Nhà văn Đặng Vương Hưng - người khơi nguồn cho sự ra đời bộ sách “Nhật ký thời chiến Việt Nam”

“Chiến tranh không chỉ có những thắng lợi vẻ vang, mà còn sự là mất mát và hi sinh”, đó là câu mở đầu của nhà văn Đặng Vương Hưng khi nói về một thời hoa lửa hào hùng.
Chiến thắng 30/4/1975 là trang sử hào hùng, mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam Khi lịch sử dùng 3 chữ “không điều kiện” Giá trị của chiến thắng, giá trị của độc lập là trường tồn
nhà văn Đặng Vương Hưng
Nhà văn, Đại tá, CCB Đặng Vương Hưng

Canh cánh món nợ với đồng đội

Tháng Tư, trời Hà Nội lúc mưa lúc nắng. Những cơn mưa phùn như một cái dấu gạch ngang cho thấy mùa Hạ đang ngóng đợi chuyển giao đâu đó.

Băng qua những cơn mưa dai dẳng, tôi trở lại căn nhà nhỏ nép mình bên con phố Võ Thị Sáu, trò chuyện cùng đại tá, nhà văn, cựu chiến binh Đặng Vương Hưng – Người có công sưu tầm, giới thiệu và chủ biên bộ sách “Nhật ký thời chiến Việt Nam” trong 16 năm (2004 - 2020). Câu chuyện giữa hai người thuộc hai thế hệ khiến tôi, người sinh ra và lớn lên ở thời bình cay cay sống mũi.

“Chiến tranh không chỉ có những thắng lợi vẻ vang, mà còn sự là mất mát và hi sinh”, đó là câu mở đầu của nhà văn Đặng Vương Hưng khi nói về một thời hoa lửa hào hùng.

Khi tôi hỏi về lý do khiến một nhà văn bận rộn như ông quyết định sưu tầm, công bố thư từ, nhật ký chiến tranh? Người cựu chiến binh lặng người một hồi rồi trải lòng: “Chiến tranh khiến bao thế hệ đã nằm lại chiến trường. May mắn là nhiều người lính đã để lại những trang nhật ký đầy máu và nước mắt, giúp cho thế hệ sau hiểu được sự hi sinh cống hiến của thế hệ trước trong kháng chiến”.

Nhà văn Đặng Vương Hưng chia sẻ: Giữa năm 2004, khi đang làm ở báo An ninh Thế giới, một ngày bất ngờ tôi nhận được cuộc điện thoại từ một công ty du lịch, nhà văn Andrew Carroll, tác giả cuốn sách “War Letters, From American Wars” (Những bức thư từ những cuộc chiến tranh của Mỹ), một trong những ấn phẩm bán chạy nhất của The New York Times vừa đến Việt Nam, trong chặng đường “vòng quanh thế giới”. Đó là một người Mỹ còn trẻ, cao gầy, tóc cắt ngắn và đeo kính cận. Anh ta tự giới thiệu: “Trước khi sang Việt Nam, GS Benjamin F. Schemmer (nhà nghiên cứu lịch sử quân sự nổi tiếng của Mỹ, tác giả cuốn sách “The Raid” viết về vụ tập kích Sơn Tây năm 1970) đã khuyên tôi cần phải tìm gặp bằng được “Mr. Hung”, nhất định sẽ nhận được sự giúp đỡ”. Tôi đã tiếp thân mật Carroll gần hết buổi sáng. Sau đó ít lâu, vào đúng dịp kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, tôi đã cho công bố Cuộc vận động sưu tầm và xuất bản bộ sách “Những lá thư và Nhật ký thời chiến Việt Nam”. Ý tưởng này đã chạm một nhu cầu sẵn có trong đời sống, nên chỉ sau một tháng, tôi đã nhận được cả vạn bức thư, hàng trăm cuốn sổ tay nhật ký từ khắp mọi miền đất nước gửi về…

“Tôi cũng từng là một người lính có 10 năm tham gia chiến đấu tại biên giới phía Bắc (1979 – 1989). May mắn được trở về nhưng trong lòng lúc nào cũng canh cánh món nợ với đồng đội. Những cuộc chiến đã kết thúc từ lâu nhưng dấu ấn của nó vẫn còn in đậm trong mỗi gia đình Việt Nam, nhất là với những gia đình thương binh, liệt sĩ và cựu chiến binh. Khi nhận được những quyển nhật ký - di vật quý giá, tôi đã nhận về cả sự tin cậy và kỳ vọng của các gia đình liệt sĩ. Nếu không làm, tôi thấy mình mắc nợ” - Đại tá, nhà văn Đặng Vương Hưng chia sẻ.

