Việt Nam nỗ lực loại trừ sốt rét, số ca mắc đã giảm trên 20%

Bệnh sốt rét không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ xuất hiện các biến chứng nặng – thể sốt rét ác tính và khi đó nguy cơ tử vong là rất cao. Ngành y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp ngăn ngừa muỗi đốt để phòng tránh sốt rét.
Congo xác nhận dịch bệnh bí ẩn làm nhiều người tử vong là sốt rét Mùa mưa, cần cẩn thận với một số bệnh thường gặp sau Căn bệnh lạ ở Congo đã cướp đi sinh mạng hàng trăm người

Số ca mắc sốt rét giảm mạnh

Việt Nam nỗ lực loại trừ sốt rét, số ca mắc đã giảm trên 20%
Trong năm 2024, số trường hợp mắc sốt rét là 353 trường hợp, giảm 21,21% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Đình Cảnh, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, trong giai đoạn 2014-2024, số trường hợp mắc và tử vong do sốt rét giảm dần qua các năm và đã giảm 97,76% (từ 15.752 ca xuống còn 353 ca/năm), đặc biệt giai đoạn 2014-2016 giảm mỗi năm 2 lần và giai đoạn 2019-2021 giảm mỗi năm trên 3 lần.

Cụ thể, trong giai đoạn 2014-2024, số trường hợp mắc và tử vong do sốt rét giảm dần qua các năm và đã giảm 97,76% (từ 15.752 ca xuống còn 353 trường hợp/năm), đặc biệt giai đoạn 2014-2016 giảm mỗi năm 2 lần và giai đoạn 2019-2021 giảm mỗi năm trên 3 lần. Trong năm 2024, số trường hợp mắc sốt rét là 353 trường hợp, giảm 21,21% so với cùng kỳ năm 2023; không có trường hợp tử vong do sốt rét, giảm 2 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023; không có dịch sốt rét.

Đánh giá cao các kết quả của viện đã đạt được trong năm 2024, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, về tình hình phòng chống và loại trừ sốt rét, số ca mắc, ca tử vong do sốt rét ngày càng giảm sâu, năm 2024 còn 353 ca. Đến năm 2024, đã có 48 tỉnh, thành phố được công nhận loại trừ sốt rét. Các chỉ tiêu về phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét đạt so với lộ trình đề ra.

Nỗ lực tiến tới loại trừ bệnh sốt rét

Việt Nam nỗ lực loại trừ sốt rét, số ca mắc đã giảm trên 20%
TS.BS Hoàng Đình Cảnh chia sẻ: "Chúng ta chưa bao giờ có cơ hội để loại trừ sốt rét tốt như hiện nay".

Theo Tiến sĩ Hoàng Đình Cảnh, Chiến lược Quốc gia về phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định 1920/QĐ-TTg, ngày 27/10/2011 và lộ trình loại trừ bệnh sốt rét tại Việt Nam cũng đã được Bộ Y tế phê duyệt tại Quyết định số 08/QĐ-BYT, ngày 5/1/2017 và Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.Người dân được khuyến cáo ngăn ngừa muỗi đốt để phòng tránh sốt rét và các bệnh do muỗi truyền khác.

Người đi lao động, học tập ở các nước vùng châu Phi hoặc quốc gia, khu vực đang lưu hành bệnh sốt rét, vùng rừng núi... cần mang theo màn để ngủ. Trước khi đi nên đến cơ sở y tế để được cấp thuốc dự phòng. Khi trở về từ vùng có sốt rét lưu hành, cần đến cơ sở y tế để khám, xét nghiệm tầm soát bệnh nhằm phát hiện điều trị kịp thời. Để Việt Nam loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030 thì đến năm 2027 toàn quốc phải không còn trường hợp mắc ký sinh trùng sốt rét nội địa.

TS.BS Hoàng Đình Cảnh chia sẻ: "Chúng ta chưa bao giờ có cơ hội để loại trừ sốt rét tốt như hiện nay. Đối với khu vực có điểm nóng như tôi đã nêu trên, nếu chúng ta quyết tâm sàng lọc, xét nghiệm nhóm nguy cơ cao, cũng như phát hiện điều trị kịp thời các trường hợp người bị nhiễm ký sinh trùng. Song song đó tổ chức phun hóa chất diệt muỗi, động viên người dân khu vực này nằm màn để phòng chống muỗi đốt nhằm cắt đứt đường lây. Triển khai đồng bộ các giải pháp này, chúng ta sẽ giải quyết được khu vực điểm nóng về sốt rét".

Song song với đó, phải thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống để sốt rét không quay trở lại 48 tỉnh đã loại trừ bởi bệnh này truyền bằng muỗi trong khi việc diệt muỗi, phòng muỗi đốt không đơn giản. Hiện Viện vẫn đang tiến hành giám sát trọng điểm về mật độ loài và nguy cơ vector.

“Nơi nào có mật độ vector dày thì nguy cơ muỗi truyền sốt rét nhiều, chúng tôi sẽ khuyến cáo cần phun thuốc, bà con phải nằm màn. Đồng thời phải phát hiện sớm người mang ký sinh trùng để điều trị sớm, kịp thời. Đây chính là nguồn lây các ca bệnh, đặc biệt là những trường hợp nhập cảnh", TS.BS Hoàng Đình Cảnh thông tin.

Bệnh sốt rét vẫn là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do ký sinh trùng Plasmodium gây ra, lây truyền qua muỗi Anopheles. Sốt rét hiện chưa có vaccine dự phòng, việc phòng, chống muỗi truyền bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Bệnh sốt rét nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ xuất hiện các biến chứng nặng – thể sốt rét ác tính và khi đó nguy cơ tử vong là rất cao.

