Điều gì xảy ra khi uống nhiều trà sữa?

Thức uống ngọt ngào, bắt mắt này tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nếu lạm dụng: từ tăng cân, tiểu đường, gan nhiễm mỡ đến rối loạn giấc ngủ, suy thận.
Uống gì để da trẻ, sáng và mịn màng? Những loại nước không nên uống khi bụng đói buổi sáng Những thói quen âm thầm bào mòn xương khớp của bạn mỗi ngày

Tại Việt Nam, chưa có thống kê chính thức về số người gặp vấn đề sức khỏe do tiêu thụ trà sữa. Tuy nhiên, thực tế ghi nhận ngày càng nhiều trường hợp người trẻ mắc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì vì lạm dụng trà sữa và đồ ăn nhanh.

Không khó để bắt gặp những ly trà sữa đầy màu sắc xuất hiện khắp nơi, từ quán nước đến mạng xã hội.
Không khó để bắt gặp những ly trà sữa đầy màu sắc xuất hiện khắp nơi, từ quán nước đến mạng xã hội.

Không khó để bắt gặp những ly trà sữa đầy màu sắc xuất hiện khắp nơi, từ quán nước đến mạng xã hội. Song, việc tiêu thụ quá mức loại thức uống này có thể gây hại cho gan, thận, tim mạch và nhiều vấn đề sức khỏe khác, theo trang sức khỏe Onlymyhealth (Ấn Độ).

Tăng nguy cơ suy thận

ThS.BS Trịnh Thị Thanh Hằng, Phó trưởng khoa Thận tiết niệu - lọc máu, Bệnh viện Hữu Nghị, cho biết: Một trong những nguyên nhân khiến suy thận ngày càng trẻ hóa là lối sống không lành mạnh, gia tăng các bệnh lý chuyển hóa như gout, tăng huyết áp, đái tháo đường – vốn là yếu tố làm tăng nguy cơ suy thận ở người trẻ.

Gián đoạn giấc ngủ

Một trong những tác dụng phụ phổ biến của trà sữa là gián đoạn chu kỳ ngủ do chứa caffeine. Những người uống trà sữa gần giờ đi ngủ thường khó chìm vào giấc ngủ, dễ tỉnh giấc trong đêm, dẫn đến mệt mỏi ban ngày, suy giảm nhận thức và chất lượng cuộc sống. Những ai nhạy cảm với caffeine nên hạn chế uống vào buổi tối.

Ảnh hưởng đến gan

Bác sĩ Neha Bhatt, Bệnh viện Kokilaben Dhirubhai Ambani, Mumbai (Ấn Độ), cảnh báo: Trà sữa chứa lượng đường cao, một ly thông thường có hơn 50 gram đường – vượt mức khuyến nghị hàng ngày cho người trưởng thành. Đường tinh luyện giàu fructose khiến gan phải làm việc nhiều hơn để chuyển hóa, phần dư thừa sẽ tích tụ thành mỡ, gây bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chuyển hóa (MASLD).

Đáng ngại, MASLD đang ngày càng phổ biến, đặc biệt ở người trẻ, với giai đoạn đầu không có biểu hiện rõ ràng, tiềm ẩn nguy cơ tổn thương gan nặng nề nếu không kiểm soát kịp thời.

Nguy cơ tiểu đường

PGS.TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết: Một ly trà sữa cỡ lớn (700 ml) chứa khoảng 100 g đường, chưa kể các loại topping như kem, phô mai, pudding… khiến tổng năng lượng có thể lên tới 400 kcal. Trong khi đó, khuyến nghị dành cho người khỏe mạnh là chỉ nên nạp 40-50 g đường mỗi ngày.

Một ly trà sữa cỡ lớn (700 ml) chứa khoảng 100 g đường, chưa kể các loại topping như kem, phô mai, pudding… khiến tổng năng lượng có thể lên tới 400 kcal.
Một ly trà sữa cỡ lớn (700 ml) chứa khoảng 100 g đường, chưa kể các loại topping như kem, phô mai, pudding… khiến tổng năng lượng có thể lên tới 400 kcal.

Tiêu thụ quá nhiều đường là nguyên nhân hàng đầu gây đái tháo đường type 2, bệnh lý làm tổn thương mạch máu nhỏ trong thận, dẫn đến suy thận.

Gây tăng cân và béo phì

Trà sữa cung cấp nhiều năng lượng nhưng làm đường huyết tăng nhanh. Nếu đi kèm chế độ ăn uống thiếu cân đối, ít vận động, người uống dễ thừa cân, béo phì.

Làm gia tăng lo âu

Caffeine trong trà sữa có thể gây bồn chồn, tim đập nhanh, huyết áp tăng, mất ngủ, đặc biệt ở người vốn mắc rối loạn lo âu. Những người thuộc nhóm này nên hạn chế đồ uống chứa caffeine.

Vấn đề tiêu hóa

Caffeine hoạt động như chất lợi tiểu, làm tăng lượng nước tiểu, có thể gây mất nước, cản trở tiêu hóa. Đồ uống có sữa, kem dễ gây đầy hơi, tiêu chảy ở người không dung nạp lactose hoặc có hệ tiêu hóa nhạy cảm.

Thiếu hụt dinh dưỡng

Uống quá nhiều trà sữa làm giảm cảm giác thèm ăn thực phẩm lành mạnh, lâu dần gây thiếu hụt vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng thiết yếu. Một chế độ ăn giàu trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc sẽ giúp bù đắp.

