Nắng nóng, sử dụng điều hòa cho trẻ như thế nào là hợp lý?

Nắng nóng, việc sử dụng các thiết bị làm mát như quạt, điều hòa là nhu cầu cần thiết, nhất là với gia đình có trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc cho trẻ, nhất là trẻ dưới 18 tháng sử dụng điều hòa, quạt điện không hợp lý rất dễ để lại hệ lụy với sức khỏe.
Những giải pháp giúp có sức khỏe tốt vào mùa nắng nóng Chế độ ăn Địa Trung Hải - Bí quyết cho sức khỏe toàn diện Nước ép ổi có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Sai lầm khi dùng điều hòa dễ khiến trẻ dễ liệt mặt và hại mắt

Nắng nóng, sử dụng điều hòa cho trẻ như thế nào là hợp lý?
Điều hòa sử dụng không đúng cách gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé.

Đang bắt đầu bước vào mùa hè, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam, nắng nóng kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, sinh hoạt của người dân. Khi nắng nóng, việc sử dụng các thiết bị làm mát như quạt, điều hòa là nhu cầu cần thiết của mọi người, nhất là với các gia đình có trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, việc cho trẻ, nhất là trẻ dưới 18 tháng sử dụng điều hòa, quạt điện không hợp lý rất dễ để lại hệ lụy với sức khỏe. Ngoài vấn đề viêm đường hô hấp, năm nào cũng có trẻ bị méo mồm, liệt mặt (liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên) phải nhập viện do sử dụng các thiết bị làm mát.

Ths.BS Dương Văn Tâm - nguyên Trưởng khoa Liệt vận động và Ngôn ngữ trẻ em (BV Châm cứu Trung ương) cho biết, liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên hay còn họi là bệnh phong hàn, nguyên nhân chính (80%) là do nhiễm lạnh. Đặc biệt, bệnh không phân biệt tuổi tác, giới tính mà ai cũng có nguy cơ mắc, kể cả người lớn khỏe mạnh, hay những cháu nhỏ mới vài tháng tuổi.

Bác sĩ Tâm chia sẻ, trong mùa hè, nguyên nhân bị phong hàn chủ yếu là do nhiễm lạnh khi dùng điều hòa hoặc quạt gió. Theo đó, khi đang đi ngoài nắng về vào phòng điều hòa đột ngột cũng có thể mắc bệnh. Hay trẻ nằm điều hòa lâu, thốc trực tiếp gió lạnh vào cơ thể cũng dễ bị phong hàn. Trường hợp khác là gội đầu xong, ngồi trước quạt cho khô tóc cũng có thể bị liệt mặt, méo mồm.

Về dấu hiệu khi trẻ nhỏ bị phong hàn, bác sĩ Tâm cho biết, thường gặp nhất là trẻ méo mặt; một bên mắt bị tổn thương và khi nhắm mắt không kín; chảy dãi hoặc nước một góc miệng, thức ăn hay đọng lại ở má bên liệt; không làm được các động tác: phồng má, cười, chu môi, nhăn trán… Dù đây là bệnh lành tính, nhưng khi gặp các triệu chứng trên cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám.

Nắng nóng, sử dụng điều hòa cho trẻ như thế nào là hợp lý?
Sử dụng điều hòa không đúng cách có thể khiến mắt trẻ bị tổn thương, điển hình nhất là tình trạng khô mắt.

Bác sĩ Tâm cho biết thêm, liệt dây thần kinh số 7 do lạnh được điều trị bằng cách khu phong tán hàn thông kinh, hoạt lạc, châm xuyên huyệt kinh dương ở mặt. Tiếp đến bệnh nhân sẽ được điện châm, thủy châm, xoa bóp, bấm huyệt, chiếu đền ôn ấm huyệt vị vùng mặt. Nếu đi khám sớm, bệnh sẽ được điều trị khỏi trong khoảng 2 tuần. Trường hợp để muộn, trẻ có thể để lại nhiều di chứng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, co kéo nửa mặt. Nguy hiểm nhất là người bệnh có thể bị viêm loét giác mạc do mắt không nhắm được, gây khô mắt, nhiễm trùng giác mạc. Người bệnh cũng có thể bị liệt cứng vĩnh viễn.

