với tính năng thực tế.

Trước tình hình trên, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn khẩn trương rà soát, ngừng kinh doanh và sử dụng các sản phẩm trên. Đồng thời, toàn bộ hàng hóa vi phạm phải được thu hồi và tiêu hủy theo quy định, nhằm đảm bảo quyền lợi và an toàn cho người tiêu dùng.

Bộ Y tế sẽ tăng cường kiểm soát hoạt động mua bán thực phẩm chức năng và mỹ phẩm Bộ Y tế sẽ tăng cường kiểm soát hoạt động mua bán thực phẩm chức năng và mỹ phẩm
Bộ Y tế tập trung sửa đổi chế độ, chính sách để giữ chân nhân viên y tế Bộ Y tế tập trung sửa đổi chế độ, chính sách để giữ chân nhân viên y tế
Vẫn còn tình trạng thiếu thuốc dù đã nỗ lực tháo gỡ các điểm nghẽn Vẫn còn tình trạng thiếu thuốc dù đã nỗ lực tháo gỡ các điểm nghẽn
Đại biểu quốc hội lo ngại về vấn đề cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh Đại biểu quốc hội lo ngại về vấn đề cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh
Việt Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Nông nghiệp và Môi trường siết quản lý giết mổ động vật

Bộ Nông nghiệp và Môi trường siết quản lý giết mổ động vật

Trước hàng loạt vụ việc giết mổ lợn bệnh, lợn chết bị phát hiện tại Hà Tĩnh, Quảng Trị và nghi vấn vi phạm tại hệ thống bán lẻ của một doanh nghiệp lớn ở Sóc Trăng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có công văn yêu cầu các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý hoạt động giết mổ, kiểm soát nghiêm quy trình nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh và thực phẩm.
Bộ Y tế thu hồi giấy đăng ký lưu hành ba loại thuốc

Bộ Y tế thu hồi giấy đăng ký lưu hành ba loại thuốc

Bộ Y tế đã thu hồi giấy đăng ký lưu hành ba loại thuốc Tadalafil, Odistad và Vacobufen theo đề nghị tự nguyện từ các doanh nghiệp sản xuất.
Chính thức đề nghị Bộ Công an làm rõ tố cáo C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

Chính thức đề nghị Bộ Công an làm rõ tố cáo C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

Trước thông tin lan truyền trên mạng xã hội tố cáo Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã gửi công văn chính thức đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra, xử lý nhằm trấn an dư luận và bảo vệ chuỗi cung ứng thực phẩm.
Vụ viên nang giảm cân chứa chất cấm: Lỗ hổng hậu kiểm và bài học bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp

Vụ viên nang giảm cân chứa chất cấm: Lỗ hổng hậu kiểm và bài học bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp

Để ngăn chặn các vụ việc “mượn thương hiệu”, cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa từ phía cơ quan quản lý, đặc biệt trong việc siết chặt hậu kiểm, tăng cường truy xuất nguồn gốc và xử lý nghiêm các hành vi sản xuất – phân phối trái phép.
C.P. Việt Nam và bài kiểm tra niềm tin trong ngành thực phẩm

C.P. Việt Nam và bài kiểm tra niềm tin trong ngành thực phẩm

Trong thời đại mà an toàn thực phẩm trở thành ưu tiên hàng đầu của cộng đồng, niềm tin của người tiêu dùng chính là tài sản vô hình quý giá nhất đối với mỗi doanh nghiệp. Một khi xảy ra sự cố – dù chỉ ở cấp độ địa phương – doanh nghiệp buộc phải chứng minh năng lực kiểm soát nội bộ, khả năng quản trị rủi ro và đặc biệt là phản ứng truyền thông một cách chuyên nghiệp. Đây không chỉ là trách nhiệm pháp lý, mà còn là trách nhiệm xã hội không thể né tránh.
“Thuốc giả” ẩn mình trong nhà thuốc – Lỗ hổng quản lý hay thói quen chủ quan?

“Thuốc giả” ẩn mình trong nhà thuốc – Lỗ hổng quản lý hay thói quen chủ quan?

Thuốc giả len lỏi cả trong quầy thuốc hợp pháp, gây nguy hại sức khỏe và đe dọa lòng tin vào hệ thống y tế. Lỗ hổng quản lý, giám sát cùng tâm lý chủ quan đang khiến vấn nạn này thêm nhức nhối, đòi hỏi giải pháp cấp thiết.
Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Khi lợi nhuận trở thành tội ác

Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Khi lợi nhuận trở thành tội ác

Một viên thuốc không có hoạt chất, một loại thực phẩm chức năng pha trộn nguyên liệu kém chất lượng, một lô mỹ phẩm sản xuất chui dưới vỏ bọc "tiêu chuẩn GMP" – tất cả đều có thể trở thành công cụ giết người chậm rãi, đánh vào niềm tin, hy vọng và cuối cùng là cả sinh mệnh của người sử dụng.
Siết quảng cáo thực phẩm chức năng để bảo vệ người tiêu dùng

Siết quảng cáo thực phẩm chức năng để bảo vệ người tiêu dùng

Bộ Y tế đang tăng cường hậu kiểm, sửa đổi quy định quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng nhằm siết chặt hoạt động quảng cáo sai sự thật, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường.
Bộ Y tế truy tìm nguồn gốc thuốc NEXIUM® giả

Bộ Y tế truy tìm nguồn gốc thuốc NEXIUM® giả

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu khẩn trương điều tra nguồn gốc thuốc giả NEXIUM® 40mg sau khi phát hiện mẫu chỉ chứa 17,2% hàm lượng hoạt chất. Sản phẩm không có giấy tờ hợp pháp, tiềm ẩn nguy cơ lớn cho sức khỏe người dùng.
Bộ Y tế tăng cường kiểm soát thị trường dược, mỹ phẩm

Bộ Y tế tăng cường kiểm soát thị trường dược, mỹ phẩm

Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc cổ truyền và thiết bị y tế, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động