Củ sen - "Kho báu" tiềm ẩn dưới bùn

Củ sen không chỉ là một loại thực phẩm quen thuộc trong mâm cơm của người Việt mà còn là "kho tàng" dinh dưỡng dồi dào, mang đến lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Đi chợ gặp loại củ này nhớ phải mua ngay, chúng được mệnh danh “liều thuốc sức khỏe”, ăn vào bổ đủ thứ Loại hoa “vua chúa” đẹp mê hồn, không chỉ dùng làm thuốc mà còn chế biến được nhiều món ăn ngon Loại cây quen thuộc ở làng quê Việt, từ rễ đến lá đều được dùng làm thuốc

Đặc điểm của củ sen

Bạn đã bao giờ từng nghe về cái tên Nelumbo Nucifera chưa? Đây chính là tên khoa học của hoa sen, loài hoa thanh tao và quý phái, được tôn vinh là quốc hoa của cả Ấn Độ và Việt Nam.

Không chỉ sở hữu vẻ đẹp ngoại hình đầy mê hoặc, hoa sen còn mang dấu ấn sâu đậm về mặt văn hóa và tín ngưỡng trong nhiều nền văn minh châu Á.

Củ sen -

Sen là một loại cây thân thảo có chiều cao lên đến 150cm và phần tán ngang có thể rộng đến 3m. Rễ sen dài và hơi tròn với các màu từ trắng cho đến nâu đỏ. Những chiếc lá sen với kích thước lớn thường nổi ở phía trên mặt nước.

Theo đông y

Củ sen có tên gọi theo Đông Y là liên ngẫu, chính là phần rễ của cây sen, nằm phía dưới lớp bùn. Nó có tên khoa học là Rhizoma Nelumbinis. Y học cổ truyền cho rằng củ sen có giá trị dinh dưỡng phong phú, hỗ trợ thanh nhiệt, có tác dụng cầm máu, kiện tỳ, dưỡng vị, bổ khí, dưỡng huyết.

Giá trị dinh dưỡng trong củ sen

Trong 100 gram củ sen chứa:

Calories: 74 cal

Chất xơ: 13%

Không chứa cholesterol

Vitamin C: 73%

Giàu hàm lượng đồng và sắt

Hàm lượng chất béo thấp

Chứa hỗn hợp vitamin B

Giàu chất khoáng và protein

Củ sen -

Tác dụng của củ sen

Giúp lưu thông máu

Một trong những lợi ích nổi bật nhất của củ sen đối với sức khỏe chính là thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và giúp tăng cường oxy hóa cho các cơ quan. Ngoài ra, các chức năng của các cơ quan cũng được cải thiện hơn, nhiều năng lượng hơn.

Các khoáng chất đồng và sắt trong củ sen sẽ hỗ trợ cho quá trình sản xuất những tế bào hồng cầu của cơ thể. Sử dụng củ sen đều đặn sẽ giúp cơ thể giảm thiểu nguy cơ bị thiếu máu và làm tăng lưu lượng máu. Nhờ đó, cơ thể trông sẽ có sức sống hơn.

Kiểm soát huyết áp và tăng cường dòng chảy của máu

Củ sen giàu kali, một chất giãn mạch. Nó có thể giúp mạch máu được lưu thông, thư giãn, giảm tắc nghẽn mạch. Nó cũng làm chậm lại áp lực lên hệ thống tim mạch. Kali giúp cân bằng dòng chảy mạch máu và giảm quá tải natri trong mạch máu của bạn.

Cải thiện sức khỏe tim

Duy trì sức khỏe tim là lợi ích tốt nhất của củ sen. Cùng với lượng kali giúp thông mạch, và chất xơ để giảm bớt cholesterol trong cơ thể, pyridoxine từ củ sen cũng giúp kiểm soát hàm lượng homocystein trong máu. Homocystein chính là “kẻ thù” gây ra cơn đau tim.

Giảm táo bón

Củ sen chứa nhiều chất xơ giúp tăng lượng phân và dễ đi tiêu. Điều này có thể làm giảm táo bón, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng qua đường tiêu hóa và bài tiết dịch vị, kích thích nhu động ở cơ ruột và dễ đi tiêu.

Củ sen -

Chống oxy hóa

Trong khoảng 100g củ sen sẽ có khoảng 73% nhu cầu vitamin C dành cho cơ thể mỗi ngày. Vitamin C vốn là một chất chống oxy hóa và rất quan trọng đối với quá trình sản xuất collagen. Đồng thời, các vitamin C cũng sẽ giúp duy trì sức mạnh và đảm bảo được tính toàn vẹn đối với các cơ quan, mạch và làn da.

Thúc đẩy phát triển trí não

Pyridoxine trong củ sen thuộc nhóm vitamin tổng hợp nhóm B. Nó có khả năng tương tác trực tiếp với các thụ thể thần kinh ở trong não có ảnh hưởng tới tâm trạng cũng như trạng thái tinh thần của bạn. Nó giúp kiểm soát các căn bệnh đau đầu, stress và nóng giận.

Kiểm soát cân nặng

Tác dụng của củ sen giúp kiểm soát cân nặng do hàm lượng calo thấp và nhiều chất xơ, chất dinh dưỡng. Nó cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng và giúp no trong thời gian dài, làm giảm nguy cơ ăn quá nhiều, rất phù hợp với những người đang ăn kiêng và cũng giúp kiểm soát được bệnh béo phì.