Ngoài việc bị phong hàn, việc sử dụng điều hòa không hợp lý còn dễ khiến trẻ bị ảnh hưởng đến mắt, nhất là bệnh khô mắt. Thống kê tại một bệnh viện ở TP.HCM cho thấy, trong một tháng vừa qua, có hơn 1.000 trường hợp đến khám vì khô mắt, trong đó có cả trẻ nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu do sử dụng máy lạnh kéo dài, nhiều trường hợp còn bị khô mắt tái lại nhiều lần.

Máy lạnh làm giảm đáng kể độ ẩm không khí, trong khi đó, mắt cần độ ẩm để duy trì phim nước mắt trên bề mặt nhãn cầu, giúp bảo vệ mắt và đảm bảo chức năng quang học hoàn hảo của giác mạc. Việc dùng máy lạnh thường xuyên và kéo dài (môi trường độ ẩm thấp) khiến nước mắt bay hơi nhiều, dẫn đến khô mắt. Khô mắt sẽ gây kích ứng, ngứa ngáy, nhìn mờ, thậm chí viêm nhiễm. Về lâu dài, bệnh nhân bị khô mắt sẽ làm tổn thương giác mạc, có thể giảm thị lực, thậm chí mù lòa khi về già.

Những lưu ý khi dùng điều hòa cho trẻ

Nắng nóng, sử dụng điều hòa cho trẻ như thế nào là hợp lý?
Để nhiệt độ thấp và sử dụng điều hòa quá lâu là nguyên nhân khiến trẻ bị ảnh hưởng sức khỏe.

Để tránh những tác động tiêu cực từ các thiết bị làm mát với cơ thể trẻ nói chung và phòng bệnh khô mắt, phong hàn nói riêng, các bác sĩ khuyến cáo:

Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa phù hợp

Trẻ sơ sinh không có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể như trẻ lớn hay người lớn, nhất là trẻ non tháng. Với trẻ đủ tháng, được chăm sóc đúng cách, thân nhiệt bình thường của trẻ sẽ ở khoảng 36,5 – 37,5 °C. Nếu trẻ được mặc quần áo, mang bao tay, mang vớ chân, đội mũ và đắp chăn thì nhiệt độ lý tưởng ở trong phòng điều hòa là từ 26 – 28 °C.

Nếu để nhiệt độ phòng trên 28 °C, ngoài việc làm trẻ đổ mồ hôi, nổi rôm sảy còn làm tăng nguy cơ bị hội chứng đột tử. Vì thế, cha mẹ nên giảm nhiệt độ phòng từ từ đến khi trẻ không ra mồ hôi và trằn trọc. Để biết chính xác nhiệt độ trong phòng, các gia đình nên có một chiếc nhiệt kế để đo nhiệt độ phòng thay vì chú ý mức nhiệt độ trên điều hòa.

Không để điều hòa thổi thẳng vào người bé

Hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm. Nếu quạt gió của điều hòa thổi thẳng vào mặt, vào đầu thì với những bé có cơ địa yếu sẽ rất dễ mắc những bệnh về đường hô hấp như dị ứng đường hô hấp, viêm mũi, viêm tiểu phế quản, viêm phổi.

Vị trí lắp đặt điều hòa nên ở trên cao, cánh cửa gió của điều hòa không đặt trực tiếp hướng về phía trẻ nằm. Nên đặt ở tốc độ quạt gió thấp nhất và để ở chế độ quay.

