Quy định về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại UKVFTA

Quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA)”, việc tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Vương Quốc Anh và từ Việt Nam được quy định tại Điều 24 và 25.
Quy định về nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế theo UKVFTA Hàng hóa dưới 6.000 Euro xuất khẩu sang Anh được tự chứng nhận xuất xứ Bộ Công thương xây dựng các văn bản pháp luật cần thiết để thực hiện Hiệp định UKVFTA

Ngày 11/6/2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 02/2021/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA).

Tại Điều 24 và 25 củaThông tư số 02/2021/TT-BC đã đưa ra những quy định về tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Vương quốc Anh và từ Việt Nam.

Quy định về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại UKVFTA
Quy định về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại UKVFTA

Theo đó, đối với hàng hóa từ Vương quốc Anh, Điều 24 Thông tư 02/2021/TT-BCT quy định, nhà xuất khẩu được phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi hàng hóa có xuất xứ từ Vương quốc Anh và đáp ứng quy định khác của UKVFTA.

Cụ thể, nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên hóa đơn, phiếu giao hàng hoặc chứng từ thương mại khác có đủ thông tin về hàng hóa, bằng cách đánh máy, đóng dấu hoặc in nội dung lời văn khai báo xuất xứ hàng hóa trên chứng từ. Nhà xuất khẩu sử dụng mẫu lời văn khai báo xuất xứ bằng một trong các phiên bản ngôn ngữ được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này và phù hợp với quy định pháp luật của Vương quốc Anh. Trường hợp nhà xuất khẩu khai báo bằng cách viết tay, lời văn khai báo được viết bằng mực và chữ cái in hoa.

Thuật ngữ “chứng từ thương mại khác” nêu tại Khoản 2 Điều 24 có thể là phiếu gửi hàng, hóa đơn chiếu lệ hoặc phiếu đóng gói. Chứng từ vận tải như vận tải đơn hoặc vận tải đơn hàng không được coi là chứng từ thương mại khác.

Nội dung tự chứng nhận xuất xứ không được thực hiện trên một mẫu riêng biệt. Nội dung tự chứng nhận xuất xứ được phép thực hiện trên một trang khác của chứng từ thương mại với điều kiện nhận biết được trang đó là một phần của chứng từ thương mại.

Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phải có chữ ký viết tay của nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định Vương quốc Anh được phép không ký tên với điều kiện nhà xuất khẩu cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu văn bản cam kết rằng, nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm toàn bộ về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa có thể phát hành sau khi xuất khẩu hàng hóa với điều kiện được xuất trình tại nước thành viên nhập khẩu không muộn hơn 2 năm hoặc theo quy định của nước thành viên nhập khẩu kể từ khi hàng hóa được đưa vào lãnh thổ nước thành viên nhập khẩu.

Tự chứng nhận xuất xứ là cơ chế cho phép nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của mình thay vì phải đi xin chứng nhận xuất xứ từ một cơ quan có thẩm quyền
Tự chứng nhận xuất xứ là cơ chế cho phép nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của mình thay vì phải đi xin chứng nhận xuất xứ từ một cơ quan có thẩm quyền

Còn theo Điều 25 của Thông tư 02/2021/TT-BCT Bộ Công Thương quy định về tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Việt Nam với 7 nội dung, bao gồm: Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 19 Thông tư này khi hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam và đáp ứng quy định khác của UVKFTA.

Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên hóa đơn, phiếu giao hàng hoặc chứng từ thương mại khác có đủ thông tin về hàng hóa, bằng cách đánh máy, đóng dấu hoặc in nội dung lời văn khai báo xuất xứ hàng hóa trên chứng từ. Nhà xuất khẩu sử dụng mẫu lời văn khai báo xuất xứ bằng một trong các phiên bản ngôn ngữ được quy định tại Phụ ục VII ban hành kèm theo Thông tư này và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Trường hợp nhà xuất khẩu khai báo bằng cách viết tay, lời văn khao báo đực viết bằng mực và chữ cái in hoa.

Thuật ngữ “chứng từ thương mại khác” nêu tại khoản 2 Điều 25 có thể là phiếu gửi hàng, hóa đơn chiếu lệ hoặc phiếu đóng gói. Chứng từ vận tải như vận tải đơn hoặc vận đơn hàng không không được coi là chứng từ thương mại khác.

Nội dung tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa không được thực hiện trên một mẫu riêng biệt. Nội dung tự chứng nhận xuất xứ được phép thực hiện trên một trang khác của chứng từ thương mại với điều kiện nhận biết được trang đó là một phần của chứng từ thương mại.

Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ nêu tại khoản 1 Điều 25 nộp chứng từ chứng minh XXHH cũng như việc tuân thủ quy định khác của Thông tư này theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ có thể phát hành sau khi xuất khẩu hàng hóa với điều kiện được xuất trình tại nước thành viên nhập khẩu không muộn hơn 2 năm hoặc theo quy định của nước thành viên nhập khẩu kể từ khi hàng hóa được đưa vào lãnh thổ nước thành viên nhập khẩu.

Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ, nhà xuất khẩu nêu tại khoản 1 Điều này khai báo, đăng tải chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chứng từ liên quan đến lô hàng xuất khẩu theo quy định từ điểm c đến điểm h khoản 1 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn của Bộ Công Thương.

Tự chứng nhận xuất xứ là gì?

Tự chứng nhận xuất xứ là cơ chế cho phép nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ cho sản phẩm của mình mà không phải đi xin chứng nhận xuất xứ từ một cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận xuất xứ.

