Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây cúc tần
Bài thuốc hay từ cây cúc tần Những bài thuốc hữu ích từ cây cúc tần Loại cây dại mọc bờ rào tưởng chỉ làm thuốc bất ngờ thành món rau cực chất có thèm cũng khó kiếm |
Cây cúc tần hay còn cái tên khác như: Từ bi, đại bi, đại ngải, hoa mai não, lức ấn, băng phiến ngải, cây co mát (người Thái), cây phặc phà (người Tày). Là loại cây rất quen thuộc với người dân nông thôn Việt Nam, nhưng ít ai biết rằng, đây cũng là một vị thuốc dân gian có tác dụng tuyệt vời để chữa một số bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc hiểu về tác dụng của loài cây này.
Đặc điểm của cây cúc tần
Cây cúc tần |
Cây cúc tần còn có nhiều tên gọi thú vị khác là cây từ bi, nan luật, cây lức hay lức ấn, nó thuộc họ Cúc và trong khoa học người ta gọi nó là cây Pluchea indica.
Cúc tần là loài cây bụi có chiều cao từ 1 - 2m, mọc thẳng, từ thân chính phân ra thành nhiều nhánh nhỏ. Cành cây khi còn non được phủ một lớp lông ngắn. Lá cúc tần hình trứng, màu xanh nhạt tươi sáng, có thể rộng từ 2 - 4m, dài 8cm, mép lá có răng cưa và tỏa ra mùi thơm khi bị vò nát. Hoa của cây mọc thành từng cụm kèm theo 3 - 7 chuỗi lá, quả màu nâu đỏ.
Loại cây này sinh sôi và phát triển tốt ở những vùng đất nhau ở Việt Nam, như đất liền, đất rừng, đất ngập mặn, đất ven sông…
Thành phần hoá học của cây cúc tần
Trong toàn cây cúc tần đều có tinh dầu và mùi thơm ngải cứu. Trong 100g cúc tần tươi có 5.7g protit, 1g lipit, 5.1g xenluloza, 2.3g tro, 179mg Canxi, 2.3mg P, 0.5mg Fe, 4.6g caroten, 15mg vitamin C.
Bộ phận sử dụng của cây cúc tần
Mọi bộ phận của cây cúc tần đều có thể sử dụng, bao gồm cả lá, thân và rễ cây. Vì cây rất dễ trồng và phát triển mạnh nên có thể thu hái quanh năm. Nhưng nếu dùng để làm thuốc nên thu hoạch vào mùa hè và mùa thu.
Lá và rễ cây cúc tần được thu hái quanh năm, có thể dùng lá tươi để nấu ăn hoặc làm thuốc.
Hoa và lá cây cúc tần |
Tác dụng của cây cúc tần
Cây cúc tần là loài cây phổ biến ở Việt Nam, có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Khi kết hợp với một số loại thuốc đông y, cây cúc tần có tác dụng trị một số bệnh như:
Thấp khớp, đau nhức xương: Dùng rễ cúc tần 15-20g, sắc nước uống. Có thể phối hợp với rễ trinh nữ 20g, rễ bưởi bung 20g, đinh lăng 10g, cam thảo dây 10g, sắc nước uống.
Cảm sốt, nhức đầu, ho, không có mồ hôi: Dùng cúc tần 2 nắm, lá sả 1 nắm, lá chanh 1 nắm, sắc xông và uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.
Lá cúc tần để chữa bệnh |
Chữa đau mỏi lưng: Lấy lá cúc tần và cành non đem giã nát, thêm ít rượu sao nóng lên, đắp vào nơi đau ở hai bên thận.
Chữa chấn thương, bầm giập: Lấy lá cúc tần giã nát nhuyễn đắp vào chỗ chấn thương sẽ mau lành.
Thấp khớp, đau nhức xương: Rễ cúc tần 15-20g, sắc nước uống. Có thể phối hợp với rễ trinh nữ 20g, rễ bưởi bung 20g, đinh lăng 10g, cam thảo dây 10g, sắc uống. Dùng 5-7 ngày.
Chữa đau đầu do suy nghĩ nhiều, tinh thần căng thẳng: Cúc tần 50g, hoa cúc trắng 50g (xé nhỏ), đu đủ vừa chín tới 100g, óc lợn 100g. Cho cúc tần, hoa cúc trắng, đu đủ vào nồi, thêm 1 lít nước đun sôi. Sau đó cho óc lợn vào đun thêm 20 phút cho nhừ là ăn được. Ăn nóng trước bữa cơm, 2 lần/ngày, ăn liền 1 tuần.
Chữa ho do viêm khí quản: 20g cúc tần già rửa sạch, băm nhỏ, 2 nắm gạo, 3g gừng tươi, cắt nhỏ, 50g thịt lợn nạc băm nhuyễn. Tất cả đem nấu cháo chín nhừ. Ăn nóng khi đói, ngày 3 lần, ăn liên tục 3 ngày sẽ đỡ.
Lá cúc tần phơi khô dùng để chữa bệnh |
Xông hơi tiêu trĩ: Cúc tần, lá lốt, ngải cứu, lá sung với tỷ lệ bằng nhau, 1 củ nghệ vàng. Đem Các loại lá cây rửa sạch hoàn toàn, nấu cùng 1.5 lít nước, sau đó thêm vài lát nghệ vàng vào nấu cùng. Cho nước thuốc vào chậu, chờ cho nguội bớt thì tiến hành xông hơi hậu môn.
Xông hậu môn trong 15 phút, đến khi nước còn ấm thì ngâm trực tiếp hậu môn vào chậu nước thêm 10 phút nữa. Mỗi tuần nên xông hơi 2 – 3 lần, nếu bị trĩ nhẹ, sau 2 tháng búi trĩ sẽ co lên và tiêu biến. Lưu ý, vùng da ở hậu môn rất mỏng và nhiều dây thần kinh nên không được xông khi nước còn quá nóng.
Chữa chứng bí tiểu: Dùng 40g lá cây cúc tần đã phơi khô hoặc nếu không có thể dùng 100g lá tươi. Sau khi rửa sạch, dùng thảo dược nấu thành nước uống. Mỗi ngày có thể uống nước lá thay nước lọc để tăng cường chức năng thận.
Trên đây là một số bài thuốc dân gian khi ứng dụng cây cúc tần kết hợp với một vài vị thuốc đông y khác để chữa một số bệnh dân gian thường gặp. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao, trước khi sử dụng bạn hãy tham khảo lời khuyên từ các chuyên gia y tế.
Bài thuốc hay từ cây cúc tần |
Những bài thuốc hữu ích từ cây cúc tần |
Loại cây dại mọc bờ rào tưởng chỉ làm thuốc bất ngờ thành món rau cực chất có thèm cũng khó kiếm |