Phân loại sớm, chuyển tuyến để tránh các ca tay chân miệng chuyển nặng

Tình trạng bệnh tay chân miệng tăng nhanh từ đầu tháng 5 tới nay đã dẫn đến ghi nhận nhiều ca biến chứng nặng, thậm chí tử vong. Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế cần phân loại và chuyển tuyến phù hợp, để người bệnh không chuyển nặng, tử vong.
Hà Nội: Gia tăng số ca mắc tay chân miệng Kon Tum: Tăng cường công tác phòng chống bệnh tay chân miệng Tăng cường phòng chống dịch tay chân miệng tại các địa phương
Phân loại sớm, chuyển tuyến để tránh các ca tay chân miệng chuyển nặng

Theo báo cáo của các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An…, tỷ lệ ca mắc trên 100.000 dân cao so với năm trước và so với trung bình 5 năm vừa qua. Đây cũng là những tỉnh có tỷ lệ ca nặng cao.

Báo cáo với Thứ trưởng Bộ Y tế, TS. Nguyễn Vũ Thượng - Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM cho biết, bệnh tay chân miệng đang ghi nhận hơn 2.000 ca mắc mới ở khu vực phía Nam, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, đã có 5 ca từ vong xác định do chủng Enterovirus 71 (EV71), 2 trường hợp tử vong khác.

Ông Nguyễn Vũ Thượng cho biết, hiện thống kê dựa trên số ca mắc bệnh nặng nhập viện, còn số ca nhẹ chưa thống kê có thể cao hơn nhiều. Trong đó, số ca mắc tay chân miệng chủng EV71 chiếm ưu thế. Đặc biệt phân độ tay chân miệng hiện chưa được báo cáo rõ ràng, 81% ca bệnh ở TP.HCM chưa được phân bổ lâm sàng, gây ảnh hưởng đến đánh giá lâm sàng, xác định xu hướng bệnh tật.

Ngoài ra, TS Nguyễn Vũ Thượng cũng cho biết có 50% người lớn mắc bệnh nhưng không có triệu chứng, đây là nguồn lây quan trọng nhưng vì không có triệu chứng nên rất dễ lây sang trẻ em. Nhiều trường hợp khác cũng mắc bệnh nhưng biểu hiện không rõ ràng. Do vậy, cần lưu ý đưa chẩn đoán quan tâm phát hiện sớm, trẻ nhập viện sớm phòng biến chứng, tử vong.

Tương tự, với bệnh truyền nhiễm sốt xuất huyết hiện cũng đang đầu mùa bệnh. Khu vực phía Nam đã ghi nhận có khoảng 25.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, so cùng kỳ giảm 39%, so với 2019 giảm 47%, ca tử vong cũng giảm so với cùng kỳ năm trước.

TS Nguyễn Vũ Thượng cho rằng tỷ lệ nặng trên tổng số ca mắc vẫn rất cao nếu không phòng chống kỹ dễ dẫn tới khả năng bùng phát dịch, gây quá tải cho các cơ sở y tế.

"Chúng ta đã bắt đầu vào mùa mưa nên phải chống dịch ngay từ bây giờ để giảm tỷ lệ lưu hành virus sốt xuất huyết, giảm các ca mắc và ca chuyển nặng", ông Thượng nhấn mạnh.

Với Đồng Tháp, theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh (CDC) tỉnh, dịch sốt xuất huyết và tay, chân, miệng cũng đang diễn tiến phức tạp. Đồng Tháp đã ghi nhận 1.447 ca mắc sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay, trong đó có 82 trường hợp nặng, 1 trường hợp tử vong.

Còn bệnh tay chân miệng, tính đến tuần 24, Đồng Tháp đã có 902 ca, trong đó ca mắc dưới 3 tuổi chiếm 68%, vừa có 1 trường hợp tử vong.

Đồng Nai cũng ghi nhận 1.694 ca mắc tay chân miệng, giảm 56,37% so với cùng kỳ 2022 (3.883 ca). Không ghi nhận ca tử vong. Tuy nhiên, số ca mắc có xu hướng tăng từ đầu tháng 3, đặc biệt từ tháng 5 tăng mạnh, mỗi tuần có 200-300 ca nhập viện.

Phân loại sớm, chuyển tuyến để tránh các ca tay chân miệng chuyển nặng

Cần phân loại bệnh để chuyển tuyến phù hợp

"Nếu không kiểm soát nghiêm ngặt thì số ca nặng sẽ tăng cao", đó là nhận định của GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khi đánh giá về tình hình bệnh hiện nay khi bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết có chiều hướng diễn biến phức tạp.

GS.TS Phan Trọng Lân đề nghị lãnh đạo các Sở Y tế, các trung tâm kiểm dịch phải có biện pháp giám sát, đánh giá các ổ dịch để kiểm soát, không để dịch lan rộng ở từng điểm.

"Phần lớn ca mắc và chuyển nặng đều là trẻ em, nhưng người lớn cũng là nguồn lây quan trọng, trong khi nhiều người không có triệu chứng nên khó lòng kiểm soát. Do vậy, ngoài điều trị thì các địa phương cần phải có biện pháp tuyên truyền, điều trị dự phòng ở các cơ sở y tế tư nhân, địa phương, mở rộng giáo dục cho người dân về ý thức phòng bệnh và phát hiện bệnh sớm", GS.TS Phan Trọng Lân nói.