Cách thưởng thức trà sữa an toàn

Dù tiềm ẩn nhiều nguy cơ, bạn vẫn có thể thưởng thức trà sữa hợp lý và an toàn với những lưu ý sau:

Giảm đường: Chọn mức đường 0–50% khi đặt mua, giúp kiểm soát calo và giảm nguy cơ tăng đường huyết.

Chọn sữa lành mạnh: Ưu tiên sữa thực vật (hạnh nhân, dừa, đậu nành) để giảm chất béo bão hòa và hỗ trợ tiêu hóa.

Giới hạn topping: Hạn chế trân châu, thạch; thay bằng topping lành mạnh như hạt chia, yến mạch để tăng chất xơ, giảm calo.

Kiểm soát tần suất: Chỉ nên uống 1–2 lần mỗi tuần, xen kẽ với nước lọc, sinh tố không đường.

Duy trì lối sống lành mạnh: Tập luyện thường xuyên và ăn uống cân đối để đốt cháy năng lượng dư thừa, phòng tăng cân và các bệnh chuyển hóa.

Trà sữa sẽ không còn là mối đe dọa với sức khỏe nếu bạn biết cách kiểm soát lượng tiêu thụ và duy trì thói quen sống lành mạnh.

Bộ Y tế đề xuất bỏ cơ chế tự công bố thực phẩm bổ sung Bộ Y tế đề xuất bỏ cơ chế tự công bố thực phẩm bổ sung
Cơ thể thay đổi thế nào sau khi bạn bỏ rượu? Cơ thể thay đổi thế nào sau khi bạn bỏ rượu?
Những thói quen buổi tối âm thầm làm tăng nguy cơ đột quỵ Những thói quen buổi tối âm thầm làm tăng nguy cơ đột quỵ
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Những loại nước không nên uống khi bụng đói buổi sáng

Những loại nước không nên uống khi bụng đói buổi sáng

Sau một đêm dài, cơ thể cần bổ sung nước để tỉnh táo và khởi động hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, một số loại nước nếu uống ngay lúc bụng đói lại có thể gây hại cho sức khỏe.
Những thói quen đơn giản giúp ngăn ngừa sỏi thận hiệu quả

Những thói quen đơn giản giúp ngăn ngừa sỏi thận hiệu quả

Sỏi thận có thể gây đau đớn dữ dội khi phát triển. Tuy nhiên, chỉ với vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa căn bệnh này.
Những sai lầm phổ biến khi dùng thuốc nhỏ mắt

Những sai lầm phổ biến khi dùng thuốc nhỏ mắt

Dùng thuốc nhỏ mắt sai cách không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị mà còn tăng nguy cơ viêm, tổn thương mắt. Nhiều người vẫn mắc phải những lỗi cơ bản mà không hề hay biết.
Những thời điểm vàng để uống nước tốt cho sức khỏe

Những thời điểm vàng để uống nước tốt cho sức khỏe

Không chỉ là nhu cầu sinh tồn, uống nước đúng lúc còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe như giảm mệt mỏi, hỗ trợ tiêu hóa và điều hòa thân nhiệt.
Điều gì xảy ra khi ăn quá nhiều mít?

Điều gì xảy ra khi ăn quá nhiều mít?

Không ít người yêu thích mít vì vị ngọt thơm, song ăn quá mức có thể gây đầy hơi, mụn nhọt, tăng huyết áp hoặc nguy hiểm với người bệnh gan thận.
Nấm đông cô – Món ngon “dưỡng sinh” từ thiên nhiên

Nấm đông cô – Món ngon “dưỡng sinh” từ thiên nhiên

Giàu dưỡng chất, hỗ trợ tim mạch, tăng đề kháng và phòng ngừa ung thư, nấm đông cô không chỉ là nguyên liệu ẩm thực quen thuộc mà còn được xem như một “bài thuốc” quý cho sức khỏe.
Người bệnh mạn tính được kê đơn thuốc ngoại trú tới 3 tháng từ 1/7

Người bệnh mạn tính được kê đơn thuốc ngoại trú tới 3 tháng từ 1/7

Thay vì chỉ được kê thuốc 30 ngày như trước, từ ngày 1/7, người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường có thể sẽ được bác sĩ kê đơn dùng trong 90 ngày.
Tắm sai cách, hại da mà không biết

Tắm sai cách, hại da mà không biết

Tắm tưởng chừng là hoạt động đơn giản hằng ngày, song không ít người lại vô tình mắc phải những sai lầm gây hại cho làn da và sức khỏe tổng thể.
Từ 1/7, lao động nam được nghỉ thai sản ra sao khi vợ sinh con?

Từ 1/7, lao động nam được nghỉ thai sản ra sao khi vợ sinh con?

Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, mang đến nhiều điểm mới đáng chú ý liên quan đến chế độ thai sản của lao động nam, áp dụng cho cả khu vực BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.
Người tiểu đường có nên ăn xoài?

Người tiểu đường có nên ăn xoài?

Dù chứa đường tự nhiên, xoài vẫn là lựa chọn tốt nếu ăn đúng lúc, đúng lượng. Thậm chí, thành phần sinh học trong xoài còn giúp cải thiện độ nhạy insulin.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động