Vì sao trẻ thích mút tay và khi nào cần can thiệp?

Thói quen mút tay xuất phát từ nhu cầu bản năng của trẻ, nhưng kéo dài quá mức có thể gây biến dạng răng, ngón tay và ảnh hưởng đến tự tin của trẻ.
Những loại nước không nên uống khi bụng đói buổi sáng Những thói quen âm thầm bào mòn xương khớp của bạn mỗi ngày Tác hại tiềm ẩn của bơi lội

Mút tay là hành động gặp ở phần lớn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường xuất hiện khi trẻ mệt mỏi, buồn ngủ. Việc đưa ngón tay vào miệng và mút giúp trẻ dễ ngủ và ngủ sâu hơn, giống như thói quen ngậm ti mẹ mới yên giấc. Lâu dần, đây có thể trở thành một thói quen khó bỏ.

Phần lớn trẻ tự bỏ tật mút ngón tay khi được 1–2 tuổi, song có khoảng 15% vẫn tiếp tục duy trì đến 4 tuổi. Thống kê cho thấy từ 25–50% trẻ 3–6 tuổi có thói quen này, nhưng đa phần sẽ chấm dứt trước 5 tuổi.

Mút tay là hành động gặp ở phần lớn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Mút tay là hành động gặp ở phần lớn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Vì sao trẻ thích mút tay?

Có nhiều giả thuyết giải thích thói quen này, chủ yếu liên quan đến các yếu tố bản năng và cảm xúc:

Bản năng sinh tồn: Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, thai nhi đã có thể mút ngón tay như một phản xạ sinh tồn, giúp học cách bú mẹ, đồng thời tìm cảm giác an toàn.

Nhu cầu cảm xúc: Mút tay giúp trẻ tự trấn an khi buồn chán, căng thẳng hoặc thiếu sự ôm ấp từ cha mẹ. Hành động này mang lại cảm giác hài lòng, gần gũi và an toàn.

Thói quen: Khi nhu cầu mút lúc bú chưa được thỏa mãn, trẻ dễ tìm đến ngón tay để thay thế.

Khi nào mút tay trở thành vấn đề?

Nếu thói quen kéo dài đến giai đoạn mọc răng vĩnh viễn (6–7 tuổi trở lên) hoặc trẻ mút quá mạnh, quá nhiều, có thể gây ra những hậu quả khó lường cho sức khỏe.

Ảnh hưởng đến răng, hàm và miệng

Răng cửa trên vểnh ra ngoài, răng dưới cụp vào trong: Do lực tác động của ngón tay lên răng và xương hàm.

Khớp cắn hở: Răng cửa trên và dưới không tiếp xúc khi cắn, gây khó khăn trong ăn nhai và phát âm, kèm theo hiện tượng đẩy lưỡi.

Hàm trên hẹp, biến dạng: Cung hàm trên bị bóp lại, có thể dẫn đến cắn chéo hàm và ảnh hưởng thẩm mỹ khuôn mặt.

Ảnh hưởng phát âm: Khó phát âm chuẩn các âm “s”, “z”, “t”, nói ngọng do cấu trúc răng và hàm bất thường.

Ngón tay bị biến dạng: Ngón thường mút dẹt hơn, da bong tróc, khô hoặc ướt hơn các ngón khác.

Nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm

Tay không sạch sẽ dễ mang theo vi khuẩn, virus, trứng giun… vào miệng, gây bệnh tay chân miệng, thủy đậu, cúm, nhiễm giun và các bệnh đường tiêu hóa.

Tác động tâm lý – xã hội

Trẻ lớn mút tay dễ bị bạn bè trêu chọc, giảm tự tin, ảnh hưởng đến phát triển tâm lý.
Trẻ lớn mút tay dễ bị bạn bè trêu chọc, giảm tự tin, ảnh hưởng đến phát triển tâm lý.

Trẻ lớn mút tay dễ bị bạn bè trêu chọc, giảm tự tin, ảnh hưởng đến phát triển tâm lý.

Một số nghiên cứu cho thấy trẻ vào lớp 1 vẫn mút tay có mức nhận thức xã hội thấp hơn bạn bè.

Nứt da, biến dạng xương ngón tay

Trẻ mút mạnh và liên tục, thậm chí nhai ngón hoặc đẩy lưỡi, khiến da ngón tay nứt nẻ, loét, viêm nhiễm.

Mút tay lâu dài còn có thể gây biến dạng xương ngón tay, khiến ngón tay có hình dạng bất thường.

Ảnh hưởng môi, cơ cằm và lưỡi

Môi không khép hoàn toàn, môi trên ngắn, giảm trương lực, môi dưới tăng trương lực do cơ cằm co mạnh.

Môi dưới đặt sau các răng trước trên, làm tăng độ cắn chùm, độ chìa của răng.

Lưỡi đặt thấp, tăng nguy cơ đẩy lưỡi do môi không khép kín và răng cửa trên chìa ra.

Làm sao giúp trẻ bỏ thói quen mút tay?

Thông thường, trẻ sẽ tự bỏ thói quen nếu được nhắc nhở nhẹ nhàng. Nếu không thành công, nha sĩ có thể tư vấn trực tiếp. Thời điểm thích hợp can thiệp là 4–6 tuổi. Với trẻ vừa trải qua căng thẳng hoặc thay đổi lớn như chuyển nhà, chuyển trường, nên hoãn điều trị. Nếu bỏ thói quen trước khi các răng cửa mọc hoàn toàn, cắn chìa và cắn hở thường tự điều chỉnh.

