Quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành

Ngày 18/9/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 23/2023/QĐ-TTg về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành.

Nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức phối hợp liên ngành

Quyết định này quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, tổ chức phối hợp liên ngành được tổ chức dưới các hình thức sau: Hội đồng, Ủy ban, Ban Chỉ đạo, Ban công tác.

Quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành

Tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành.

Tổ chức phối hợp liên ngành không thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Tổ chức phối hợp liên ngành không có con dấu hình Quốc huy.

Quyết định nêu rõ, thành lập tổ chức phối hợp liên ngành khi giải quyết những công việc quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, huy động nguồn lực lớn, các công trình trọng điểm quốc gia, những công việc liên quan đến nhiệm vụ quản lý nhà nước của nhiều bộ, cơ quan ngang bộ cần thiết phải có sự tập trung chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ; khi xảy ra thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh đặc biệt nghiêm trọng vượt quá khả năng giải quyết của một bộ, cơ quan ngang bộ, cần tập trung giải quyết trong thời gian nhất định.

Tổ chức phối hợp liên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn giúp Thủ tướng Chính phủ: Nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, đề xuất phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành. Bên cạnh đó, chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức liên quan trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành.

Thành phần tổ chức phối hợp liên ngành

Căn cứ vào tính chất, nội dung của nhiệm vụ cần được giải quyết, Thủ tướng Chính phủ quyết định là người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành hoặc phân công Phó Thủ tướng Chính phủ. Đối với các trường hợp khác, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành.

Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu gồm: Cấp phó là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ được giao làm nhiệm vụ cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành; ủy viên đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan là lãnh đạo cấp phó của bộ, ban, ngành, đoàn thể ở trung ương trở lên.

Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm
Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm

Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đứng đầu gồm: Một hoặc một số cấp phó, trong đó có một cấp phó là thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ của cơ quan được giao làm nhiệm vụ thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành; ủy viên đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan là lãnh đạo cấp phó của bộ, ban, ngành, đoàn thể ở trung ương.

Trường hợp cần thiết phải bố trí thành viên có chức danh, chức vụ thấp hơn quy định trên hoặc thành viên là các chuyên gia, nhà khoa học để phù hợp với yêu cầu, tính chất đặc thù về chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành thì bộ, cơ quan ngang bộ đề xuất thành lập tổ chức phối hợp liên ngành trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cơ cấu thành viên của tổ chức phối hợp liên ngành.

Quyết định nêu rõ, các thành viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

Quyết định cũng nêu rõ trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức phối hợp liên ngành bao gồm: Đề xuất thành lập tổ chức phối hợp liên ngành; thẩm định thành lập tổ chức phối hợp liên ngành; thủ tục trình thành lập tổ chức phối hợp liên ngành; thẩm tra thành lập tổ chức phối hợp liên ngành; kiện toàn, tổ chức lại và giải thể tổ chức phối hợp liên ngành. Đồng thời, nêu rõ chế độ làm việc; trách nhiệm của cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành; trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành; trách nhiệm của thành viên; chế độ thông tin, báo cáo; kinh phí hoạt động.

Thủ tục trình thành lập tổ chức phối hợp liên ngành

Theo Quyết định, Bộ, cơ quan ngang bộ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập tổ chức phối hợp liên ngành.

Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm: Các tài liệu quy định; ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ Nội vụ; báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định.

Về chế độ thông tin, báo cáo, tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu thì cấp phó là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ được giao làm nhiệm vụ cơ quan thường trực có trách nhiệm báo cáo định kỳ theo Quy chế tổ chức và hoạt động, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động.

Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu thì người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành có trách nhiệm báo cáo định kỳ theo Quy chế tổ chức và hoạt động, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động.

Định kỳ trước ngày 31/12 hằng năm, cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành báo cáo tình hình hoạt động gửi Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Quyết định nêu rõ, kinh phí họat động của tổ chức phối hợp liên ngành do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của bộ, cơ quan ngang bộ được giao làm nhiệm vụ cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2023.

Lập đoàn kiểm tra liên ngành hoạt động nhập khẩu cá tầm Lập đoàn kiểm tra liên ngành hoạt động nhập khẩu cá tầm
Giải quyết các vấn đề liên ngành, triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh Giải quyết các vấn đề liên ngành, triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh
Hà Nội lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm Hà Nội lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm
Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Trao Huân chương Sao Vàng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trao Huân chương Sao Vàng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã trang trọng tổ chức Lễ trao Huân chương Sao Vàng tặng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được trao tặng Huân chương Sao Vàng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được trao tặng Huân chương Sao Vàng

Ngày 18/7, Bộ Chính trị đã có quyết định trao Huân chương Sao Vàng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh sởi, ho gà

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh sởi, ho gà

Theo thông tin từ Bộ Y tế, tình hình bệnh sởi, ho gà tại một số tỉnh, thành phố có diễn biến phức tạp. Do đó Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh và các địa phương cần tăng cường phòng, kiểm soát lây nhiễm sởi, ho gà...
Tăng cường phối hợp liên ngành đảm bảo phòng ngừa, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả

Tăng cường phối hợp liên ngành đảm bảo phòng ngừa, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả

Thiên tai có thể ảnh hưởng tới thành quả phát triển kinh tế xã hội, làm chậm tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển, đặc biệt khi Việt Nam là một trong những quốc gia nằm trong khu vực bị tác động mạnh mẽ bởi biến đổi khí hậu. Trước tình hình này, các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần tăng cường phối hợp liên ngành đảm bảo phòng ngừa, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả.
Quy định về thực hiện bình ổn giá

Quy định về thực hiện bình ổn giá

Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giá. Trong đó, Nghị định quy định cụ thể về việc thực hiện bình ổn giá.
2 phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá

2 phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 45/2024/TT-BTC ban hành phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
Làm rõ trách nhiệm của Bộ Y tế trong vấn đề thiếu thuốc BHYT

Làm rõ trách nhiệm của Bộ Y tế trong vấn đề thiếu thuốc BHYT

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ Y tế trong vấn đề thiếu thuốc bảo hiểm y tế làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.
Nâng cao hiệu quả xử lý chất thải rắn sinh hoạt, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường

Nâng cao hiệu quả xử lý chất thải rắn sinh hoạt, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường

Để đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, chất thải rắn sinh hoạt cần được phân loại tại nguồn. Tuy nhiên, trong thực tiễn hành lang pháp lý và việc tổ chức thực hiện việc này vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần nhiều nỗ lực hơn nữa để triển khai các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả xử lý chất thải rắn sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường.
Bộ Y tế: Tháo gỡ khó khăn, nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động đấu thầu

Bộ Y tế: Tháo gỡ khó khăn, nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động đấu thầu

Vừa qua tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị phổ biến Luật Đấu thầu, Nghị định số 24/2024/NĐ-CP của Chính phủ và các thông tư liên quan. Đồng thời ban hành một số văn bản hướng tới tạo dựng khung pháp lý đồng bộ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và nâng cao tính công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế trong hoạt động đấu thầu.
Thu hồi hàng loạt giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh

Thu hồi hàng loạt giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh

Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định thu hồi 21 giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động