Việt Nam nỗ lực loại trừ sốt rét, số ca mắc đã giảm trên 20%
Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương yêu cầu Viện cần tiếp tục và tăng cường hỗ trợ các tỉnh, thành phố.

Ngành y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp ngăn ngừa muỗi đốt để phòng tránh sốt rét nói riêng và các bệnh do muỗi truyền. Những trường hợp đi lao động, học tập ở các nước vùng châu Phi hoặc các quốc gia, khu vực đang lưu hành bệnh sốt rét, vùng rừng núi… cần mang theo màn để ngủ, trước khi đi nên đến cơ sở y tế để được cấp thuốc dự phòng. Khi trở về từ vùng có sốt rét lưu hành cần đến cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm tầm soát bệnh sốt nhằm phát hiện điều trị kịp thời.

Bệnh cúm ảnh hưởng tới mẹ bầu và thai nhi như thế nào? Bệnh cúm ảnh hưởng tới mẹ bầu và thai nhi như thế nào?
Chủ động phòng chống dịch bệnh mùa xuân 2025 Chủ động phòng chống dịch bệnh mùa xuân 2025
Chủ động đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng để bảo vệ sức khỏe Chủ động đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng để bảo vệ sức khỏe
Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc điều trị bệnh cúm Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc điều trị bệnh cúm
Bộ Y tế mở rộng quy mô chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi Bộ Y tế mở rộng quy mô chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi
Điều gì đã khiến dịch cúm năm nay trở nên nghiêm trọng? Điều gì đã khiến dịch cúm năm nay trở nên nghiêm trọng?
Xử lý nghiêm những cơ sở bán thuốc “thổi giá” thuốc Tamiflu Xử lý nghiêm những cơ sở bán thuốc “thổi giá” thuốc Tamiflu
Thanh An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Những thói quen phổ biến âm thầm hủy hoại cột sống

Những thói quen phổ biến âm thầm hủy hoại cột sống

Đau lưng ngày càng trở thành vấn đề phổ biến ở nhiều lứa tuổi, không chỉ do chấn thương, mà còn bắt nguồn từ những thói quen tưởng chừng vô hại trong sinh hoạt hàng ngày.
Trào lưu chữa bệnh trên mạng, lợi bất cập hại

Trào lưu chữa bệnh trên mạng, lợi bất cập hại

Nhỏ nước chanh vào mắt để “sáng mắt tức thì”, ép ho để “cứu người bị đột quỵ”, uống thuốc nam không rõ nguồn gốc để trị ung thư... là những mẹo chữa bệnh trên mạng được cho là hiệu quả.
Hạt lanh – “vị cứu tinh” tự nhiên cho người bị táo bón

Hạt lanh – “vị cứu tinh” tự nhiên cho người bị táo bón

Táo bón là tình trạng thường gặp trong đời sống hiện đại, đặc biệt ở những người có chế độ ăn thiếu chất xơ và ít vận động.
Vượt qua nguy kịch nhờ điều trị viêm màng não mô cầu kịp thời

Vượt qua nguy kịch nhờ điều trị viêm màng não mô cầu kịp thời

Viêm màng não do não mô cầu là một bệnh nguy hiểm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Người bệnh cấp cứu có phải thanh toán trước?

Người bệnh cấp cứu có phải thanh toán trước?

Vụ yêu cầu người bệnh đóng tiền trước khi cấp cứu gây bức xúc dư luận. Bộ Y tế khẳng định việc này vi phạm quy định về quyền lợi của người bệnh trong tình huống cấp cứu.
Mối nguy hại cho sức khỏe từ món lòng se điếu

Mối nguy hại cho sức khỏe từ món lòng se điếu

Được săn lùng như “đặc sản hiếm có”, lòng se điếu có giá lên tới vài triệu đồng mỗi kg khiến nhiều người không tiếc tiền để thưởng thức. Thế nhưng, phía sau vị béo giòn đầy mê hoặc ấy lại là những cảnh báo lạnh gáy từ chuyên gia về các nguy cơ tiềm ẩn với sức khỏe – đặc biệt với những ai thường xuyên sử dụng.
Bộ trưởng Y tế thăm bé trai vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu”

Bộ trưởng Y tế thăm bé trai vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu”

Sáng 5/5, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan đã đến Bệnh viện Nhi Trung ương thăm bệnh nhi M.T.A từng bị xe ba bánh tự chế chèn qua người. Bé đang điều trị tại khoa Hồi sức ngoại khoa.
Chuyên gia dinh dưỡng lưu ý gì khi ăn sáng tại nhà?

Chuyên gia dinh dưỡng lưu ý gì khi ăn sáng tại nhà?

Bữa sáng tốt cho sức khỏe, nhưng nên chọn tiện lợi ngoài hàng hay tự nấu tại nhà thì đâu mới là quyết định tốt nhất cho bạn?
Vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu” ở Nam Định: Tạm đình chỉ một số nhân viên y tế

Vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu” ở Nam Định: Tạm đình chỉ một số nhân viên y tế

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã tạm đình chỉ một số nhân viên y tế để xác minh, làm rõ vụ việc người dân phản ánh bị yêu cầu "đóng đủ tiền mới được cấp cứu" cho cháu bé gặp tai nạn giao thông.
Bé trai trong vụ "đóng đủ tiền mới được cấp cứu” đã cai được máy thở

Bé trai trong vụ "đóng đủ tiền mới được cấp cứu” đã cai được máy thở

Bé trai 4 tuổi ở Nam Định trong vụ việc liên quan đến phản ánh "nộp đủ tiền mới được cấp cứu" hiện đã cai được máy thở và có dấu hiệu tỉnh táo hơ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động