Bỏ túi phương pháp dân gian giúp giảm các triệu chứng cảm cúm

Vào mùa lạnh, các chứng viêm phế quản, đau thắt ngực, cảm lạnh hay viêm dạ dày ruột là khó tránh khỏi. Khi bị cảm cúm, trước khi dùng đến thuốc, bạn hãy thử các biện pháp điều trị tại nhà để chống lại các triệu chứng của bệnh.
5 loại trà thảo mộc giúp giữ ấm cơ thể trong mùa đông Ba thứ ‘đại kỵ’ khi dùng chung với cam, coi chừng sinh bệnh Biết những điều này sẽ giúp bạn "bất bại" với bệnh cúm

Nguyên nhân gây cảm cúm là do virus Influenza. Bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp khi nói chuyện trực tiếp, ho, hắt hơi…Lúc này, virus cúm sẽ theo dịch ra ngoài và bám vào đồ vật xung quanh. Nếu nói chuyện trực tiếp với người bệnh hoặc chạm những đồ vật đã nhiễm virus, bạn có nguy cơ cao mắc cảm cúm.

Khi bị bệnh cúm, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như: Sốt cao, có khi lên tới 39-40 độ C, thân nhiệt không ổn định, có cảm giác ớn lạnh, hoặc rét run, nhức đầu, ù tai, chóng mặt, hoa mắt, hắt hơi, xổ mũi, ho, khàn tiếng…

Bỏ túi phương pháp dân gian giúp giảm các triệu chứng cảm cúm

Việc điều trị chủ yếu dựa vào nghỉ ngơi, bù nước và uống thuốc giảm đau, chẳng hạn như paracetamol, aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen) trong trường hợp sốt. Các phương pháp điều trị tự nhiên cũng có thể làm giảm các triệu chứng cảm cúm khá hiệu quả như sau:

Dùng tinh dầu

Tinh dầu tràm, bạc hà…có tác dụng rất tốt trong việc phòng và điều trị cảm cúm thông thường. Chỉ cần thoa một chút tinh dầu vào vùng dưới mũi sẽ giúp thông mũi và làm giảm bớt cơn đau ở mũi. Ngoài ra, bạn có thể thoa tinh dầu vào lòng bàn chân, thái dương hoặc tắm với nước ấm có hoà một vài giọt tinh dầu giúp phòng ngừa bệnh cảm lạnh rất hữu hiệu.

Bỏ túi phương pháp dân gian giúp giảm các triệu chứng cảm cúm

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Chườm nóng hoặc chườm lạnh xung quanh vùng xoang tắc nghẽn có thể giảm bớt khó chịu vùng mũi cho bạn. Chườm nóng có thể làm giảm áp lực phần xoang mũi và làm lớp dịch nhầy trong mũi lỏng hơn còn chườm lạnh sẽ khiến các mạch máu ở vùng xoang mũi co lại, giúp giảm đau nhanh chóng.

Nghỉ ngơi và thư giãn

Khi bạn bị cảm cúm, cơ thể bạn trở nên uể oải và rất mệt mỏi. Chính vì vậy, hãy tạm gác công việc và dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi. Một chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cơ thể tạo nhiều năng lượng hơn.

Bệnh nhân bị cảm cúm cần được nghỉ ngơi, thư giãn ở những nơi thoáng khí, tránh gió, tránh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Không nên cho bệnh nhân nằm phòng máy lạnh vì sẽ khiến các triệu chứng khan cổ, khàn tiếng trầm trọng thêm.

Xông lá

Bạn có thể mặc áo quần thoáng mát, trùm mền kín và xông các lá thơm như lá chanh, lá bưởi, lá tía tô, kinh giới, bạc hà, lá sả, húng chanh, húng quế, long não để thông mũi, giải cảm, toát mồ hôi độc ra ngoài và tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn cho cơ thể người bệnh.

Bỏ túi phương pháp dân gian giúp giảm các triệu chứng cảm cúm

Sử dụng trà thảo mộc

Nhà trị liệu tự nhiên học Laure Bernard (Pháp) khuyên bạn nên uống trà thảo mộc, ngay khi các triệu chứng đầu tiên của bệnh cúm xuất hiện, để khắc phục tình trạng nhiễm virus này.

Nên uống trà gồm quế, chanh và gừng, uống bốn lần một ngày. Loại trà thảo mộc này rất tốt để tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại nhiễm trùng vì ba thành phần này có tác dụng kích thích miễn dịch, kháng virus và chống viêm.