Ông Vương Ánh Dương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đề nghị Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh các tỉnh chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến xã trở lên, đặc biệt các phòng khám tư nhân lưu ý khi tiếp nhận thăm khám. Với những ca mắc ngay khi tiếp nhận cơ sở y tế phải phân loại mức độ.

Với những ca nhẹ có thể điều trị ở tuyến xã, phòng khám tư nhân. Khi bệnh nhân có dấu hiệu bệnh ở độ 2A phải chuyển lên tuyến huyện hoặc tư nhân điều trị ở độ 2A-1. Từ độ 2B phải lên tuyến tỉnh. Còn phân độ 3, độ 4 phải chuyển lên tuyến trên.

Hiện khu vực phía Nam có 4 bệnh viện ở tuyến cuối tiếp nhận điều trị gồm: Bệnh viện Nhiệt đới, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Thành phố.

Phân loại sớm, chuyển tuyến để tránh các ca tay chân miệng chuyển nặng

Cần chủ động phòng, điều trị bệnh

PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, trước đó Bộ đã có những văn bản hướng dẫn cụ thể, kinh phí mua thiết bị y tế, thuốc điều trị cũng đã phân bổ về các địa phương.

Thứ trưởng đề nghị các tỉnh, địa phương khẩn trương ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh. Khi đã có kế hoạch, nếu chưa hoặc đang trình phê duyệt, đề nghị tham mưu, đề nghị UBND tỉnh khẩn trương phê duyệt kinh phí để triển khai.

Các tỉnh thành phố cần tăng cường theo dõi, tập trung xử lý đảm bảo chất lượng, phân tích tình hình dịch, có giải pháp kịp thời, tùy theo tình hình và địa phương.

Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế phải tổ chức tổ phân tuyến điều trị, phân luồng khám chữa bệnh; tuyến trên phải tăng cường tập huấn, giám sát chặt chẽ, thực hiện phòng lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế. Phát hiện sớm dịch bệnh, truyền thông tại cộng đồng, tại trường học để phòng dịch.

Sử dụng kem chống nắng không đúng cách tiềm ẩn nhiều căn bệnh Sử dụng kem chống nắng không đúng cách tiềm ẩn nhiều căn bệnh
Những lợi ích tuyệt vời của cá hồi không phải ai cũng biết Những lợi ích tuyệt vời của cá hồi không phải ai cũng biết
TP. HCM: Sở Y tế thông tin về trường hợp biến chứng sau khi phẫu thuật thẩm mỹ hút mỡ tại Bệnh viện thẩm mỹ Đông Á TP. HCM: Sở Y tế thông tin về trường hợp biến chứng sau khi phẫu thuật thẩm mỹ hút mỡ tại Bệnh viện thẩm mỹ Đông Á
Người trẻ và nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch Người trẻ và nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch
Lâm Đồng: Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân bị vết đâm thủng tim Lâm Đồng: Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân bị vết đâm thủng tim
Bệnh gút nên ăn cá gì Bệnh gút nên ăn cá gì
Bùi Huyền

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tạo sự thống nhất và đồng bộ cho việc triển khai hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Tạo sự thống nhất và đồng bộ cho việc triển khai hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý quan trọng, tạo sự thống nhất và đồng bộ cho việc triển khai hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Chỉ số CPI giảm, lạm phát quý I/2025 tăng 3,01%

Chỉ số CPI giảm, lạm phát quý I/2025 tăng 3,01%

Giá xăng dầu, giá gạo trong tháng 3 giảm theo giá thế giới đã kéo CPI bình quân quý I/2025 xuống còn 3,22%, thấp hơn mức tăng bình quân của 2 tháng đầu năm. Bình quân quý I/2025, lạm phát cơ bản tăng 3,01% so với cùng kỳ năm trước.
Ký kết hợp tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi lượng đất hiếm, công nghệ nano và bức xạ

Ký kết hợp tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi lượng đất hiếm, công nghệ nano và bức xạ

Ngày 3/4/2025, Viện Lâm nghiệp và Phát triển bền vững đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác giữa Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VANPS), Viện Công nghệ xạ hiếm (ITRRE), Viện Lâm nghiệp và Phát triển bền vững - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên – Đại học Thái Nguyên và Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ HAMINT về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi lượng đất hiếm, công nghệ nano và bức xạ.
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi

Dịch bệnh Sởi đang tiếp tục diễn biến phức tạp, một số địa phương vẫn ghi nhận số ca mắc cao. Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi; kết thúc chiến dịch chậm nhất trong ngày 31 tháng 3 năm 2025.
Phát động "Toàn dân tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025"

Phát động "Toàn dân tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025"

Giải chạy hưởng ứng "Toàn dân tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025" đã thu hút được gần 2.000 người tham gia.
Bộ Y tế có 20 đơn vị, 31 nhóm nhiệm vụ từ ngày 1/3

Bộ Y tế có 20 đơn vị, 31 nhóm nhiệm vụ từ ngày 1/3

Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2025/NĐ-CP ngày 27/2/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế.
Nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

Nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh

Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh

Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…
Chủ tịch nước Lương Cường: Ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" là sự kiện văn hóa, chính trị nhiều ý nghĩa

Chủ tịch nước Lương Cường: Ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" là sự kiện văn hóa, chính trị nhiều ý nghĩa

Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” Xuân Ất Tỵ 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới tham dự các hoạt động văn hóa, chúc Tết cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó đợt rét đậm, rét hại kéo dài

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó đợt rét đậm, rét hại kéo dài

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 11/CĐ-TTg ngày 7/2/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động ứng phó đợt rét đậm, rét hại kéo dài.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động