Chủ động phòng chống dịch bệnh mùa xuân 2025

Đầu năm thường là thời điểm giao mùa, với nhiều diễn biến thời tiết phức tạp như rét lạnh và nồm ẩm, gây ra nhiều nguy cơ bệnh dịch. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm nhu cầu đi lại, tụ tập và vui chơi của người dân tăng cao, đề ra yêu cầu chủ động phòng chống dịch bệnh cho người dân.
Triệu chứng thường gặp khi trẻ mắc cúm A Cúm A bùng phát, thuốc Tamiflu "khan hàng" gây nên tình trạng loạn giá Bệnh cúm ảnh hưởng tới mẹ bầu và thai nhi như thế nào?

Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp

BSCKII Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định những thách thức với công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn thủ đô rất lớn. Các dịch bệnh trên thế giới và tại các tỉnh, thành phố khác đều có thể xâm nhập và lây lan trên toàn thành phố. Điển hình như Covid-19 xâm nhập làm mắc bệnh cho hàng triệu người. Trong quá khứ và cả hiện tại đã có nhiều dịch bệnh xâm nhập và phát sinh như SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, tả… đều để lại hậu quả về sức khỏe và kinh tế xã hội. Các dịch bệnh lưu hành hàng năm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm màng não do não mô cầu… đều có số mắc cao tại nhiều quận, huyện, thị xã. Các dịch bệnh lây từ động vật sang người như nhiễm khuẩn do liên cầu lợn, dại... hàng năm đều có báo cáo các trường hợp bệnh. Thậm chí gần đây các dịch bệnh đã có vắc xin trong chương trình tiêm chủng cũng quay trở lại và có những diễn biến mới như sởi, ho gà...

Chủ động phòng chống dịch bệnh mùa xuân 2025
Mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao

BSCKII Khổng Minh Tuấn cũng cho biết tình hình bệnh sởi hiện nay đang có xu hướng gia tăng tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố, lây lan chính ở nhóm trẻ chưa tiêm chủng đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh sởi. Trung bình mỗi tuần ghi nhận từ 70 đến 120 trường hợp mắc bệnh, nhiều trường hợp nặng phải nhập viện điều trị, tuy nhiên chưa có trường hợp nào tử vong. Số trường hợp mắc sởi năm 2024 là 570, thời điểm hiện tại 2025 là 213 thấp hơn khi so sánh với các năm 2014, 2019 là các năm có bệnh sởi gia tăng trên địa bàn thành phố (1700 trường hợp), tuy nhiên nếu không chủ động tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch, tổ chức tốt việc tiêm chủng thì số trường hợp mắc bệnh thời gian tới sẽ tục gia tăng và có thể sẽ thành dịch.

Tránh đến những địa điểm đông người để hạn chế lây lan bệnh

Ở Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, mặc dù số trường hợp mắc cúm có gia tăng cục bộ từ cuối năm 2024 và trong thời gian dịp Tết Nguyên đán năm 2025, tuy nhiên không có sự gia tăng đột biến so với số mắc được ghi nhận cùng kỳ hàng năm trước đây với các tác nhân chủ yếu là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Bệnh sởi hiện có xu hướng giảm so với tháng 12/2024, nhưng vẫn gia tăng cục bộ tại một số địa phương.

Thời điểm hiện nay, đang trong giai đoạn thời tiết mùa đông xuân với điều kiện khí hậu gió mùa, nồm ẩm, thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển dẫn đến nguy cơ gia tăng số mắc như cúm mùa, sởi, sốt phát ban... Bên cạnh đó, thời gian này cũng là mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao; thường xuyên xảy ra việc tập trung đông người tại các địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí và các khu vực công cộng, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.

Chủ động phòng chống dịch bệnh mùa xuân 2025
Thời tiết mùa đông xuân thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Bộ Y tế đề nghị theo dõi chặt chẽ tình hình bệnh truyền nhiễm trên địa bàn các tỉnh, thành, nhất là bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp cấp tính, hội chứng viêm phổi nặng do virus; chủ động công tác giám sát, lưu ý việc giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại các cơ sở y tế, các cơ sở giáo dục, các cụm, khu công nghiệp...

Theo Bộ Y tế, 5 khu vực cần tăng cường truyền thông phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp gồm: Các cơ sở giáo dục; cơ sở y tế; các cụm, khu công nghiệp; các địa điểm du lịch, trung tâm thương mại; các khu vực công cộng tập trung đông người.

