Trẻ bị sốt có nằm được điều hòa không?
Sốt xuất huyết có nên cạo gió không? Lần đầu cấp phép vắc-xin sốt xuất huyết, zona thần kinh Số ca sốt xuất huyết giảm, tay chân miệng tăng |
Mùa hè đến, thời tiết oi bức với những đợt nắng nóng gay gắt khiến nhiều gia đình phải sử dụng điều hòa để giải nhiệt.
Tuy nhiên, việc sử dụng điều hòa cho trẻ nhỏ cần phải tuân thủ đúng các nguyên tắc cần thiết để tránh những tác hại tới sức khỏe của trẻ. Việc lạm dụng điều hòa, sử dụng điều hòa không phù hợp sẽ dễ khiến bé mắc các bệnh về hô hấp như viêm phế quản, viêm mũi, viêm phổi, đau họng,... nếu trẻ có cơ địa thường bị hen suyễn.
Bên cạnh đó, trẻ nằm lâu trong phòng có điều hòa cũng dễ bị khô da, mất nước cơ thể, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tấn công, gây ra các bệnh về đường hô hấp.
Ngoài ra, nếu để trẻ dành quá nhiều thời gian trong phòng thay vì ra ngoài thì trẻ sẽ không tổng hợp được vitamin D từ ánh nắng mặt trời, dẫn tới tình trạng hay quấy khóc, đổ mồ hôi trộm, ngủ kém về ban đêm, sức đề kháng suy giảm.
Theo các bác sĩ nhi khoa, sốt là phản ứng bình thường của cơ thể đối với một số bệnh nhiễm trùng. Khi trẻ bị sốt, việc đầu tiên của mẹ là tìm cách hạ sốt cho trẻ. Trẻ bị sốt vẫn có thể nằm trong phòng điều hòa vì nhiệt độ mát hơn giúp hạ sốt nhanh hơn.
Tuy nhiên, cha mẹ khi cho bé nằm phòng điều hòa cũng cần lưu ý những nguyên tắc để bảo vệ sức khỏe cho con.
Đảm bảo nhiệt độ điều hòa phù hợp
Thân nhiệt của trẻ không giống như người lớn vì trung tâm điều nhiệt, hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm của trẻ dưới 3 tuổi chưa hoàn thiện. Khi người lớn thấy nhiệt độ trong phòng vừa phải với mình thì có thể bé sẽ bị lạnh. Do vậy, cha mẹ chú ý là chỉ nên điều chỉnh điều hòa ở mức nhiệt 27 - 29 độ C vì đây là nhiệt độ thích hợp nhất cho bé.
Không bật điều hòa cả ngày
Việc sử dụng điều hòa cả ngày phần lớn sẽ khiến cơn sốt kéo dài và lâu khỏi hơn. Nguyên nhân là do không khí trong phòng liên tục được làm mát, nóng và hầu như không có sự lưu thông. Đây là môi trường lý tưởng để gia tăng tình trạng lây nhiễm chéo khi bé mắc bệnh. Vì vậy, cha mẹ nên tắt điều hòa 2 đến 3 lần / ngày, đồng thời tích cực mở cửa để không khí vào phòng, giúp phòng thông thoáng hơn. Cha mẹ nên ưu tiên các thời điểm buổi sáng khi ánh nắng có thể vào phòng càng nhiều càng tốt.
Tuân thủ quy tắc 3 phút
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài phòng điều hòa có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ, làm tình trạng bệnh của bé trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, mỗi khi muốn đưa con ra ngoài phòng điều hòa, phụ huynh nên mở cửa trước đó khoảng 3 phút, cho bé đứng gần cửa để trẻ bé quen dần với luồng không khí từ bên ngoài, tránh sốc nhiệt.
Tránh để làn gió trực tiếp từ điều hòa vào trẻ
Nếu để điều hòa thổi trực tiếp vào nơi bé nằm sẽ rất nguy hiểm. Nhiệt độ cơ thể cao và nhiệt độ bên ngoài lạnh có thể dẫn đến sốc nhiệt và cảm lạnh. Điều này không những không giảm sốt mà còn khiến trẻ dễ bị viêm phổi.
Vì vậy, khi sử dụng điều hòa nên hướng điều hòa khác với hướng trẻ nằm, đồng thời chọn chế độ quạt gió nhẹ để giúp không khí lưu thông và giữ nhiệt độ trong phòng đồng đều.
Vệ sinh kỹ điều hòa và phòng ở
Sau một mùa đông dài, khi bật điều hòa trở lại người dùng cần vệ sinh sạch sẽ, bơm ga, rũ bụi trong tấm lưới lọc,... để tránh nấm mốc, vi khuẩn hay mầm bệnh lưu trú trong máy gây hại cho hệ hô hấp của trẻ.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần vệ sinh, lau dọn phòng bật điều hòa thường xuyên để loại bỏ mầm bệnh trong không khí. Đồng thời, vì sử dụng điều hòa sẽ làm khô không khí nên phụ huynh có thể mang vào phòng một chậu nước hoặc dùng máy phun sương, máy tạo độ ẩm,... để cân bằng điều kiện không khí trong phòng.
Làm ẩm không khí phòng điều hòa
Không khí trong phòng điều hòa thường hanh khô dễ khiến trẻ bị khô môi, khô miệng, khô da tay… Cha mẹ có thể dễ dàng cải thiện tình trạng này bằng cách đặt một chậu nước trong phòng hoặc sử dụng các máy phun sương, máy tạo ẩm.
Một số lưu ý khác cha mẹ cần quan tâm
Khi trẻ bị sốt nằm phòng điều hòa, cha mẹ cũng cần lưu ý những điểm sau:
Cho trẻ nhỏ nước muối sinh lý để giữ độ ẩm cho trẻ và tránh mũi bị khô.
Cho trẻ uống đủ nước để tránh mất nước. Đối với trẻ bú sữa mẹ, hãy duy trì và tăng lượng thức ăn cho trẻ.
Khi bé ngủ, nhớ đắp chăn mỏng ngang ngực để tránh bị cảm lạnh.
Để duy trì đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, bạn nên chọn đồ ăn mát để giúp trẻ hạ nhiệt.
Chọn quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi cho trẻ.
Kết luận, khi trẻ bị sốt, cha mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ vào phòng điều hòa, nhưng đặc biệt lưu ý đến nhiệt độ, thời gian sử dụng cũng như cách chăm sóc trẻ để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.
Hương nhu tía - Vị thuốc quý giúp giải cảm, hạ sốt |
Tác dụng bất ngờ từ lá cây vú sữa |
Gan động vật - siêu thực phẩm hay nơi chứa độc tố? |