Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du là một vị thuốc dùng được cho cả Đông y lần Tây Y. Địa du có vị đắng, tính hơi hàn, không độc, có khả năng làm mát huyết, cầm máu.
Mướp khía - Loại cây "dễ tính" có nhiều lợi ích với sức khỏe Cây thanh táo - Dược liệu trị các bệnh ngoài da Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Đặc điểm của cây địa du

Địa du có tên gọi khác là ngọc xị, toan giả, tạc táo, ngọc trác, ngọc cổ, qua thái, vô danh ấn, đồn du hệ, địa du thán. Tên khoa học là Sanguisorba officinalis L, thuộc họ Rosaceae (Hoa hồng).

Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du là loài cây sống dai, cao từ 0,3m đến 1,5m, có khi cao tới 2m. Thân rỗng, mọc thẳng đứng và nhẵn, cây có ít lá.

Lá dài từ 30cm đến 40cm, hình dạng lá kép lông chim lẻ, có từ 5 đến 15 lá chét, lá chét hình trứng, mép răng cưa to và tù.

Hoa có màu đỏ sẫm, lưỡng tính và nhỏ, mọc tụ thành cụm hình trứng và ra hoa kéo dài cả mùa hè (từ tháng 7 - 9), quả nhẵn có màu nâu, hơi bốn cạnh và có chứa một hạt.

Quả có lông hình cầu.

Rễ cây mọc và bò ngầm dưới mặt đất, có màu nâu.

Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, thu hái rửa sạch phơi khô.

Cây địa du được thu hoạch vào 2 mùa chính là mùa xuân hoặc mùa thu. Thời điểm mùa xuân là khi cây địa du sắp nảy chồi, hoặc mùa thu là thời điểm sau khi cây khô, đào lấy rễ, loại bỏ rễ con, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, hoặc thái thành từng phiến nhỏ rồi phơi khô.

Thành phần hoá học

Thành phần chủ yếu tìm thấy ở địa du là tannin, saponoside và flavon. Người ta dựa vào màu đỏ của hoa từ đó nghĩ đến có thể có tác dụng cầm máu, chảy máu đường tiêu hoá, đường tiểu, thận, ngoài ra còn dùng khi bị ỉa chảy và ra khí hư. Người ta nhận thấy có thể chất tannin là thành phần chính của Địa du.

Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Theo y học cổ truyền

Y học cổ truyền mô tả địa du có vị đắng, tính hơi hàn (lạnh). Quy kinh vào kinh Can, Vị và Đại tràng. Địa du không có độc, có tính chất mát huyết và cầm máu. Địa du có tác dụng điều trị ở các trường hợp phụ nữ tắc sữa, khí hư, đau bụng khi hành kinh.

Ngoài ra, Địa du còn dùng để chữa các trường hợp nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, ỉa chảy, kinh nguyệt ra nhiều, mọi chứng huyết của phụ nữ khi hậu sản.

Địa du dùng uống dưới dạng thuốc sắc từ 5g đến 10g. Dùng ngoài da không có hạn chế liều lượng.

Theo y học hiện đại

Địa du dùng với tính chất cầm máu, trợ tiêu hóa, rửa vệ sinh vết loét, điều trị khí hư.

Bài thuốc có sử dụng cây địa du

Trị bỏng do nước sôi

Dùng rễ địa du rửa sạch phơi khô, sau đó sao thành than tồn tính tán thành bột mịn, rồi với trộn dầu mè thành cao mềm 50%, trực tiếp bôi vào vết bỏng, dùng nhiều lần trong ngày.

Không dùng địa du cho các trường hợp bỏng diện rộng. Dạng thuốc mỡ của cây này có thể gây nhiễm độc sau khi hấp thu toàn thân.

Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Đi tiểu nước tiểu đỏ đỏ (do nóng), táo bón

Dùng 15g địa du và cam thảo 4g. Đem tất cả dược liệu đã chuẩn bị cho vào ấm thuốc, đổ thêm khoảng 550ml nước, sắc chia 3 lần uống trong ngày. Một liệu trình kéo dài trong 10 ngày.

Điều trị chảy máu cam do nhiệt

Lấy 7g địa du, đại táo 50g, cam thảo 2g và a giao 3g. Đem tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị cho vào ấm thuốc và đổ thêm khoảng 600ml nước, sắc nhỏ lửa đến khi còn 200ml. Chia thành 3 lần uống trong ngày. Dùng điều trị liên tục trong thời gian 5 ngày.

Trị lao phổi ho ra máu

Lấy 80g bạch mao căn, địa du sao vàng xém cạnh 12g và bách thảo sương, sanh cam thảo (cam thảo sống), mỗi vị 8g. Đem tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị cho vào ấm thuốc đổ thêm nước cho đến khi ngập hết phần thuốc. Sau đó, sắc nhỏ lửa uống thay trà hàng ngày, dùng liền trong thời gian 10 ngày.