Thực phẩm tăng cường sức đề kháng

Một số thực phẩm như tỏi giúp chống lại nhiễm trùng và tăng cường hệ thống miễn dịch như hành tây cũng có tác dụng tốt chống lại bệnh cúm. Tuy nhiên, những thực phẩm này phải được dùng với số lượng lớn mới có tác dụng.

Bỏ túi phương pháp dân gian giúp giảm các triệu chứng cảm cúm

Để ngăn ngừa cảm cúm, chúng ta cũng có thể chọn uống nước chanh. Loại trái cây này là một chất kháng virus giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng mùa lạnh do virus gây ra. Những người dễ mắc bệnh truyền nhiễm này nên uống thức uống này vào mỗi buổi sáng.

Những thói quen đơn giản giúp gan khỏe mạnh Những thói quen đơn giản giúp gan khỏe mạnh
Người trẻ đừng chủ quan với các triệu chứng thoái hoá đốt sống cổ Người trẻ đừng chủ quan với các triệu chứng thoái hoá đốt sống cổ
Các bệnh lý thường gặp về túi mật Các bệnh lý thường gặp về túi mật
Bỏ túi công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây thì là Bỏ túi công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây thì là
Linh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phân biệt đột quỵ và đột tử

Phân biệt đột quỵ và đột tử

Tại Việt Nam, nhiều người còn nhầm lẫn giữa đột quỵ và đột tử, cho rằng đây là cùng một bệnh. Tuy nhiên, đây là hai tình trạng khác nhau, có nguyên nhân và dấu hiệu riêng.
Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đột ngột ngừng tim khi chạy marathon

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đột ngột ngừng tim khi chạy marathon

Việc ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng khi tham gia chạy marathon đã được cảnh báo nhiều lần. Tuy nhiên vì chủ quan, nhiều người vẫn phạm phải sai lầm trong cách rèn luyện bộ môn thể thao này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Bất ngờ với khả năng giảm cân của hạt tiêu đen

Bất ngờ với khả năng giảm cân của hạt tiêu đen

Kết hợp hạt tiêu đen vào thói quen ăn uống hàng ngày của bạn có thể là một chiến lược đơn giản nhưng hiệu quả để giảm cân.
Tóc mềm mượt, chắc khỏe tự nhiên với nước vo gạo

Tóc mềm mượt, chắc khỏe tự nhiên với nước vo gạo

Nước vo gạo thường bị bỏ đi nhưng lại là "bí quyết vàng" chăm sóc tóc nhờ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Đi bộ 15 phút mỗi ngày thay đổi sức khỏe của bạn như thế nào?

Đi bộ 15 phút mỗi ngày thay đổi sức khỏe của bạn như thế nào?

Đi bộ 15 phút mỗi ngày mang lại những thay đổi tích cực đáng kể cho sức khỏe của bạn trên nhiều phương diện, cả về thể chất lẫn tinh thần.
Bảo đảm an toàn cho trẻ em mùa lễ hội

Bảo đảm an toàn cho trẻ em mùa lễ hội

Khi đi lễ hội trẻ nhỏ là đối tượng dễ gặp sự cố nhất, trong đó có những sự cố mà chính bố mẹ cũng không bao giờ ngờ tới như bị lạc, tai nạn thương tích... Do đó, việc chuẩn bị trước các kiến thức và kỹ năng cơ bản là vô cùng cần thiết.
Bộ Y tế đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi

Bộ Y tế đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi

Thời gian qua, Bộ Y tế đã tích cực chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Tính đến nay, đã có 53/54 tỉnh triển khai tiêm vaccine cho 762.320/800.719 đối tượng, đạt tỷ lệ 95,2% theo kế hoạch đề ra.
Người bệnh sởi nên ăn gì và kiêng gì?

Người bệnh sởi nên ăn gì và kiêng gì?

Khi mắc bệnh sởi, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể chống lại virus và nhanh chóng phục hồi.
Bộ Y tế thông tin về bệnh ho ra máu tại Nga

Bộ Y tế thông tin về bệnh ho ra máu tại Nga

Gần đây, trên một số kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội đã xuất hiện thông tin về các trường hợp về chứng bệnh ho ra máu tại Nga. Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) đã có báo cáo nhanh về thông tin này.
Con vắt dài 6 cm sống ký sinh trong mũi bệnh nhân

Con vắt dài 6 cm sống ký sinh trong mũi bệnh nhân

Bệnh nhân liên tục chảy máu mũi nên đến khám thì được phát hiện một con vắt dài hơn 6 cm đã sống hơn một tuần trong mũi.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động