Không nên cho trẻ nằm điều hòa quá lâu

Mẹ chỉ nên cho bé nằm tối đa 2 – 3 tiếng mỗi lần. Điều này có nghĩa là cứ 2-3 tiếng, mẹ nên cho bé ra ngoài nhiệt độ bình thường từ 10-15 phút. Đây cũng là thời gian để đuổi không khí tù đọng, đồng thời kết hợp đón nắng vào trong phòng bé.

Không đột ngột đưa con ra ngoài

Khi đang để trẻ ngồi phòng điều hòa, không nên đột ngột đưa trẻ ra môi trường bên ngoài, sự chênh lệch nhiệt độ có thể làm trẻ bị sốc nhiệt dẫn đến sốt, cảm cúm, ho,..

Nếu muốn đưa trẻ ra ngoài, hãy tắt điều hòa nhiệt độ, để trẻ tiếp tục ngồi trong căn phòng đó, sự tăng nhiệt độ dần của căn phòng sẽ giúp trẻ dễ thích nghi hơn. Khi nhiệt độ trong phòng gần với nhiệt độ ngoài trời, lúc đó mới nên đưa trẻ ra ngoài. Mặt khác, khi bé ở ngoài về, ra nhiều mồ hôi, mẹ cũng nên lau mồ hôi cho con và để con ngồi nghỉ ít nhất 3 phút ở nhiệt độ phòng bình thường, tránh cho bé vào ngay phòng điều hòa gió lạnh, nhiệt độ thấp đột ngột.

Thường xuyên vệ sinh sạch điều hòa

Để ý thời gian bảo dưỡng để đảm bảo điều hòa luôn sạch sẽ và chạy đúng công suất. Thường xuyên lau dọn phòng sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập.

Đồng thời, điều hoà mới bật trở lại sau một thời gian dài cần được vệ sinh sạch sẽ, bơm ga, rũ bỏ bụi trong tấm lưới lọc để tránh các loại nấm mốc, vi khuẩn hay mầm bệnh lưu trú lâu ngày trong máy làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé.

Giữ độ ẩm cho cơ thể của bé

Ngoài việc để ý về cách sử dụng điều hoà, mẹ cũng cần lưu ý sức khỏe cho bé. Nằm điều hoà tạo cảm giác mát mẻ nhưng cũng rất dễ gây khô da, khô mũi. Mẹ cần lưu ý thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý cho bé, đồng thời cho trẻ bú sữa nhiều cữ, trẻ bú mẹ thì bú nhiều lần để tránh mất nước cho cơ thể.

Khi trẻ ngủ, mẹ cũng lưu ý đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh. Thay tã ướt thường xuyên và kịp thời để tránh lạnh bé.

Sử dụng kem dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh theo từng quãng thời gian thích hợp để giúp da bé mịn mượt. Đặt một chậu nước nhỏ trong phòng, gần vị trí có điều hòa nhiệt độ. Việc này giúp cân bằng tình trạng không khí bị khô. Nếu thời tiết không quá nóng thì không cần thiết phải cho bé sử dụng điều hòa. Gió và khí trời tự nhiên vẫn là tốt nhất cho cơ thể bé.

Ngoài việc sử dụng điều hoà đúng cách giúp trẻ sơ sinh tránh mắc các bệnh lý đường hô hấp trên, cha mẹ còn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Củ sen - Củ sen - "Kho báu" tiềm ẩn dưới bùn
Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây cúc tần Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây cúc tần
Bí quyết sống khỏe từ thiên nhiên nhờ 8 loại trái cây bổ dưỡng Bí quyết sống khỏe từ thiên nhiên nhờ 8 loại trái cây bổ dưỡng
Quả nam việt quất giúp chống ung thư và tăng cường hệ miễn dịch Quả nam việt quất giúp chống ung thư và tăng cường hệ miễn dịch
Quả acai - “trái cây vua Quả acai - “trái cây vua" cho sức khỏe
Những giải pháp giúp có sức khỏe tốt vào mùa nắng nóng Những giải pháp giúp có sức khỏe tốt vào mùa nắng nóng
Chế độ ăn Địa Trung Hải - Bí quyết cho sức khỏe toàn diện Chế độ ăn Địa Trung Hải - Bí quyết cho sức khỏe toàn diện
Nước ép ổi có tác dụng gì đối với sức khỏe? Nước ép ổi có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Hàng chục du khách nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm khi du lịch tại Phan Thiết Hàng chục du khách nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm khi du lịch tại Phan Thiết
Bình Yên

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ai không nên sử dụng xạ đen?