Không trách phạt, không tạo áp lực, luôn đồng hành, động viên, khích lệ trẻ.

Các biện pháp cụ thể:

Giải thích, động viên: Trò chuyện, giải thích hậu quả, có thể minh họa bằng hình ảnh.

Treo thưởng: Đặt mục tiêu nhỏ (ví dụ: một ngày không mút tay được một ngôi sao, tích đủ sẽ có phần thưởng).

Nhắc nhở nhẹ nhàng: Khi thấy trẻ mút tay, gợi ý trẻ ôm thú bông, cầm đồ chơi…

Bôi chất gây vị lạ: Dùng nước chanh, tinh dầu đắng hoặc sản phẩm chuyên dụng bôi lên ngón tay.

Đeo bao tay, băng ngón: Đặc biệt vào ban đêm hoặc khi trẻ ở một mình.

Tham khảo bác sĩ: Nếu biện pháp trên không hiệu quả, bác sĩ có thể làm khí cụ đặt trong miệng để ngăn trẻ mút tay và điều chỉnh răng.

Trường hợp đặc biệt: Nếu trẻ có vấn đề tâm lý đi kèm, cần phối hợp với chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ nhi khoa.

Mút tay là bản năng tự nhiên của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng cha mẹ cần kiên nhẫn giúp trẻ bỏ thói quen này để đảm bảo sức khỏe răng miệng, tâm lý và xã hội về lâu dài.

Cơ thể thay đổi thế nào sau khi bạn bỏ rượu? Cơ thể thay đổi thế nào sau khi bạn bỏ rượu?
Những thói quen buổi tối âm thầm làm tăng nguy cơ đột quỵ Những thói quen buổi tối âm thầm làm tăng nguy cơ đột quỵ
Uống gì để da trẻ, sáng và mịn màng? Uống gì để da trẻ, sáng và mịn màng?
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Những loại nước không nên uống khi bụng đói buổi sáng

Những loại nước không nên uống khi bụng đói buổi sáng

Sau một đêm dài, cơ thể cần bổ sung nước để tỉnh táo và khởi động hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, một số loại nước nếu uống ngay lúc bụng đói lại có thể gây hại cho sức khỏe.
Những thói quen đơn giản giúp ngăn ngừa sỏi thận hiệu quả

Những thói quen đơn giản giúp ngăn ngừa sỏi thận hiệu quả

Sỏi thận có thể gây đau đớn dữ dội khi phát triển. Tuy nhiên, chỉ với vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa căn bệnh này.
Những sai lầm phổ biến khi dùng thuốc nhỏ mắt

Những sai lầm phổ biến khi dùng thuốc nhỏ mắt

Dùng thuốc nhỏ mắt sai cách không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị mà còn tăng nguy cơ viêm, tổn thương mắt. Nhiều người vẫn mắc phải những lỗi cơ bản mà không hề hay biết.
Những thời điểm vàng để uống nước tốt cho sức khỏe

Những thời điểm vàng để uống nước tốt cho sức khỏe

Không chỉ là nhu cầu sinh tồn, uống nước đúng lúc còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe như giảm mệt mỏi, hỗ trợ tiêu hóa và điều hòa thân nhiệt.
Điều gì xảy ra khi ăn quá nhiều mít?

Điều gì xảy ra khi ăn quá nhiều mít?

Không ít người yêu thích mít vì vị ngọt thơm, song ăn quá mức có thể gây đầy hơi, mụn nhọt, tăng huyết áp hoặc nguy hiểm với người bệnh gan thận.
Nấm đông cô – Món ngon “dưỡng sinh” từ thiên nhiên

Nấm đông cô – Món ngon “dưỡng sinh” từ thiên nhiên

Giàu dưỡng chất, hỗ trợ tim mạch, tăng đề kháng và phòng ngừa ung thư, nấm đông cô không chỉ là nguyên liệu ẩm thực quen thuộc mà còn được xem như một “bài thuốc” quý cho sức khỏe.
Người bệnh mạn tính được kê đơn thuốc ngoại trú tới 3 tháng từ 1/7

Người bệnh mạn tính được kê đơn thuốc ngoại trú tới 3 tháng từ 1/7

Thay vì chỉ được kê thuốc 30 ngày như trước, từ ngày 1/7, người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường có thể sẽ được bác sĩ kê đơn dùng trong 90 ngày.
Tắm sai cách, hại da mà không biết

Tắm sai cách, hại da mà không biết

Tắm tưởng chừng là hoạt động đơn giản hằng ngày, song không ít người lại vô tình mắc phải những sai lầm gây hại cho làn da và sức khỏe tổng thể.
Từ 1/7, lao động nam được nghỉ thai sản ra sao khi vợ sinh con?

Từ 1/7, lao động nam được nghỉ thai sản ra sao khi vợ sinh con?

Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, mang đến nhiều điểm mới đáng chú ý liên quan đến chế độ thai sản của lao động nam, áp dụng cho cả khu vực BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.
Người tiểu đường có nên ăn xoài?

Người tiểu đường có nên ăn xoài?

Dù chứa đường tự nhiên, xoài vẫn là lựa chọn tốt nếu ăn đúng lúc, đúng lượng. Thậm chí, thành phần sinh học trong xoài còn giúp cải thiện độ nhạy insulin.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động