Điều trị nước ăn chân

Chuẩn bị 1 nắm to địa du, đổ ngập nước sắc nhỏ lửa lấy nước thuốc đặc ngâm chân, rồi lau khô.

Điều trị chín mé (giai đoạn sớm có kèm sưng tấy)

Đem địa du khô sắc lấy nước đặc ngâm vị trí bị chín mé trong thời gian khoảng 30 phút, ngày làm 2 lần.

Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Điều trị nhọt mọc ở háng, bẹn, không thu miệng được

Chuẩn bị địa du 400g, kim ngân hoa 150g, vẩy lăng lý 3 cái sao đất vàng. Tán các dược liệu trên thành bột và thêm nước, rượu sắc đặc uống nóng lúc đói, dù nặng nhưng chỉ uống 4 lần là tiêu.

Điều trị kinh nguyệt ra nhiều, chu kỳ kinh nguyệt dài ngày

Lấy 15g địa du (sao vàng xém cạnh) và hạn liên thảo 8g. Đem các vị thuốc đã chuẩn bị rửa sạch cho vào ấm thuốc, đổ thêm khoảng 3 bát con nước, sắc nhỏ lửa cho đến khi còn 1 bát. Tiếp theo, cho thêm 2 bát con vào ấm sắc còn 1 bát. Sau đó, đem 2 nước thuốc vừa làm trộn lẫn, chia thành 3 lần uống trong ngày, uống khi thuốc còn ấm. Một liệu trình điều trị bệnh thông thường kéo dài khoảng 10 ngày.

Điều trị khí hư dài ngày, kiết lỵ ra máu

Chuẩn bị địa du 16g; đương quy 12g, ô mai 12g, a giao 12g, kha tử nhục 12g, mộc hương 6g và hoàng liên 6g. Đem nghiền tất cả dược liệu kể trên thành bột mịn, luyện với mật làm từng viên hoàn. Mỗi lần uống khoảng 8g, ngày uống 2 lần hoặc sắc uống.

Lưu ý khi dùng địa du

Không dùng địa du cho các trường hợp bỏng diện rộng. Dạng thuốc mỡ của cây này có thể gây nhiễm độc sau khi hấp thu toàn thân.

Người bị huyết hư hàn, có ứ huyết không nên dùng dược liệu địa du. Đồng thời, trước khi sử dụng địa y trong điều trị bệnh, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ Đông y hoặc thăm khám tại các bệnh viện có khoa Y Học Cổ Truyền để có cách sử dụng thuốc tốt và đạt hiệu quả cao trong điều trị bệnh.

Cây xáo tam thân - dược liệu điều trị ung thư Cây xáo tam thân - dược liệu điều trị ung thư
Cây thồm lồm- Vị thuốc trị viêm tai và các bệnh ngoài da Cây thồm lồm- Vị thuốc trị viêm tai và các bệnh ngoài da
Cây chìa vôi - Loài cây dân dã trị đau nhức xương khớp Cây chìa vôi - Loài cây dân dã trị đau nhức xương khớp
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế vừa yêu cầu các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu.
Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Cả nước mía và nước dừa đều có các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, uống giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc nên uống nước mía hay nước dừa sẽ tốt hơn?
Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Gần đây trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ hình ảnh một loại hải sản giống sứa với màu xanh bắt mắt, được giới thiệu là "mỹ vị mùa hè" của vùng cố đô Huế. Vậy ăn đặc sản xứ Huế này có an toàn cho sức khỏe hay không?
Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Bộ Y tế vừa thông báo thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ Dược phẩm Đông Á .
Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thanh mát, dịu ngọt cùng màu sắc hấp dẫn. Từ lâu, tác dụng của đu đủ đã được chứng minh thông qua hàng loạt các lợi ích sức khỏe nên loại trái cây này được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên loại quả được mệnh danh là “trái cây của các thiên thần” được cảnh báo không ăn toàn cho tất cả mọi người.
Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tầm xuân là loại cây leo có hoa đẹp, được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh. Ngoài ra, loại cây này còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Sầu riêng là loại trái cây độc đáo với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại khiến người bị bệnh tiểu đường băn khoăn liệu có thể ăn được hay không?
Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn rất tốt, nếu ăn trứng lộn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm, còn nhưng nếu dùng sai thì tác hại cũng không kém.
Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Rượu bia là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về, như một hình thức để bày tỏ niềm vui năm mới, cầu chúc an khang thịnh vượng dành cho những người thân yêu. Đây là lý do tại sao Việt Nam trở thành nước đứng thứ 3 khu vực châu Á về tiêu thụ rượu bia, đặc biệt tăng lên đáng kể trong ngày Tết. Đi kèm với đó là sự gia tăng liên tục số người nhập viện do say xỉn và ngộ độc.
Những người nên hạn chế ăn mứt

Những người nên hạn chế ăn mứt

Mứt là một món không thể thiếu vào dịp Tết đến, xuân về, dù mứt cũng có một số tác dụng tốt nhưng những người dưới đây nên hạn chế ăn mứt.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động