Điều trị chứng rối loạn hô hấp

Các nghiên cứu được thực hiện đã cho thấy củ sen rất có lợi đối với hệ hô hấp của chúng ta. Củ sen có tác dụng làm sạch và bổ sung thêm nguồn năng lượng cho hệ hô hấp. Bạn có thể dùng trà củ sen để làm giảm các cơn ho. Hương thơm sen tỏa ra từ nước trà sẽ giúp cho các chất nhầy trong hệ hô hấp được làm sạch đáng kể. Bạn cũng có thể làm sinh tố củ sen để uống và điều trị những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp ví dụ như bệnh hen suyễn hoặc bệnh lao.

Củ sen giúp giải độc gan, chữa xuất huyết

Tanin trong củ sen có tác dụng cải thiện các tình trạng về gan như bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, gan phì đại. Thêm nữa, củ sen tươi còn giúp thanh nhiệt, giải độc giúp gan khỏe mạnh hơn và hoạt động tốt hơn.

Hàm lượng vitamin A cao

Củ sen là nguồn cung cấp Vitamin A tuyệt vời giúp tăng cường sức khỏe của da, mắt và tóc. Các hoạt động chống oxy hóa ngăn ngừa các bệnh về mắt và thoái hóa điểm vàng, đẩy nhanh quá trình chữa bệnh, giảm viêm và các bệnh về da.

Công dụng tuyệt vời từ cây sen Công dụng tuyệt vời từ cây sen
Thủ phủ sen Đồng Tháp không chỉ đẹp mà sen còn biến thành các món đặc sản Thủ phủ sen Đồng Tháp không chỉ đẹp mà sen còn biến thành các món đặc sản
Tác dụng bất ngờ của bột củ sen không phải ai cũng biết Tác dụng bất ngờ của bột củ sen không phải ai cũng biết
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cảnh giác với những quảng cáo về dịch vụ “chân mày phong thuỷ”

Cảnh giác với những quảng cáo về dịch vụ “chân mày phong thuỷ”

Hiện nay, tại TP.HCM, các cơ sở cung cấp dịch vụ “chân mày phong thủy” đang ngày càng gia tăng. Nhiều cơ sở thu hút khách hàng bằng những lời quảng cáo hấp dẫn như "thay tướng đổi vận" hay "cải thiện vận may, tài lộc" cùng các hình ảnh nghệ sĩ nổi tiếng và công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, đằng sau đó là những rủi ro tiềm ẩn về sức khỏe và tài chính.
Bạn có đang dùng dầu ăn đúng cách?

Bạn có đang dùng dầu ăn đúng cách?

Dầu ăn là nguyên liệu nấu ăn không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, bạn có biết rằng sử dụng dầu ăn không đúng cách có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe?
Đại biểu quốc hội lo ngại về vấn đề cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh

Đại biểu quốc hội lo ngại về vấn đề cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các đại biểu đã chất vấn đại diện Bộ Y tế về vấn đề liên quan tới việc cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Vẫn còn tình trạng thiếu thuốc dù đã nỗ lực tháo gỡ các điểm nghẽn

Vẫn còn tình trạng thiếu thuốc dù đã nỗ lực tháo gỡ các điểm nghẽn

Trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội về việc vẫn còn tình trạng thiếu thuốc dù đã nỗ lực tháo gỡ các điểm nghẽn, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết Bộ đang đang xây dựng sổ tay cẩm nang hướng dẫn để các địa phương đủ năng lực thực hiện.
Áp dụng công thức "10-3-2-1-0" cải thiện tình trạng khó ngủ

Áp dụng công thức "10-3-2-1-0" cải thiện tình trạng khó ngủ

Nếu bạn bị khó ngủ triền miên, hãy áp dụng thử công thức "10-3-2-1-0" để cải thiện tình trạng này, cho giấc ngủ ngon hơn.
Bộ Y tế tập trung sửa đổi chế độ, chính sách để giữ chân nhân viên y tế

Bộ Y tế tập trung sửa đổi chế độ, chính sách để giữ chân nhân viên y tế

Trong phiên họp chiều 11-11 trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến việc làm sao giữ chân nhân viên y tế tại các cơ sở công lập, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã thông tin về chế độ, chính sách nhân viên y tế tại các cơ sở công lập.
Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc mở ra hướng điều trị mới trong y học

Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc mở ra hướng điều trị mới trong y học

Công nghệ tế bào gốc là một lĩnh vực tiên phong trong y học tái tạo và y học cá thể hóa. Đây là công nghệ có khả năng khai thác tối ưu nguồn tài nguyên tế bào gốc từ cơ thể, tạo ra những giải pháp điều trị mới cho các bệnh lý mà hiện tại chưa có phương pháp điều trị hiệu quả.
Bệnh ung thư ngày càng gia tăng mạnh mẽ

Bệnh ung thư ngày càng gia tăng mạnh mẽ

TS.BSCKII. Nguyễn Tri Thức, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết ung thư đang gia tăng trên toàn cầu và đã trở thành một trong những vấn đề sức khỏe hàng đầu.
Bí quyết "vàng" cho sức khỏe từ lá húng chanh

Bí quyết "vàng" cho sức khỏe từ lá húng chanh

Lá húng chanh được xem là vị thuốc nam có trong tự nhiên và được sử dụng nhiều trong các bữa ăn vì tính hiệu quả và an toàn. Vậy để hiểu rõ hơn về những giá trị mà húng chanh đem lại, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về thành phần, công dụng và cách dùng loại cây này qua bài viết dưới đây.
Một tuần gội đầu bao nhiêu lần là đủ?

Một tuần gội đầu bao nhiêu lần là đủ?

Gội đầu không chỉ là việc làm sạch tóc mà còn là cách bạn chăm sóc sức khỏe cho mái tóc. Vậy tần suất gội đầu trong một tuần bao nhiêu là phù hợp?
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động