Theo cơ chế này, trách nhiệm chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa sẽ chuyển từ cơ quan chuyên trách sang doanh nghiệp (nhà sản xuất, xuất khẩu hoặc nhập khẩu). Doanh nghiệp được chủ động khai nhận xuất xứ cho hàng hóa của mình nhưng cũng đồng thời phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc khai nhận đó.

Từ góc độ doanh nghiệp, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ có nhiều ưu điểm hơn so với cơ chế xin cấp chứng nhận xuất xứ truyền thống.

Cụ thể, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí đi xin giấy chứng nhận xuất xứ ở cơ quan có thẩm quyền; chủ động trong chuẩn bị giấy tờ, thủ tục liên quan đến chứng nhận xuất xứ, doanh nghiệp có thể khai thông tin về xuất xứ ngay trên các chứng từ thương mại (như hóa đơn, vận đơn, phiếu đóng gói…).

Tuy nhiên, việc tự chứng nhận xuất xứ cũng yêu cầu doanh nghiệp phải có trách nhiệm cao hơn đối với các giấy từ chứng nhận của mình, đồng thời phải chịu cơ chế kiểm soát (kiểm soát tức thời, kiểm soát hồi tối) chặt chẽ hơn từ cơ quan chức năng (đặc biệt là cơ quan hải quan nước nhập khẩu), phải chịu các chế tài nặng nếu vi phạm…

Ngoài ra, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện Nhà nước đặt ra để được phép tự chứng nhận xuất xứ, không ít trường hợp các điều kiện này rất khó đáp ứng.

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định UKVFTA Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định UKVFTA
Hiệp định UKVFTA: Doanh nghiệp Việt cần nắm rõ văn hóa bản địa khi xuất khẩu sang Anh Hiệp định UKVFTA: Doanh nghiệp Việt cần nắm rõ văn hóa bản địa khi xuất khẩu sang Anh
Điều kiện để doanh nghiệp được hưởng ưu đãi từ UKVFTA Điều kiện để doanh nghiệp được hưởng ưu đãi từ UKVFTA
M.Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

BIDV và InfoPlus ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển sản phẩm ngân hàng trên nền tảng InfoCMS

BIDV và InfoPlus ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển sản phẩm ngân hàng trên nền tảng InfoCMS

Ngày 23/05/2023, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển sản phẩm ngân hàng trên nền tảng số InfoCMS giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty TNHH InfoPlus.
Việt Nam chi hơn 808,67 triệu USD nhập khẩu dược phẩm

Việt Nam chi hơn 808,67 triệu USD nhập khẩu dược phẩm

Quý I/2023, Việt Nam chi hơn 808,67 triệu USD nhập khẩu dược phẩm, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Không được dùng hình bác sĩ để quảng cáo bán hàng đa cấp

Không được dùng hình bác sĩ để quảng cáo bán hàng đa cấp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 18/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Sở Y tế TP.HCM “tuýt còi” hàng loạt cơ sở kinh doanh dược, mỹ phẩm, thiết bị y tế

Sở Y tế TP.HCM “tuýt còi” hàng loạt cơ sở kinh doanh dược, mỹ phẩm, thiết bị y tế

Mới đây, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM công bố danh sách xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế từ ngày 8/2/2023 đến 16/4/2023.
Xuất khẩu phân bón sụt giảm mạnh trong quý I/2023

Xuất khẩu phân bón sụt giảm mạnh trong quý I/2023

Quý I/2023 cả nước xuất khẩu 404.912 tấn phân bón các loại, tương đương 183,58 triệu USD, giá trung bình 453,4 USD/tấn.
Dược phẩm Úc Châu bị phạt 50 triệu đồng do không cập nhật tiêu chuẩn chất lượng thuốc

Dược phẩm Úc Châu bị phạt 50 triệu đồng do không cập nhật tiêu chuẩn chất lượng thuốc

Mới đây, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Úc Châu do đã không cập nhật tiêu chuẩn chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định của pháp luật.
Bộ Y tế đã đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường

Bộ Y tế đã đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường

Trong Hội thảo khoa học về tiêu thụ đồ uống có đường đối với sức khỏe, tác động của chính sách thuế và giá mới đây do Bộ Y tế tổ chứ, Bộ Y tế đã đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường.
Tạo đòn bẩy kinh tế khu vực bằng các dự án khu đô thị

Tạo đòn bẩy kinh tế khu vực bằng các dự án khu đô thị

Trong những năm gần đây, vai trò của các nhà đầu tư thể hiện dấu ấn khá đậm nét với những khu đô thị hiện đại, là đòn bẩy cho sự phát triển của thị trường bất động sản cũng như kinh tế- xã hội của khu vực.
9x nuôi loài cá bé xíu mà “hung dữ”, 4 tháng bỏ túi nửa tỷ đồng, người người tìm đến xin bí quyết

9x nuôi loài cá bé xíu mà “hung dữ”, 4 tháng bỏ túi nửa tỷ đồng, người người tìm đến xin bí quyết

Để đáp ứng nhu cầu về cá tai tượng da beo ngày càng tăng của thị trường, nhiều nông dân tại tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng đã thử nghiệm mô hình nuôi cá tai tượng da beo trong môi trường trang trại, ao hồ kênh rạch có hệ thống.
Xuất siêu cả nước trong 11 tháng 2022 tăng vọt so với cùng kỳ, đạt 10,6 tỷ USD

Xuất siêu cả nước trong 11 tháng 2022 tăng vọt so với cùng kỳ, đạt 10,6 tỷ USD

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/11 cho thấy, trong tháng 11/2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 57,58 tỷ USD, giảm 1,2% so với tháng trước và giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 10,6 tỷ USD, tăng 10 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động