Bộ Y tế đề nghị xử nghiêm nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm chức năng như "thần dược"

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, thời gian qua, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh đã lợi dụng hình ảnh người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm chức năng (TPCN) có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
Tràn lan quảng cáo TPCN Khang Cốt Đơn có dấu hiệu trái luật, lừa dối người dùng Hà Nam: Khởi tố vụ án sản xuất, buôn bán thuốc đông y gia truyền, TPCN giả Muốn tìm TPCN chống lão hóa hiệu quả, hãy lưu ý những chất này

Văn bản mới nhất của Bộ Y tế thông tin, thời gian qua, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh đã lợi dụng hình ảnh người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm chức năng có tác dụng như thuốc chữa bệnh. Bộ Y tế nêu rõ: “Việc quảng cáo, sản xuất, buôn bán các loại sản phẩm này gây nguy hại cho sức khỏe, thiệt hại về kinh tế cho người tiêu dùng, gây bất an cho xã hội và vi phạm các quy định về luật dược”.

Bên cạnh đó, sử dụng các danh hiệu như "nhà thuốc gia truyền", "danh y", "thần y" để quảng cáo sản phẩm có tác dụng như thuốc điều trị các bệnh mạn tính như xương khớp, huyết áp, tiểu đường, bệnh về mắt... trên các mạng xã hội. Đặc biệt, các sản phẩm này chưa được Bộ Y tế cấp phép sản xuất, lưu hành tại Việt Nam.

Bộ Y tế đề nghị xử nghiêm nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm chức năng như
Bộ Y tế chỉ đạo xử nghiêm nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo "khống" TPCN

Nhằm ngăn chặn phòng ngừa việc quảng cáo, sản xuất, buôn bán sản phẩm không phải thuốc nhưng quảng cáo như thuốc chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị các Bộ, ban, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động như sau:

Bộ Công an chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm chủ tên miền quảng cáo trên các trang mạng xã hội. Chủ trì, phối hợp với cơ quan của Bộ Y tế, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương điều tra, xử lý tổ chức, cá nhân quảng cáo có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng.

Bộ Y tế đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường công tác kiểm tra, xử lý quảng cáo thuốc chưa được cấp phép lưu hành. Khi phát hiện sai phạm về quảng cáo cần kịp thời đóng tên miền hoặc đóng vĩnh viễn tên miền vi phạm…; Tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo xuyên biên giới.

Bộ Y tế đề nghị xử nghiêm nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm chức năng như
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân, đặc biệt văn nghệ sĩ tham gia quảng cáo sản phẩm không phải là thuốc nhưng quảng cáo như thuốc chữa bệnh

Bộ Công Thương tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động quảng cáo sản phẩm không phải là thuốc nhưng quảng cáo như thuốc trên sàn giao dịch thương mại điện tử… Có biện pháp chế tài mạnh sàn giao dịch thương mại điện tử.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân, đặc biệt văn nghệ sĩ tham gia quảng cáo sản phẩm không phải là thuốc nhưng quảng cáo như thuốc chữa bệnh, thổi phồng công dụng, nêu thông tin chưa được kiểm chứng, quảng cáo thuốc chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung.

Đối với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ngành liên quan nghiêm túc triển khai nội dung tại công văn số 7173 ngày 12/12/2022 của Bộ Y tế về "tăng cường công tác quản lý, kiểm tra chất lượng thuốc và đấu tranh chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc". Trong đó chú trọng đến công tác điều tra, khám phá, xử lý đường dây, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc trái phép.

Đồng thời chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin và Du lịch tổ chức tuyên truyền phổ biến cho người dân về tác hại của việc tự mua thuốc điều trị; tuyên truyền, vận động người dân đến khám bệnh và điều trị tại các cơ sở y tế và mua thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc đã được cơ quan chức năng cấp phép hoạt động, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

Các cơ quan chủ quản của các đơn vị kinh doanh dịch vụ phát hành quảng cáo cần yêu cầu các đơn vị kiểm tra, tải lên quảng cáo so với nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung và chỉ thực hiện quảng cáo đúng với nội dung này. Song song với đó cần thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm về quảng cáo các sản phẩm không phải là thuốc nhưng được quảng cáo như thuốc chữa bệnh.

