Bộ Y tế mở rộng quy mô chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi

Theo Bộ Y tế, hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, số ca mắc tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá nguy cơ bùng phát dịch sởi là rất cao. Việc triển khai tiêm chiến dịch và tiêm bù tiêm vét cần được thực hiện khẩn trương để ngăn chặn dịch xảy ra.
Chủ động bảo vệ gia đình và bản thân khỏi bệnh sởi Các bệnh thường gặp trong mùa đông Chuyên gia khuyến cáo sự nhầm lẫn bệnh sởi và cúm có thể khiến bệnh trở nặng

Bệnh sởi có xu hướng gia tăng

Theo Bộ Y tế, hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, số ca mắc tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, một số nước như Philippines, Malaysia dịch sởi đã xuất hiện trên diện rộng.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá nguy cơ bùng phát dịch sởi tại Việt Nam là rất cao. WHO cũng khuyến cáo tại các tỉnh, thành phố có nguy cơ cao và rất cao và những nơi hiện có chùm ca sởi (ghi nhận những trường hợp sởi chẩn đoán xác định), cần triển khai tiêm chủng chiến dịch, các tỉnh, thành phố còn lại có nguy cơ thấp và trung bình, cần tổ chức rà soát để tiêm bù, tiêm vét cho trẻ lỡ tiêm do đại dịch.

Do đó, việc triển khai tiêm chiến dịch và tiêm bù tiêm vét cần được thực hiện khẩn trương để ngăn chặn dịch xảy ra, đặc biệt ở những nơi có có chùm ca bệnh không để dịch lan rộng. Do đặc điểm dịch tễ phức tạp của bệnh sởi, bệnh khả năng lây lan nhanh, rộng và phụ thuộc nhiều vào tiêm chủng nên việc tiêm chủng cần triển khai càng sớm càng nhanh càng tốt.

Bộ Y tế mở rộng quy mô chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi

Nguy cơ bùng phát dịch sởi tại Việt Nam là rất cao

Tại Việt Nam, năm 2024, cả nước ghi nhận 45.554 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó 7.583 trường hợp dương tính và 16 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Độ tuổi của các ca dương tính sởi trong năm 2024 cho thấy xu hướng gia tăng ở nhóm tuổi dưới 9 tháng (chiếm khoảng 25%).

Hầu hết các trường hợp mắc sởi là không tiêm chủng/chưa tiêm đủ mũi vaccine phòng bệnh sởi hoặc chưa đến độ tuổi tiêm chủng vắc xin sởi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Mở rộng quy mô chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi thêm nhiều tỉnh, thành

Theo chỉ đạo của Bộ Y tế cùng với việc tăng cường tiêm chủng vacine trong Chương trình tiêm chủng, chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 01-10 tuổi đã được triển khai từ tháng 9/2024 tại 31 tỉnh, thành phố theo Quyết định số 2495/QĐ-BYT ngày 22/8/2024 ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2024 và Quyết định số 3526/QĐ-BYT ngày 22/11/2024 sửa đổi, bổ sung Quyết định 2495/QĐ-BYT.

Đến nay, 7/31 tỉnh, thành phố đã kết thúc chiến dịch trong giai đoạn 1, 24 tỉnh, thành phố đang tiếp tục triển khai tổ chức tiêm, tiêm vét cho các đối tượng để kết thúc chiến dịch giai đoạn 1.

Để tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng tại vùng nguy cơ năm 2025, Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch triển khai triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2025.

Kế hoạch này được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá nguy cơ và đề xuất của các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur. Nội dung đề xuất bao gồm việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi giai đoạn 2 cho trẻ từ 1-10 tuổi. Đồng thời, chiến dịch cũng bao gồm tiêm chủng bổ sung cho nhóm trẻ từ 6-9 tháng tuổi.

Việc triển khai tiêm chủng căn cứ vào đặc điểm dịch tễ học và tình hình dịch bệnh sởi hiện nay. Kế hoạch này cũng được xây dựng dựa trên khuyến cáo và ý kiến thống nhất của Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin của Bộ Y tế.

Việc này nhằm đạt mục tiêu tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi tại các vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi, dịch sởi xảy ra.

Bộ Y tế mở rộng quy mô chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi
Đối tượng tiêm của chiến dịch là trẻ từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi tại vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi/dịch sởi xảy ra.

Theo đó, đối tượng tiêm của chiến dịch là trẻ từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi tại vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi/dịch sởi xảy ra.

Trẻ từ 1-10 tuổi tại vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi/dịch sởi xảy ra, nhân viên y tế có nguy cơ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị bệnh nhân sởi chưa được tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi theo quy định.

Bộ Y tế cũng nêu rõ, nhóm tuổi cụ thể tiêm chủng do các tỉnh, thành phố quyết định trên cơ sở tình hình dịch bệnh tại địa phương, điều kiện cung ứng vắc xin từ nguồn tài trợ và nguồn lực của địa phương, trên cơ sở trao đổi thống nhất với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực.

Về phạm vi triển khai, trẻ từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi tại 24 tỉnh, thành phố. Các tỉnh, thành phố tiếp tục theo dõi, đánh giá tình hình dịch bệnh, nguồn lực của địa phương để trao đổi với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực đề xuất mở rộng phạm vi triển khai cho nhóm tuổi này.

Trẻ từ 1-10 tuổi, giai đoạn 1: Các tỉnh, thành phố thuộc Quyết định số 2495/QĐ-BYT ngày 22/8/2024 ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vacine phòng, chống dịch sởi năm 2024 và Quyết định số 3526/QĐ-BYT ngày 22/11/2024 sửa đổi, bổ sung Quyết định 2495/QĐ-BYT chưa hoàn thành chiến dịch, tiếp tục khẩn trương hoàn thành việc tiêm chủng đảm bảo kịp thời, an toàn và hiệu quả.

