Điều gì đã khiến dịch cúm năm nay trở nên nghiêm trọng?

Thời gian gần đây, bệnh cúm đang diễn biến phúc tạp trên nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Điều gì đã khiến dịch cúm năm nay trở nên nghiêm trọng?
Người bị cúm có nên tắm không? Bệnh cúm ảnh hưởng tới mẹ bầu và thai nhi như thế nào? Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc điều trị bệnh cúm

Theo số liệu cập nhật đến cuối tháng 1/2025 của WHO, các khu vực ghi nhận số ca mắc cúm cao nhất bao gồm Bắc Mỹ, Đông Á, Nam Mỹ và Nam Á. Tại các nước ở châu Á và châu Mỹ, phần lớn ca bệnh nhiễm cúm A, trong khi châu Phi có tỷ lệ nhiễm cúm B cao hơn. Châu Âu ghi nhận sự lưu hành phổ biến của tất cả các chủng virus cúm mùa.

Từ tháng 12/2024, Nhật Bản ghi nhận số ca cúm tăng đột biến.
Từ tháng 12/2024, Nhật Bản ghi nhận số ca cúm tăng đột biến.

Từ tháng 12/2024, Nhật Bản ghi nhận số ca cúm tăng đột biến, với gần 320.000 ca trong tuần cuối năm – mức cao nhất từ 1999. Đến cuối tháng 1/2025, hệ thống y tế vẫn trong tình trạng quá tải.

Hàn Quốc đang đối mặt với đợt bùng phát cúm nghiêm trọng nhất từ 2016, chủ yếu do virus A(H1N1)pdm09 và A(H3N2).

Cuối tháng 1/2025, Đài Loan (Trung Quốc) có hơn 162.000 ca cúm, với 142 ca nặng và 25 ca tử vong trong 10 ngày.

Tại Mỹ, số ca cúm tăng vọt, cao nhất trong 15 năm qua, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ tái diễn đại dịch cúm lợn 2009.

Theo báo cáo mới nhất từ Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) vào ngày 7/2, mùa cúm năm nay đã ghi nhận ít nhất 24 triệu ca nhiễm, với 31.000 bệnh nhân phải nhập viện và 13.000 ca tử vong. Hầu hết các ca bệnh đều là nhiễm cúm A.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ghi nhận sự gia tăng cục bộ số ca cúm từ cuối năm 2024 và trong dịp Tết, với các tác nhân chính là virus A/H3N2, A/H1N1 và cúm B, không có chủng bất thường. Một số bệnh viện ở phía Bắc đã báo cáo số ca mắc tăng cao, nhiều bệnh nhân phải thở máy và có trường hợp tử vong.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ghi nhận sự gia tăng cục bộ số ca cúm từ cuối năm 2024 và trong dịp Tết.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ghi nhận sự gia tăng cục bộ số ca cúm từ cuối năm 2024 và trong dịp Tết.

Tại Khoa Bệnh Nhiệt đới và can thiệp giảm hại, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, số bệnh nhân cúm trong tháng 01 cao gấp 6 lần so với tháng 12/2024. Bệnh viện Nhi Trung ương, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cũng ghi nhận tình trạng tương tự. Bệnh nhân nặng thường là người già, có bệnh nền.

Theo TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM, dịch cúm mùa năm nay đang diễn biến phức tạp và nghiêm trọng toàn cầu, được xem là đợt dịch nguy hiểm nhất trong nhiều năm qua. Tại Việt Nam, số ca mắc chưa tăng nhưng đã ghi nhận nhiều ca bệnh nặng tại một số bệnh viện.

Bác sĩ Hùng cho rằng nguyên nhân gây cúm nặng hiện nay là do sự biến đổi của virus cúm qua đột biến gene. Virus cúm thay đổi cấu trúc kháng nguyên, đặc biệt là các protein Hemagglutinin (H) và Neuraminidase (N), làm giảm hiệu quả miễn dịch tự nhiên và vaccine, khiến bệnh dễ lây lan và có xu hướng nặng hơn.

Ngoài ra, miễn dịch cộng đồng đã suy yếu sau giai đoạn phong tỏa và giãn cách xã hội phòng chống đại dịch Covid-19, làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của dịch cúm.

Tỷ lệ tiêm vaccine cúm thấp cũng góp phần đáng kể vào sự gia tăng ca mắc. Nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam, chưa phổ biến rộng rãi việc tiêm vaccine cúm hàng năm, đặc biệt là đối với nhóm nguy cơ cao như người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Thêm vào đó, sự thay đổi nhanh chóng trong cấu trúc virus cúm đôi khi làm giảm hiệu quả của vaccine, dù đã được cập nhật hàng năm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến dịch cúm bùng phát mạnh mẽ trên toàn cầu, dẫn đến tình trạng quá tải bệnh viện và thiếu thuốc điều trị.

Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm Thành phố Hồ Chí Minh, số ca mắc bùng phát dịp Tết là do thời tiết lạnh kéo dài, tạo điều kiện thuận lợi cho virus cúm sống lâu ngoài môi trường, từ đó phát triển, lây lan bệnh. Không khí lạnh và ẩm thấp cũng khiến tế bào đường hô hấp dễ bị tổn thương, phản ứng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, khiến virus cúm dễ xâm nhập vào.

Tình trạng ô nhiễm không khí, đặc biệt là bụi mịn (PM2.5), làm gia tăng nguy cơ mắc cúm và làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Cúm thường gây sốt cao đột ngột, đau đầu, nhức mỏi cơ thể, ớn lạnh, đau họng, ho khan, chảy nước mũi, nước mắt và chán ăn. Hầu hết các triệu chứng này sẽ tự biến mất sau khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nặng và dẫn đến tử vong, với các triệu chứng như khó thở, hụt hơi, sốt cao kéo dài trên hai ngày.

