Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra sữa Hikid quảng cáo “100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi”
![]() |
Fanpage “Hikid Vietnam” sử dụng hình ảnh bác sĩ để khuyên dùng sản phẩm sữa Hikid. (Ảnh chụp màn hình). |
Trong công văn gửi Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Hà Nội do TS Trần Việt Nga - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm ký ban hành, Cục An toàn thực phẩm trích dẫn bài báo phản ánh Thực phẩm bổ sung Nutri Brain IQ "thổi phồng" thành "thần dược" chữa bệnh tự kỷ. Cơ sở được phản ánh trong bài báo nêu trên nằm trên địa bàn TP Hà Nội.
Cục An toàn thực phẩm đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, quảng cáo vi phạm sản phẩm được nêu trong bài báo (nếu có) và báo cáo kết quả về Cục An toàn thực phẩm.
Ngoài ra, Cục An toàn thực phẩm cũng có văn bản yêu cầu Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Hà Nội kiểm tra sản phẩm sữa Hikid vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm.
Theo đó, Cục An toàn thực phẩm cho biết đã nhận được phản ánh trên báo chí về việc sản phẩm sữa Hikid quảng cáo trong một clip, so sánh "100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi".
Cục An toàn thực phẩm đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Hà Nội kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi quảng cáo sản phẩm vi phạm đã nêu trong bài viết.
![]() |
Thực phẩm bổ sung Nutri Brain IQ được quảng cáo "'hổi phồng' thành 'thần dược' chữa bệnh tự kỷ Ảnh: V.O.V |
Sữa Hikid do Công ty TNHH XNK & TM Phương Linh nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam. Địa chỉ công ty tại Hà Nội, nên Bộ Y tế yêu cầu giới chức y tế thủ đô kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi quảng cáo sản phẩm trên.
Trong thông cáo phát đi hôm 14/4, Công ty Phương Linh thừa nhận thiếu sót khi so sánh "hàm lượng 2 mg CBP/100g bột sữa tương đương hàm lượng CBP có trong 20 lít sữa tươi", do chưa có cơ sở khoa học hoặc tài liệu quy đổi chính thức từ các cơ quan chức năng xác nhận con số cụ thể. Công ty này cho biết sẽ điều chỉnh theo hướng minh bạch.
Trước đó, cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đang tiến hành điều tra vụ án "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm" xảy ra tại Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma, Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group, các cơ quan, tổ chức liên quan trên địa bàn TP Hà Nội và các tinh, thành phố trên toàn quốc.
Cơ quan điều tra xác định, sữa bột có chỉ tiêu chất lượng một số chất đạt dưới 70% so với mức công bố, đủ điều kiện để xác định là hàng giả. Trong khoảng 4 năm, các đối tượng đã sản xuất 573 loại sữa bột với các nhãn hiệu khác nhau, mang lại doanh thu gần 500 tỉ đồng.
Cơ quan điều tra còn xác định từ năm 2021 đến nay, Công ty Rance Pharma và Công ty Hacofood để ngoài sổ sách kế toán kê khai nộp thuế doanh thu thực tế, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 28 tỷ đồng.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Đau nhức mắt kéo dài, người phụ nữ đi khám thì tá hỏa phát hiện ký sinh trùng trong mắt

Điểm tên những thực phẩm âm thầm làm đường huyết tăng nhanh

Đừng xem nhẹ việc ho nhẹ và sổ mũi ở trẻ

Dấu hiệu bất thường ở bàn chân "tố cáo" bệnh gì?

Loại cây dân dã được ví như "sâm của người nghèo", người Việt trồng từ lâu

Cụ bà 85 tuổi nguy kịch vì hóc xoài

Mặt sưng phù vì tin kem trị mụn "từ thiên nhiên" trên TikTok

Ngủ ngon hơn với quy tắc "10-3-2-1-0" của chuyên gia

Bác sĩ chia sẻ vai trò của sữa và cách "né" sữa giả