Trước đó, trong một hội thảo do Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phối hợp tổ chức gần đây, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong - cũng thông tin, nhiều doanh nghiệp đang có tình trạng "đăng ký một đằng, sản xuất một nẻo". Không ít đơn vị đã lợi dụng hình ảnh các y bác sĩ, người nổi tiếng, diễn viên để "thổi phồng" tác dụng của thực phẩm chức năng.

Cục An toàn Thực phẩm đã công khai thông tin trên website của cơ quan này để cảnh báo nhưng tình trạng trên vẫn diễn ra phổ biến.

Đề nghị xử lý nghiêm nghệ sĩ quảng cáo TPBVSK thổi phồng công dụng Đề nghị xử lý nghiêm nghệ sĩ quảng cáo TPBVSK thổi phồng công dụng
Sản phẩm Multi Juice và Lucenta của Bitney được Sản phẩm Multi Juice và Lucenta của Bitney được "thổi phồng" công dụng như thế nào?
TPBVSK Bình Vị Thanh có dấu hiệu quảng cáo “thổi phồng” công dụng TPBVSK Bình Vị Thanh có dấu hiệu quảng cáo “thổi phồng” công dụng
Văn Hoàng

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Y tế cảnh báo không sử dụng 2 sản phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 nghi hàng giả

Bộ Y tế cảnh báo không sử dụng 2 sản phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 nghi hàng giả

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa phát đi cảnh báo người dân không nên sử dụng 2 sản phẩm ăn ngon Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 do Công ty TNHH Công nghệ Herbitech sản xuất do nghi là hàng giả.
Bộ Y tế đề nghị thu hồi 12 loại sữa bột giả trên toàn quốc

Bộ Y tế đề nghị thu hồi 12 loại sữa bột giả trên toàn quốc

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị rà soát, kiểm tra, phối hợp thu hồi 12 sản phẩm dạng sữa bột là hàng giả còn trên thị trường của Công ty cổ phần dược Quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood.
Bộ Y tế cảnh báo khẩn về 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa,

Bộ Y tế cảnh báo khẩn về 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa,

Công an Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả quy mô lớn trên toàn quốc, thu giữ 21 sản phẩm, trong đó có 4 loại giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép.
Bộ Công Thương yêu cầu kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương yêu cầu kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố; Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thêm một bệnh viện thu hồi sữa của công ty sản xuất sữa giả

Thêm một bệnh viện thu hồi sữa của công ty sản xuất sữa giả

Ngay sau khi có thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn đã chủ động dừng tư vấn sử dụng sản phẩm sữa Hapomil tại tất cả các khoa điều trị, đồng thời tiến hành thu hồi toàn bộ sản phẩm để trả lại nhà cung cấp.
Ghi sai công dụng, 2 mỹ phẩm của Hana HP Group bị thu hồi toàn quốc

Ghi sai công dụng, 2 mỹ phẩm của Hana HP Group bị thu hồi toàn quốc

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có Văn bản 1071/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm lưu thông có nhãn không đáp ứng quy định đối với sản phẩm USOLAB VITA ION-C SOLUTION và USOLAB VITA ION-C POWDER .
Tiêu hủy lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin không đạt chất lượng

Tiêu hủy lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin không đạt chất lượng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa phát đi thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm Dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin - Hộp 1 tuýp 30g của Công ty cổ phần Sao Thái Dương, do sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Cục An toàn thực phẩm tạm dừng lưu thông 4 phụ gia thực phẩm vi phạm

Cục An toàn thực phẩm tạm dừng lưu thông 4 phụ gia thực phẩm vi phạm

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế mới đây đã ra thông báo về việc đề nghị tạm dừng lưu thông hàng hóa, đối với một số phụ gia thực phẩm do vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa.
Viên trinh nữ hoàng cung lại bị "tuýt còi" vì quảng cáo như thuốc chữa bệnh

Viên trinh nữ hoàng cung lại bị "tuýt còi" vì quảng cáo như thuốc chữa bệnh

Bộ Y tế tiếp tục cảnh báo tới người tiêu dùng về một số website, sàn thương mại điện tử quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên trinh nữ hoàng cung Crilin women Health có nội dung quảng cáo sản phẩm gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
Thu hồi thuốc cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid của Dược phẩm Pymepharco

Thu hồi thuốc cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid của Dược phẩm Pymepharco

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các địa phương thông báo thu hồi toàn quốc lô thuốc cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động