Tại 5 khu vực này, ban quản lý cần đảm bảo vệ sinh môi trường, theo dõi sức khỏe của người lao động, trẻ em, học sinh và hướng dẫn, khuyến cáo thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân như: đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch, hạn chế tiếp xúc với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vaccine phòng bệnh.

Chủ động phòng chống dịch bệnh

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo các biện pháp chính cần thực hiện gồm:

Một là, giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

Hai là, tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu… Hạn chế đến những chỗ đông người.

Chủ động phòng chống dịch bệnh mùa xuân 2025
Cần ăn uống đủ chất để bảo vệ sức khỏe.

Ba là, ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn tiết canh, không sử dụng gia cầm/sản phẩm từ gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc để chế biến thực phẩm.

Bốn là, tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà…).

Năm là, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, giữ ấm nhà cửa.

Sáu là, đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

Nhiều người nhầm cảm cúm và cúm mùa khiến bệnh trở nặng Nhiều người nhầm cảm cúm và cúm mùa khiến bệnh trở nặng
Những loại trái cây giàu vitamin C giúp người bệnh cúm nhanh hồi phục Những loại trái cây giàu vitamin C giúp người bệnh cúm nhanh hồi phục
Không nên chủ quan với bệnh cúm mùa Không nên chủ quan với bệnh cúm mùa
Việt Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết

Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết

Sau 5 ngày mắc sốt xuất huyết, cô gái 28 tuổi đã tử vong, trở thành trường hợp đầu tiên thiệt mạng vì bệnh này tại Bà Rịa – Vũng Tàu trong năm nay.
Ngủ không đủ giấc có thể là thủ phạm gây viêm mũi

Ngủ không đủ giấc có thể là thủ phạm gây viêm mũi

Một bác sĩ Ấn Độ chỉ ra rằng, chăm sóc giấc ngủ là yếu tố ảnh hưởng đến chức năng mũi và nếu bị thiếu ngủ có thể gây ra nghẹt mũi, hắt hơi, viêm mũi.
TP.HCM ghi nhận ca viêm não hiếm gặp do virus cúm gia cầm

TP.HCM ghi nhận ca viêm não hiếm gặp do virus cúm gia cầm

Bé gái 8 tuổi tại Tây Ninh được chẩn đoán viêm não do virus cúm gia cầm H5N1 sau khi tiếp xúc với hàng loạt gà chết khoảng hai tuần trước.
6 loại trái cây màu xanh giúp giảm mỡ bụng

6 loại trái cây màu xanh giúp giảm mỡ bụng

Nhờ giàu chất xơ, vitamin và các hợp chất tự nhiên, nhiều loại quả xanh giúp tăng cường trao đổi chất, giảm hấp thu chất béo và hỗ trợ thu gọn vòng eo.
Bác sĩ cảnh báo về trào lưu ăn trứng cút cả vỏ

Bác sĩ cảnh báo về trào lưu ăn trứng cút cả vỏ

Trào lưu ăn trứng cút rang muối nguyên vỏ đang gây xôn xao trên mạng xã hội. Tuy nhiên các bác sĩ lại không cho răng đây là món ăn tốt.
Lai Châu: Vợ tử vong, chồng hôn mê sau bữa ăn gồm cơm trắng, canh nấm

Lai Châu: Vợ tử vong, chồng hôn mê sau bữa ăn gồm cơm trắng, canh nấm

Ba người dân ở Lai Châu phải nhập viện cấp cứu sau bữa cơm với nấm lạ. Trong số đó, một người không qua khỏi, một người rơi vào tình trạng hôn mê sâu.
Bệnh viện 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus của công ty trong đường dây sản xuất sữa giả

Bệnh viện 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus của công ty trong đường dây sản xuất sữa giả

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho hay đã dừng tư vấn sử dụng và thu hồi sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus, do phát hiện chúng thuộc công ty sản xuất sữa giả.
Uống nước mía thế nào để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe?

Uống nước mía thế nào để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe?

Nước mía là một loại thức uống giải khát mùa hè quen thuộc ở nhiều nơi. Tuy nhiên, do chứa lượng đường cao nên cũng cần lưu ý tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cả nước đã có 8 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi

Cả nước đã có 8 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi

Cả nước ghi nhận nhiều địa phương có số ca sởi giảm, tuy nhiên số ca lại tăng tại các khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra sữa Hikid quảng cáo “100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi”

Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra sữa Hikid quảng cáo “100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi”

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa yêu cầu Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi quảng cáo sai sự thật liên quan sữa Hikid.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động