Khi bị cúm, người bệnh cần nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung đủ nước và sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý dùng kháng sinh nếu không có chỉ định. Trường hợp bệnh nặng, cần nhập viện để điều trị tích cực, không nên chủ quan trước các dấu hiệu chuyển biến xấu. Ngoài biến chứng viêm phổi, người mắc cúm còn dễ tử vong do bội nhiễm các vi khuẩn, virus nguy hiểm khác như phế cầu khuẩn.

Để phòng ngừa cúm, nên tiêm vaccine hàng năm, đặc biệt là đối với nhóm nguy cơ cao. Cần vệ sinh hầu họng, giữ vệ sinh răng miệng mỗi ngày, đeo khẩu trang, tránh những nơi đông người và tiếp xúc với những người có dấu hiệu nghi ngờ bị cúm. Vệ sinh tay thường xuyên và duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao sức đề kháng, tránh nhiễm lạnh, đặc biệt ở người cao tuổi.

Những loại trái cây giàu vitamin C giúp người bệnh cúm nhanh hồi phục Những loại trái cây giàu vitamin C giúp người bệnh cúm nhanh hồi phục
Không nên chủ quan với bệnh cúm mùa Không nên chủ quan với bệnh cúm mùa
Triệu chứng thường gặp khi trẻ mắc cúm A Triệu chứng thường gặp khi trẻ mắc cúm A
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sau sinh bao lâu mới nên ăn kiêng giảm cân?

Sau sinh bao lâu mới nên ăn kiêng giảm cân?

Giảm cân sau sinh là mối quan tâm của hầu hết các bà mẹ bỉm sữa, nhưng ăn kiêng thế nào, khi nào bắt đầu và cần lưu ý những gì để vừa an toàn cho sức khỏe, vừa đảm bảo đủ sữa cho con?
Dầu sạch tự ép tại nhà có thật sự an toàn?

Dầu sạch tự ép tại nhà có thật sự an toàn?

Nhiều nông dân và người dân vùng quê đang tự ép dầu tại nhà để ăn cho an toàn. Nhưng theo cảnh báo của chuyên gia, nếu không hiểu kỹ về quy trình, thiết bị, nhiệt độ, nguy cơ nhiễm nấm mốc, mất chất, sinh độc tố là hoàn toàn có thật.
Khẩu trang màu tối hay sáng chống nắng tốt hơn?

Khẩu trang màu tối hay sáng chống nắng tốt hơn?

Khẩu trang là một trong những phương pháp đơn giản để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng. Tuy nhiên, nên chọn khẩu trang màu sáng hay tối để chống nắng hiệu quả vẫn là băn khoăn của nhiều người.
Những lưu ý trước và sau hiến máu

Những lưu ý trước và sau hiến máu

Hiến máu không chỉ cứu giúp người bệnh mà còn mang lại lợi ích sức khỏe cho chính người hiến. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và thoải mái, bạn cần chuẩn bị và chăm sóc đúng cách trước và sau khi hiến máu.
Nhận biết thịt lợn bệnh giữa nguy cơ dịch tả lợn châu Phi bùng phát

Nhận biết thịt lợn bệnh giữa nguy cơ dịch tả lợn châu Phi bùng phát

Trước nguy cơ bùng phát dịch tả lợn châu Phi tại nhiều tỉnh phía Bắc, người tiêu dùng càng cần tỉnh táo khi lựa chọn thịt lợn.
Sai lầm khi chế biến thịt gà có thể gây ngộ độc mà nhiều người không biết

Sai lầm khi chế biến thịt gà có thể gây ngộ độc mà nhiều người không biết

Thịt gà là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xử lý và chế biến thịt gà đúng cách để vừa giữ hương vị vừa đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tháng 10 tới, Hà Nội tiên phong xóa bỏ nhựa một lần tại nhà hàng, khách sạn

Tháng 10 tới, Hà Nội tiên phong xóa bỏ nhựa một lần tại nhà hàng, khách sạn

Từ tháng 10/2025, Hà Nội sẽ bắt đầu lộ trình tiên phong nói không với nhựa dùng một lần tại các quán cà phê, nhà hàng và khách sạn trong khu vực Vành đai 1. Đây không chỉ là một bước đi chính sách, mà còn là lời kêu gọi mỗi người dân cùng chung tay vì một môi trường bền vững và một tương lai không rác thải nhựa.
Nằm đệm đau lưng: Vì sao và cách khắc phục để ngủ ngon hơn

Nằm đệm đau lưng: Vì sao và cách khắc phục để ngủ ngon hơn

Một chiếc đệm êm ái tưởng chừng mang lại giấc ngủ sâu, nhưng với nhiều người, đó lại là “thủ phạm” khiến họ tỉnh dậy với cảm giác đau lưng, mệt mỏi.
Nước hạt chia giàu dinh dưỡng, nhưng đừng lạm dụng kẻo "lợi bất cập hại"!

Nước hạt chia giàu dinh dưỡng, nhưng đừng lạm dụng kẻo "lợi bất cập hại"!

Nước hạt chia mang đến vô vàn lợi ích sức khỏe nhưng nếu lạm dụng, đặc biệt là vào ban đêm, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khó chịu.
Mỗi giọt máu cho đi – một cuộc đời ở lại

Mỗi giọt máu cho đi – một cuộc đời ở lại

Mùa hè thiếu máu trầm trọng, hàng nghìn bệnh nhân chờ đợi từng đơn vị máu. Bộ Y tế kêu gọi toàn xã hội cùng hành động, hiến máu định kỳ để trao đi sự sống, lan tỏa yêu thương và tinh thần nhân ái cộng đồng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động