Triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người”

Xác định công tác phòng, chống mua bán người là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên và lâu dài, các đơn vị phải thực hiện mọi nơi, mọi lúc, lấy “chủ động phòng ngừa” từ sớm, từ xa, từ cơ sở là chính, lấy cơ sở là trọng tâm tập trung các biện pháp phòng, chống mua bán người.
WHO đề xuất liệu pháp cai thuốc lá hiệu quả Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất hiện nay Sở Y tế TP.HCM phát hiện loạt phòng khám da liễu lén làm dịch vụ giảm béo
Triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người”

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế tại Kế hoạch số 782/KH-BYT ngày 24/6/2024 về triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” năm 2024, các Sở Y tế tại các tỉnh, thành trên cả nước đã ban hành công văn nhằm triển khai các hoạt động hưởng ứng.

Kế hoạch triển khai nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn ngành Y tế tích cực tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm, góp phần đảm bảo an ninh trật tự tại các cơ sở y tế, phục vụ nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cơ quan và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn y tế tại các cơ quan, đơn vị; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống mua bán người, tăng cường công tác nắm tình hình, đấu tranh, trấn áp tội phạm mua bán người.

Bên cạnh đó, các Sở y tế địa phương phối hợp triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người” và Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 10/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” phù hợp với tình hình thực tiễn tại đơn vị.

Các nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn thể người lao động ngành Y tế trong công tác phòng, chống mua bán người. Thực hiện nghiêm quy định của Đảng về trách nhiệm “nêu gương”, đề cao đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại đơn vị.

Xác định công tác phòng, chống mua bán người là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên và lâu dài, các đơn vị phải thực hiện mọi nơi, mọi lúc, lấy “chủ động phòng ngừa” từ sớm, từ xa, từ cơ sở là chính, lấy cơ sở là trọng tâm tập trung các biện pháp phòng, chống mua bán người. Kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phòng ngừa với tích cực phát hiện, đấu tranh kịp thời với những hành vi phạm tội nói chung và tội phạm về mua bán người nói riêng.

Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm; củng cố, giữ vững phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại đơn vị và phong trào “Toàn dân phòng chống mua bán người”, phát hiện và hòa giải, giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ người lao động ngành Y tế, làm tốt công tác quản lý những đổi tượng có nguy cơ phạm tội, vi phạm pháp luật ngay tại đơn vị. Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phản ánh khách quan, toàn diện công tác PCMBN.

Triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người”

Việc giám sát và giải quyết kịp thời các kiến nghị, khiếu nại của nhân viên y tế, người bệnh, người thân người bệnh ở cơ sở y tế, góp phần phòng ngừa và giảm thiểu các yếu tố phát sinh tội phạm cũng cần được chú trọng. Thực hiện tốt công tác nắm bắt, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình, kịp thời có giải pháp phù hợp, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài, bảo đảm an ninh, trật tự phù hợp với thực tiễn công tác phòng, chống tội phạm trong đơn vị.

Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Thực hiện các quy định của pháp luật trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; có biện pháp hiệu quả bảo vệ người phát hiện, tố cáo hành vi phạm tội, nhất là tố cáo hành vi tham nhũng. Triển khai đồng bộ các kế hoạch, biện pháp bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tăng cường tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong đấu tranh PCMBN và quản lý cơ sở y tế có yếu tố nước ngoài...

Tiếp đó, cần thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng về xử lý đảng viên vi phạm. Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện dấu hiệu tội phạm trong các cơ sở y tế, nhất là các cơ sở y tế có khoa Ngoại, khoa Sản, khoa Nhi, khoa Huyết học là những nơi dễ xảy ra các hoạt động lợi dụng việc khám bệnh, chữa bệnh, sinh sản để mua bán người, mang thai hộ, cho nhận con nuôi, mua bán máu và bộ phận cơ thể người trái quy định.

Chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý nghiêm những hành vi tham nhũng, tiêu cực, bao che, dung túng, tiếp tay cho tội phạm và vi phạm pháp luật. Triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm chủ động phòng ngừa tích cực với phát hiện, đấu tranh PCMBN, bảo vệ tối đa tính mạng, sức khỏe cho nhân viên y tế và người bệnh, người thân người bệnh.

Triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người”

Các cơ sở y tế địa phương cần nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Y tế và toàn xã hội nhằm chủ động phòng ngừa, ứng phó với các loại tội phạm. Tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về PCMBN; góp phần làm giảm các nguy cơ, đẩy lùi tội phạm và hỗ trợ có hiệu quả đối với nạn nhân bị mua bán trở về hoà nhập cộng đồng.

