Những giải pháp giúp có sức khỏe tốt vào mùa nắng nóng
Nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện gần cán mốc tỉ kWh trong 1 ngày Nắng nóng, bổ sung nước như thế nào cho đúng cách? Nắng nóng, giá dừa tươi tăng gấp 4 lần so với ngày thường |
Thời tiết nắng nóng thì ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Mùa hè là mùa có nhiệt độ thời tiết tương đối nóng, đặc biệt ở những ngày cao điểm, trời nắng như thiêu đốt khiến cho chúng ta cảm thấy nóng nực, khó chịu. Nắng nóng sẽ mang đến cho bạn rất nhiều vấn đề rắc rối về sức khỏe và thể chất.
Theo BSCK II Huỳnh Tấn Vũ, khi thời tiết nắng nóng sẽ khiến cơ thể dễ bị say nắng và mất nước nghiêm trọng. Nhiệt độ quá nóng gây cho cơ thể con người nhiều khó chịu, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe hoặc thậm chí tử vong.
Ngoài ra, các bệnh thường gặp mùa nắng nóng như: Bỏng da (do tia cực tím); phù do nhiệt, phát ban do nhiệt, chuột rút do nhiệt; ngất xỉu; kiệt sức; đột quỵ…
"Đặc biệt nắng nóng kéo dài có thể gây ra rối loạn nhịp tim. Điều này liên quan tới cơ chế đổ mồ hôi, một cơ chế giúp cơ thể tự làm mát. Mồ hôi bốc hơi làm tỏa nhiệt ra khỏi cơ thể khiến cơ thể mát dần. Nhưng mồ hôi cũng rút dần nước trong cơ thể, cùng các axit amin, ure và muối - còn được gọi là chất điện giải. Khi trời quá nóng, huyết áp của chúng ta có thể giảm mạnh", BSCK II Huỳnh Tấn Vũ cho hay.
Theo BSCK II Huỳnh Tấn Vũ, nếu nhiệt độ cơ thể tăng lên trên 37 độ C, các mạch máu sẽ bị giãn ra, làm tăng diện tích bề mặt các mạch, các tĩnh mạch sẽ làm mát máu. Nhưng khi mạch giãn, áp lực trong mạch giảm, điều này có thể gây rủi ro cho những bệnh nhân hay dùng thuốc để hạ huyết áp. Nó có thể khiến huyết áp giảm xuống thấp đến mức ngất xỉu.
Những giải pháp giúp có sức khỏe tốt vào mùa nắng nóng
Nên bổ sung nước uống đầy đủ vào mùa nắng nóng. |
Theo BSCK II Huỳnh Tấn Vũ, trong đông y có các biện pháp thanh nhiệt bằng các món nước uống như nước sâm, bột sắn dây, mía lau, rau má, cúc hoa, rau câu, nha đam, ….; Ngoài ra còn có các món ăn thanh nhiệt phù hợp ăn vào mùa nắng nóng: canh rau muống, canh nghêu, khổ qua, hoa thiên lý…. Tất cả giúp thanh nhiệt, bù nước, điện giải.
Cụ thể, có thể áp dụng một số vị thuốc dưới đây giúp có sức khỏe tốt vào mùa nắng nóng:
Lá tre, lá sen: Có vị nhạt, lạnh, có tác dụng trừ nhiệt, hạ sốt cao, an thần; lá sen còn trị say nắng.
Rễ sậy, rễ cỏ tranh: Có vị ngọt lạnh, trừ nhiệt, hạ sốt, lợi tiểu. Rễ sậy giải khát nhanh; rễ cỏ tranh lợi tiểu, cầm máu mạnh.
Sinh địa, mạch môn: Có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, có tác dụng làm mát, bồi bổ phần âm, trị sốt kéo dài, trị táo bón, giải độc, nâng cao sức khỏe.
Gạo tẻ: Có vị ngọt tính hòa hoãn, dùng nấu cháo loãng cho thêm chút muối có tác dụng giải nhiệt, giải khát, lợi tiểu, phục hồi sức khỏe khi mới ốm dậy sau sốt cao.
Thạch cao: vị ngọt cay, rất lạnh. Là vị thuốc lạnh nhất của ông y, dùng trị các chứng sốt cao, vật vã nhiều.
Cam thảo bắc, long nhãn, đại táo, mía: Là những vị thuốc bổ, đồng thời tạo ra vị ngọt tự nhiên cho dễ uống.
Đậu xanh: Có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, rất thích hợp cho việc chữa trúng nóng, phiền khát, ngộ độc thức ăn… Nên dung cả vỏ.
"Các vị thuốc trên tùy khả năng thực tế mà ta phối hợp thành bài thuốc nấu làm nước giải khát uống hàng ngày", BSCK II Huỳnh Tấn Vũ chia sẻ.
Ngoài việc áp dụng bài thuốc thanh nhiệt, theo BSCK II Huỳnh Tấn Vũ để phòng bệnh mùa nắng nóng mọi người cần lưu: Nên bổ sung nước uống đầy đủ, trang phục thoáng mát, thấm hút mồ hôi; Ăn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng; Môi trường làm việc thoáng mát, nhiệt độ phù hợp; Làm việc ngoài trời nắng hay đi ngoài nắng phải có trang phục bảo hộ: mũ, bảo hộ lao động, kính mát, găng tay, giày…