Xử lý nghiêm những cơ sở bán thuốc “thổi giá” thuốc Tamiflu

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh thuốc kháng virus điều trị cúm mùa, đặc biệt là cúm A, với trọng tâm là các vi phạm về quản lý giá thuốc.
Cúm A bùng phát, thuốc Tamiflu "khan hàng" gây nên tình trạng loạn giá Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc điều trị bệnh cúm Bộ Y tế mở rộng quy mô chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi

Ngày 12/2, Cục Quản lý Dược đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc về việc đảm bảo cung ứng và kiểm soát giá thuốc điều trị cúm mùa.

Theo Cục Quản lý Dược, gần đây, số ca mắc cúm mùa, đặc biệt là cúm A, đang có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.

Nhằm đảm bảo nguồn cung và kiểm soát giá thuốc điều trị cúm mùa, đặc biệt là thuốc trị cúm A như Tamiflu và các thuốc chứa hoạt chất oseltamivir, Cục yêu cầu các đơn vị liên quan, bao gồm Sở Y tế các tỉnh, thành phố, khẩn trương thực hiện các chỉ đạo trong Công văn số 3847/QLD-KD ngày 2/12/2024 và Công văn số 414/QLD-KD ngày 7/2/2025 về đảm bảo cung ứng thuốc phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời, cần đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân không tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị cúm A nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc trị cúm A như Tamiflu.
Thuốc điều trị cúm A Tamiflu.

Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu các Sở Y tế tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh thuốc kháng virus điều trị cúm, bao gồm hành vi kê khai giá sai quy định, không niêm yết giá hoặc bán cao hơn giá niêm yết. Ngoài ra, cần xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, bán thuốc kê đơn mà không có đơn của bác sĩ, hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bất hợp lý.

Các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế cần chủ động đảm bảo nguồn cung thuốc điều trị cúm mùa, đặc biệt là cúm A, nhằm tránh tình trạng thiếu thuốc. Đồng thời, phải thực hiện đúng quy định về mua bán và quản lý giá thuốc tại các cơ sở bán lẻ trong khuôn viên bệnh viện.

Các cơ sở sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh thuốc cũng được yêu cầu khẩn trương lên kế hoạch sản xuất, nhập khẩu để đảm bảo nguồn cung, đồng thời thực hiện đầy đủ hợp đồng cung ứng thuốc theo kết quả trúng thầu đã ký.

Cục Quản lý Dược nhấn mạnh, các nhà thuốc bán lẻ phải tuân thủ quy định về bán thuốc theo đơn, hướng dẫn người dân sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Theo các chuyên gia y tế, cúm mùa là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan cao trong cộng đồng, do virus cúm gây ra, chủ yếu thuộc nhóm A (chiếm khoảng 75% ca bệnh) và B (25%). Virus cúm có thể tồn tại lâu ngoài môi trường, đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ thấp và độ ẩm cao.

Triệu chứng ban đầu của cúm bao gồm sốt, ho, đau họng, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi và thường tự khỏi sau 2-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể diễn biến nặng, gây viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, nhiễm trùng huyết, thậm chí tử vong, đặc biệt ở nhóm nguy cơ cao như người cao tuổi, thai phụ, trẻ nhỏ và người mắc bệnh nền.

Trước tình trạng gia tăng ca mắc cúm, nhiều người dân đang tích trữ Tamiflu, khiến thuốc bị đẩy giá cao và khan hiếm. Trên mạng xã hội, một số cá nhân còn rao bán thuốc nhập khẩu không rõ nguồn gốc, gây hoang mang dư luận.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng 80-90% trường hợp cúm có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc kháng virus. Tamiflu chỉ thực sự cần thiết với các ca bệnh nặng hoặc có nguy cơ biến chứng và phải được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, nhấn mạnh rằng Tamiflu chỉ hiệu quả nếu dùng trong 48 giờ đầu sau khi mắc cúm. Do đó, người dân không nên tự ý mua và tích trữ thuốc, tránh lãng phí và sử dụng sai cách.

Danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện Danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện
Bộ Y tế yêu cầu giám sát chặt các bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2025 Bộ Y tế yêu cầu giám sát chặt các bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2025
Bộ Y tế khuyến cáo người dân hạn chế ra đường từ 21h đến 6h sáng Bộ Y tế khuyến cáo người dân hạn chế ra đường từ 21h đến 6h sáng
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Gỡ “nút thắt” đối với kiểm soát thuốc đặc biệt

Gỡ “nút thắt” đối với kiểm soát thuốc đặc biệt

Bộ Y tế đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định kiểm soát thuốc đặc biệt tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược.
Đình chỉ lưu hành, thu hồi 4 loại mỹ phẩm không đạt chất lượng

Đình chỉ lưu hành, thu hồi 4 loại mỹ phẩm không đạt chất lượng

Sở Y tế Hà Nội vừa quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy 4 loại mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng trên địa bàn thành phố. Các sản phẩm vi phạm bị phát hiện chứa chất cấm hoặc không đúng tiêu chuẩn công bố.
Hà Nội rà soát toàn bộ cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm

Hà Nội rà soát toàn bộ cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội vừa triển khai kế hoạch kiểm tra và rà soát toàn diện các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên toàn thành phố. Mục tiêu của đợt rà soát này là đánh giá tổng thể tình hình an toàn thực phẩm tại Hà Nội, đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm.
Hà Nội phát hiện hơn 93.000 hũ yến chưng không rõ nguồn gốc

Hà Nội phát hiện hơn 93.000 hũ yến chưng không rõ nguồn gốc

Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội vừa phát hiện, tạm giữ hơn 93.000 hũ yến chưng không rõ nguồn gốc.
Bộ Y tế cảnh báo thủ đoạn giả mạo các đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm

Bộ Y tế cảnh báo thủ đoạn giả mạo các đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Sở An toàn thực phẩm TPHCM; Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng và tỉnh Bắc Ninh về việc thông báo thủ đoạn giả danh các đoàn thanh tra, kiểm tra.
Hà Nội: Nhiều phòng khám đa khoa bị xử phạt, tước giấy phép hoạt động khám chữa bệnh

Hà Nội: Nhiều phòng khám đa khoa bị xử phạt, tước giấy phép hoạt động khám chữa bệnh

Vừa qua, Sở Y tế Hà Nội đã công bố danh sách xử phạt vi phạm hành chính (từ ngày 09/9/2024 đến ngày 20/9/2024). Trong đó, Phòng khám đa khoa Bắc Việt, Phòng khám đa khoa Đông Phương bị tước giấy phép hoạt động (GPHĐ) khám bệnh, chữa bệnh.
Lý do gì khiến Công ty cổ phần Dược Trung ương 3 (TW3) liên tục bị "tuýt còi"?

Lý do gì khiến Công ty cổ phần Dược Trung ương 3 (TW3) liên tục bị "tuýt còi"?

Sở hữu nhà máy đạt tiêu chuẩn WHO – GMP với hệ thống máy móc, công nghệ tiên tiến, hiện đại, khẳng định luôn tuân thủ theo các hệ thống, tiêu chuẩn quốc tế thế nhưng Công ty cổ phần Dược Trung ương (TW3) liên tục bị "tuýt còi" vì liên quan đến chất lượng thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Tại sao Sản phẩm TPBVSK Bình Vị Thái Minh bị xử phạt hơn 70 triệu đồng?

Tại sao Sản phẩm TPBVSK Bình Vị Thái Minh bị xử phạt hơn 70 triệu đồng?

Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ (TPBVSK) Bình Vị Thái Minh của Công ty Cổ phần Công nghệ Cao Thái Minh bị xử phạt 72,5 triệu đồng về hành vi vi phạm quảng cáo.
Xử phạt 2 cơ sở sản xuất bánh nướng, bánh ngọt vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Xử phạt 2 cơ sở sản xuất bánh nướng, bánh ngọt vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Mới đây, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 5 thuộc Cục QLTT Cao Bằng vừa xử phạt 18 triệu đồng đối với 2 cơ sở sản xuất bánh nướng, bánh ngọt trên địa bàn có hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Phát hiện lô thuốc kháng sinh Cefixim 200 giả đang lưu hành trên thị trường

Phát hiện lô thuốc kháng sinh Cefixim 200 giả đang lưu hành trên thị trường

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản đề nghị Sở Y tế Thừa Thiên Huế phối hợp với các đơn vị chức năng truy tìm nguồn gốc của sản phẩm thuốc kháng sinh Cefixim 200 giả.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động