Ai không nên sử dụng xạ đen?

Một số đối tượng cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng xạ đen, bao gồm phụ nữ mang thai, người bệnh thận, và những người đang sử dụng thuốc tây…
Các phương pháp phòng ngừa suy hô hấp

Các phương pháp phòng ngừa suy hô hấp

Suy hô hấp là tình trạng phổi không thể cung cấp đủ oxy cho cơ thể và thải loại khí carbon dioxide hiệu quả. Để phòng ngừa tình trạng này, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:
Bạn có biết những cặp thuốc bổ nào không nên uống cùng nhau?

Bạn có biết những cặp thuốc bổ nào không nên uống cùng nhau?

Không phải loại thuốc bổ nào cũng kết hợp được với nhau. Việc sử dụng sai cách có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Số ca sốt phát ban nghi sởi tăng hơn 42 lần, cần đẩy mạnh tiêm vaccine để ngăn dịch

Số ca sốt phát ban nghi sởi tăng hơn 42 lần, cần đẩy mạnh tiêm vaccine để ngăn dịch

Theo báo cáo của Bộ Y tế, tình hình bệnh sởi đang diễn biến phức tạp trên cả nước. Từ đầu năm đến nay, Việt Nam ghi nhận 14.287 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 4 ca tử vong, tăng hơn 42 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Hơn 200 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì

Hơn 200 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì

Hiện các cơ quan chức năng TP Vũng Tàu đã yêu cầu chủ tiệm bánh mì Cô Ba tạm ngưng kinh doanh cho đến khi có kết luận; kiểm tra truy xuất nguồn gốc tại 4 cơ sở sản xuất bánh mì và 2 cơ sở bán thịt heo, sản xuất giò chả cung cấp nguyên liệu đầu vào cho tiệm.
Quy tắc vận động đơn giản để có một cơ thể khỏe mạnh

Quy tắc vận động đơn giản để có một cơ thể khỏe mạnh

Chế độ đi bộ 6-6-6 là quy tắc vận động đi kèm những số 6 được đánh giá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả trong việc nâng cao sức khỏe.
Cần tránh những thực phẩm này khi uống cà phê

Cần tránh những thực phẩm này khi uống cà phê

Cà phê tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu kết hợp cà phê với những thực phẩm này không chỉ làm giảm tác dụng mà còn có thể gây hại cho sức khỏe.
Dịch sởi, sốt xuất huyết tăng nhanh, cần chủ động kiểm soát

Dịch sởi, sốt xuất huyết tăng nhanh, cần chủ động kiểm soát

Thời gian gần đây, dịch sởi và sốt xuất huyết đang gia tăng nhanh chóng tại nhiều địa phương trên cả nước, gây ra nhiều lo ngại trong cộng đồng. Trước thực trạng này, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã và đang nỗ lực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch để hạn chế số ca mắc bệnh, ca nặng và tử vong.
Gần 500 giấy đăng ký lưu hành thuốc được Bộ Y tế cấp mới, gia hạn

Gần 500 giấy đăng ký lưu hành thuốc được Bộ Y tế cấp mới, gia hạn

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa công bố danh mục gần 500 giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc được cấp mới và gia hạn.
Uống nước trước khi ngủ có tốt không?

Uống nước trước khi ngủ có tốt không?

Uống nước trước khi ngủ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cần uống đúng cách để tránh tác dụng phụ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động