Điều gì xảy ra khi ăn quá nhiều mít?
Bứt tốc xuất khẩu nông sản cuối năm 2025 Người tiểu đường có nên ăn xoài? Nấm đông cô – Món ngon “dưỡng sinh” từ thiên nhiên |
Mít là loại trái cây nhiệt đới được nhiều người yêu thích nhờ vị ngọt đậm và hương thơm đặc trưng. Bên cạnh giá trị ẩm thực, mít còn là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào nếu được sử dụng hợp lý.
![]() |
Mít là loại trái cây nhiệt đới được nhiều người yêu thích. |
Trong 165g mít tươi chứa khoảng 155 calo, 40g carbohydrate, 3g chất xơ, 3g protein cùng nhiều vi chất như vitamin A, C, B2, magie, kali, đồng và đặc biệt là mangan – vượt hơn 2.000% nhu cầu khuyến nghị hằng ngày.
Nhờ hàm lượng phong phú này, mít có thể giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện sức khỏe tim mạch nếu được sử dụng điều độ.
Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá mức, loại quả này cũng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe mà không phải ai cũng lường trước được.
Tăng cân nhanh chóng
Mít chứa lượng đường tự nhiên rất cao, khoảng 23g trên 100g quả, có thể gây tăng lượng calo hấp thu nếu ăn quá nhiều. Việc này dễ dẫn đến tăng cân không kiểm soát, đặc biệt với người ít vận động. Những trường hợp gan nhiễm mỡ kèm viêm gan vừa hoặc nặng cũng nên cẩn trọng vì mít chứa nhiều đường và năng lượng, dễ gây nóng trong.
Nguy cơ tăng đường huyết
Fructose và glucose trong mít là loại đường hấp thụ nhanh vào máu. Ăn nhiều mít có thể khiến đường huyết tăng đột ngột, làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 nếu duy trì trong thời gian dài. Phụ nữ mang thai cũng cần lưu ý vì ăn nhiều mít có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ.
Gây mụn nhọt, nóng trong
Mít thường bị cho là gây “nóng”, nhưng thực chất là do lượng đường cao trong mít tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn phát triển. Ăn mít quá nhiều khiến triệu chứng mụn, viêm da trầm trọng hơn – nhất là với người có cơ địa nhờn hoặc đang bị mụn.
Đầy hơi, khó tiêu
Hàm lượng chất xơ cao và lượng đường lớn khiến mít dễ gây đầy hơi, chướng bụng nếu ăn nhiều – đặc biệt khi ăn lúc đói hoặc ngay sau bữa ăn chính. Người có hệ tiêu hóa yếu nên hạn chế.
![]() |
Hàm lượng chất xơ cao và lượng đường lớn khiến mít dễ gây đầy hơi, chướng bụng nếu ăn nhiều. |
Nguy hiểm với người suy thận mạn
Mít giàu kali – một khoáng chất tốt nhưng có thể gây nguy hiểm với bệnh nhân suy thận mạn. Khi thận không thể đào thải kali, tình trạng tăng kali máu có thể dẫn đến ngừng tim mà không có dấu hiệu cảnh báo. Người bệnh gan cũng cần lưu ý vì mít khó tiêu và sinh nhiệt nhiều.
Tăng huyết áp, khó chịu với người suy nhược
Với người có thể trạng yếu hoặc đang suy nhược, ăn nhiều mít dễ gây đầy bụng, khiến tim hoạt động nhiều hơn, làm tăng nguy cơ cao huyết áp, đặc biệt trong mùa nắng nóng.
Ăn bao nhiêu mít mỗi ngày là đủ?
Mít chứa hàm lượng calo khá cao – khoảng 95 calo cho mỗi 100g mít tươi và đến 275 calo với mít sấy. Người trưởng thành khỏe mạnh chỉ nên ăn khoảng 200g mít tươi/ngày hoặc không quá 50g mít sấy để tránh thừa năng lượng.
Nếu đang trong giai đoạn giảm cân, kiểm soát đường huyết hoặc mắc các bệnh về gan – thận, nên hạn chế tối đa lượng mít tiêu thụ trong ngày. Ngược lại, người muốn tăng cân có thể tận dụng nguồn calo từ mít, nhưng vẫn cần cân đối với tổng năng lượng nạp vào từ các thực phẩm khác.
Mít là loại trái cây có lợi cho sức khỏe nếu ăn đúng lượng và đúng cách. Để phát huy tối đa lợi ích mà không gây phản tác dụng, người tiêu dùng cần lưu ý khẩu phần phù hợp với thể trạng bản thân và tránh lạm dụng vì sở thích.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Từ 1/7, lao động nam được nghỉ thai sản ra sao khi vợ sinh con?

Người tiểu đường có nên ăn xoài?

Nhận diện sớm biểu hiện của bệnh zona thần kinh

Lợi ích và những điều cần tránh khi xông hơi sau khi tập gym

Vì sao chiều cao người Việt thấp hơn chuẩn thế giới gần 8 cm?

Lạm dụng thuốc nhức đầu, hạ sốt có thể âm thầm tàn phá gan

Từ 1/7 việc khám chữa bệnh thuận tiện hơn, quyền lợi BHYT rộng hơn

Mất thính lực do tiếng ồn: Nguy cơ âm thầm bạn không nên bỏ qua

Uống nước lạnh ngày nắng nóng: Cẩn thận nếu bạn thuộc nhóm này
