Mùa mưa, cần cẩn thận với một số bệnh thường gặp sau
Trẻ nhiễm virus Adeno, khi nào cần nhập viện điều trị nội trú? Những triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ Các đường lây bệnh đậu mùa khỉ từ người sang người |
1. Cảm lạnh thông thường và cúm
Là các bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ gặp phải ở mọi lứa tuổi và thường xảy ra nhất trong mùa mưa. Bệnh dễ gây thành dịch lớn do nhiễm virus cúm, bệnh lây lan trong không khí và qua tiếp xúc, ví dụ như hít phải virus bệnh trong không khí, tiếp xúc chung đồ vật với người bị bệnh….
Biểu hiện lâm sàng: nhức đầu, đau mình mẩy, sốt, ho và mệt mỏi.
Điều trị: giảm các triệu chứng do bệnh gây ra như sốt, đau đầu, đau mỏi người. Người bệnh cần được nghỉ ngơi cho đến khi hết sốt, ăn thức ăn dễ tiêu và uống nhiều nước.
Dự phòng: Biện pháp chủ yếu để phòng bệnh cúm là sử dụng vacxin cúm. Ngoài ra, chúng ta nên uống nhiều nước và bổ sung các vitamin và khoáng chất để cơ thể luôn khỏe mạnh.
2. Bệnh sốt rét
Đây là bệnh nguy hiểm nhất vào mùa mưa. Bệnh sốt rét do muỗi Anophen cái gây ra. Muỗi mang mầm bệnh từ người nhiễm bệnh sang người khỏe mạnh.
Triệu chứng: người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như: sốt, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ…
Phòng ngừa: để tránh muỗi đốt gây bệnh sốt rét, bạn cần chú ý tiêu diệt muỗi, bọ gậy, loăng quăng xung quanh nhà, nhất là ở những vũng nước đọng. Cần nằm màn khi ngủ để giảm nguy cơ tiếp xúc với muỗi.
3. Bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính.
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus.
Triệu chứng: Triệu chứng thường xuất hiện đột ngột với sốt cao, người mệt mỏi rũ rượi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ (đau thắt lưng và đôi khi đau chân), thường kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đau vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới mũi xương ức).
Cách phòng bệnh tốt nhất là thường xuyên diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy; loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước; thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn.
4. Bệnh tiêu hóa
Thời điểm mưa bão nhiều, không khí ẩm thấp nhiều vi khuẩn cùng môi trường nước bị nhiễm bẩn dẫn đến các bệnh về tiêu hóa thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân gây ra những bệnh về tiêu hóa là do sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột (ăn uống thiếu vệ sinh, chưa được nấu chín, sôi...). Bệnh thường không cần uống thuốc vẫn có thể tự khỏi hoặc giảm. Điều quan trọng nhất là cần giúp người bệnh có chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.
Để phòng chống bệnh về tiêu hóa, bạn cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tránh xa nguồn bệnh, thực hiện tốt ăn chín uống sôi...