Giai đoạn 2 tại 17 tỉnh, thành phố (Thái Bình, Hà Nam, Bắc Giang, Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Ninh Bình, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận).

Trước đó, tháng 8/2024, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vacine phòng, chống dịch sởi năm 2024 tại 31 tỉnh, thành phố.

Theo khuyến cáo của WHO, lứa tuổi tiêm chủng vacine sởi ở những nước có bệnh sởi lưu hành là tiêm mũi 1 - 9 tháng tuổi, mũi 2 lúc 15-18 tháng tuổi, còn ở những nước đã loại trừ bệnh sởi, tiêm mũi thứ nhất lúc 12 tháng tuổi và tiêm mũi thứ hai lúc 15-18 tháng tuổi.

WHO cũng khuyến cáo việc tiêm bổ sung một mũi vacine có chứa thành phần sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi trong những trường hợp gồm: Khi đang bùng phát dịch sởi, trong các chiến dịch nơi mà nguy cơ mắc sởi ở trẻ dưới 9 tháng tuổi cao, sau đó trẻ tiếp tục được tiêm 2 mũi theo lịch của Chương trình tiêm chủng mở rộng (lưu ý mũi 1 cách mũi bổ sung ít nhất 4 tuần); vacine sởi sử dụng cho trẻ dưới 9 tháng tuổi là an toàn và có hiệu quả trong việc phòng mắc bệnh sởi cho nhóm tuổi nhỏ khi có dịch bùng phát.

Gỡ Gỡ "nút thắt" đối với kiểm soát thuốc đặc biệt?
Người bệnh được bảo hiểm y tế hoàn tiền nếu bệnh viện hết thuốc Người bệnh được bảo hiểm y tế hoàn tiền nếu bệnh viện hết thuốc
Danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện Danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện
Việt Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cứu sống bé 7 tuổi bị viêm cơ tim tối cấp bằng kỹ thuật ECMO

Cứu sống bé 7 tuổi bị viêm cơ tim tối cấp bằng kỹ thuật ECMO

Sau gần nửa tháng chiến đấu giành giật sự sống, cháu N.V.T (7 tuổi, trú tại thị xã Hương Thủy, TP Huế) đã hồi phục một cách ngoạn mục.
Những sai lầm phổ biến khi tập gym

Những sai lầm phổ biến khi tập gym

Tập gym mang lại nhiều lợi ích như tăng cơ, cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên nếu không tập đúng cách, bạn dễ gặp chấn thương và khó đạt được hiệu quả.
Điều gì xảy ra khi uống nước ép cà chua mỗi ngày?

Điều gì xảy ra khi uống nước ép cà chua mỗi ngày?

Nước ép cà chua không chỉ giàu dưỡng chất mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện da, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, …
Nhiều người ở Phú Quốc nhập viện cấp cứu sau khi ăn nấm lạ

Nhiều người ở Phú Quốc nhập viện cấp cứu sau khi ăn nấm lạ

Nhiều người dân tại TP Phú Quốc đã phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn phải loại nấm lạ, nghi do ngộ độc, trong đó có trường hợp rơi vào hôn mê.
Chuyên gia chỉ cách nhận biết bột ngọt, hạt nêm và dầu ăn giả

Chuyên gia chỉ cách nhận biết bột ngọt, hạt nêm và dầu ăn giả

Công an tỉnh Phú Thọ vừa đột kích xưởng sản xuất của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam, phát hiện 144 tấn dầu ăn, 118 tấn bột canh và 363 tấn hạt nêm giả.
Thời tiết cả nước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 như thế nào?

Thời tiết cả nước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 như thế nào?

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, miền Bắc có mưa rào và dông, trời mát. Tại miền Nam những ngày này nắng nóng, chiều tối có mưa và dông rải rác.
Những thực phẩm giàu axit folic tốt cho sức khỏe phụ nữ

Những thực phẩm giàu axit folic tốt cho sức khỏe phụ nữ

Axit folic là một trong 13 loại vitamin thiết yếu cần được bổ sung hàng ngày, đặc biệt là với phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang mang thai và trẻ sơ sinh.
Chuyên gia cảnh báo mối nguy hiểm khi dùng phải sữa giả

Chuyên gia cảnh báo mối nguy hiểm khi dùng phải sữa giả

Những ngày qua, vụ sản xuất, kinh doanh sữa giả được cơ quan chức năng phát hiện gây xôn xao dư luận. Các chuyên gia y tế cảnh báo, sữa bột giả tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Khi sử dụng trong thời gian dài, các thành phần độc tính (nếu có) có thể tích tụ trong cơ thể, dẫn đến tình trạng nhiễm độc.
Phát hiện ca viêm màng não mô cầu đầu tiên tại Đồng Nai

Phát hiện ca viêm màng não mô cầu đầu tiên tại Đồng Nai

Ngày 23/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Nai cho biết vừa ghi nhận ca viêm màng não mô cầu đầu tiên trong năm 2025.
Tự chữa bệnh bằng cây me đất, người phụ nữ bị suy thận cấp

Tự chữa bệnh bằng cây me đất, người phụ nữ bị suy thận cấp

Người phụ nữ 62 tuổi ở Hà Nội bị tổn thương thận và suy thận cấp sau khi tin vào bài thuốc trên mạng, tự hái cây dại mọc ngoài vườn để sắc nước uống.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động