Tuyên truyền việc thực hiện phong trào “Toàn bộ người lao động trong ngành Y tế phòng, chống mua bán người” trong đơn vị và trong cộng đồng dân cư; tham gia phát hiện, tố giác kịp thời các loại tội phạm, cảm hóa, giáo dục người phạm tội tại cộng đồng dân cư, góp phần hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra trong công chức, viên chức ngành Y tế, ngăn chặn kịp thời các trường hợp vi phạm có khả năng dẫn tới tội phạm.

Tuyên truyền, hướng dẫn công chức, viên chức, người lao động ngành Y tế làm tốt công tác dân vận, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn về kinh tế, nhằm chỉ rõ những mưu đồ đen tối của các loại tội phạm, không để nhân dân, đồng bào bị kích động, nghe theo các lời dụ dỗ, hứa hẹn để thực hiện các hành vi mua bán người, cho nhận con nuôi, mua bán máu, bộ phận cơ thể người trái quy định.

Duy trì có hiệu quả công tác tiếp dân - xây dựng quy chế tiếp dân cụ thể theo quy định của Pháp luật; giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, của công chức, viên chức, người lao động; không để tình trạng đơn thư khiếu nại tố cáo tồn đọng, kéo dài, xử lý nghiêm các vụ tiêu cực có liên quan đến các hoạt động phòng, chống mua bán người./.

Từng bước mở rộng quyền lợi cho người có thẻ Bảo hiểm y tế Từng bước mở rộng quyền lợi cho người có thẻ Bảo hiểm y tế
Mức hưởng Bảo hiểm y tế thay đổi gì khi lương cơ sở tăng? Mức hưởng Bảo hiểm y tế thay đổi gì khi lương cơ sở tăng?
Danh mục thuốc BHYT của Việt Nam tương đối đầy đủ, toàn diện nhu cầu sử dụng thuốc Danh mục thuốc BHYT của Việt Nam tương đối đầy đủ, toàn diện nhu cầu sử dụng thuốc
Vũ Trang

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cần quy định rõ trách nhiệm của người có ảnh hưởng trong hoạt động quảng cáo

Cần quy định rõ trách nhiệm của người có ảnh hưởng trong hoạt động quảng cáo

Sửa đổi Luật Quảng cáo cần có quy định cụ thể, rõ ràng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, trong đó có người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người có ảnh hưởng.
Thành lập Chi Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam Khu vực miền núi phía Bắc

Thành lập Chi Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam Khu vực miền núi phía Bắc

Ngày 7/11, tại Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VANPS) đã trao quyết định thành lập Chi Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam khu vực miền núi phía Bắc và công nhận Hội viên chính thức.
Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế: Khắc phục những bất cập mang tính cấp bách

Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế: Khắc phục những bất cập mang tính cấp bách

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế được Chính phủ trình tại Kỳ họp thứ 8 với nhiều nhóm chính sách quan trọng về điều chỉnh đối tượng tham gia bảo hiểm, phạm vi được hưởng, đa dạng hóa các gói bảo hiểm y tế… Các đại biểu, chuyên gia, nhà quản lý đánh giá những sửa đổi, bổ sung này đã khắc phục những bất cập mang tính cấp bách, đảm bảo vai trò của y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám bệnh, chữa bệnh cho người dân.
Khuyến nghị tăng thuế suất đối với mặt hàng thuốc lá

Khuyến nghị tăng thuế suất đối với mặt hàng thuốc lá

Tại Kỳ họp thứ 8 tới, Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những điểm đáng chú ý là dự thảo đã đưa ra phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá. Xung quanh nội dung này, nhận được nhiều ý kiến, khuyến nghị từ các chuyên gia, nhà khoa học để đảm bảo chính sách thuế phù hợp với điều kiện Việt Nam, giảm tỷ lệ người hút thuốc, bảo vệ sức khỏe người dân và giảm gánh nặng bệnh tật do thuốc lá gây ra.
Học viện Nông nghiệp chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Học viện Nông nghiệp chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Sáng ngày 12/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến thăm, dự Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và khánh thành "Dự án tăng cường năng lực đào tạo, khoa học công nghệ" từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới.
Sửa quy định hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại

Sửa quy định hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 128/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 11/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ

Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ

Tại Công điện số 100/CĐ-TTg ngày 27/9/2024 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ.
Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...
Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động