Nhà văn Đặng Vương Hưng - người khơi nguồn cho sự ra đời bộ sách “Nhật ký thời chiến Việt Nam”
Nhà văn Đặng Vương Hưng - người khơi nguồn cho sự ra đời bộ sách “Nhật ký thời chiến Việt Nam”
4 tập trong bộ sách "Nhật ký thời chiến Việt Nam"

Bộ sách Nhật ký thời chiến Việt Nam ra mắt độc giả năm 2020, đã trở thành công trình tư liệu đồ sộ - mà Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng, Tiến sĩ khoa học quân sự, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đã gọi là “một tượng đài di sản phi vật thể”

Bộ sách gồm bốn tập, mỗi tập dày hơn 1.000 trang, với 31 tác phẩm của 31 tác giả. Ngoài “Mãi mãi tuổi hai mươi” của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” đã được đông đảo bạn đọc biết đến, bộ sách “Nhật ký thời chiến Việt Nam” lần này bổ sung nhiều nhật ký chiến trường: Gửi lại mai sau (Nguyễn Hải Trường), Bão lửa cầu vồng (Nguyễn Văn Thân), Trở về trong giấc mơ (Trần Minh Tiến), Nhật ký chiến đấu (Nguyễn Đức Huy), Cuối trời mây trắng bay (Trần Danh Hải), Ra đi từ sông Thương (Vũ Văn Chiến), Trời xanh không biên giới (Đặng Sỹ Ngọc)… Ngoài ra, còn có những tác phẩm nhật ký đã được xuất bản trước đó của các nhà văn, phóng viên chiến trường: Chu Cẩm Phong, Phạm Việt Long, Trần Mai Hạnh, Dương Thị Xuân Quý…

Nhà văn Đặng Vương Hưng cho biết thêm: Nhật ký là những trang viết đáng tin cậy, dù nó có thể thô tháp, nhưng tươi ròng và sống động, bởi hoàn toàn là những con người thật, những địa chỉ thật, những sự việc thật và những tâm trạng rất thật!

Gần 20 năm sưu tầm, biên soạn hàng vạn lá thư, hàng trăm cuốn nhật ký, có những câu chuyện khiến nhà văn bị ám ảnh đến tận bây giờ. Đại tá Đặng Vương Hưng kể: Nhật ký của liệt sĩ Trần Duy Chiến (Tây Tiến viễn chinh, được in trong tập IV) khiến ông đau lòng nhất. Đây là chiến sĩ có tuổi đời trẻ nhất trong số các tác giả của bộ sách. Trần Duy Chiến sinh năm 1957 tại Quảng Nam, lớn lên tại Đà Nẵng, nhập ngũ năm 1979, hy sinh vào ngày 20/7/1980. Nhật ký của anh Chiến đại diện cho thế hệ người lính Việt Nam đi làm nhiệm vụ tại chiến trường K. Anh là Tiểu đội phó Tiểu đội súng cối. Trong nhật ký, anh tả từng thành viên rất thật, người tham ăn tục uống, người ngủ ngáy rất to hoặc những cuộc họp cãi nhau rất căng thẳng… Nhưng đồng đội vẫn là đồng đội, đoàn kết, tương trợ, quý mến nhau hoàn thành nhiệm vụ.

Trần Duy Chiến cũng viết nhiều về nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ quê hương. Đọc nhật ký Trần Duy Chiến, nhiều lúc tôi liên tưởng đến những bài hát boléro, bởi chất văn rất trữ tình và da diết. Anh Chiến đã hy sinh trong một trận phục kích, trước khi gục xuống anh còn cố gắng bắn hết đạn trong khẩu AK. Lúc đồng đội tìm thấy xác, khuôn mặt Chiến đã bị kẻ thù bắn nát. Khi xe đưa Chiến trở về đất mẹ, lại bị phục kích một lần nữa. Có thể nói, Trần Duy Chiến đã hy sinh đến hai lần…

Một điều khiến tôi không thể nào quên là lần đi tìm mộ Trần Duy Chiến, vô tình phát hiện ra một dãy những ngôi mộ chôn cất cả Tiểu đội, đó chính là tất cả những nhân vật đã từng được viết trong nhật ký. Khi còn sống, họ đã nhiều lần xếp hàng trong một đội ngũ. Và khi đã chết, họ được nằm cùng nhau trong một hàng bia mô...

Lần đó, chúng tôi - những người lính trở về - không ai chịu đựng nổi, chỉ còn biết ngồi xuống bên những ngôi mộ của đồng đội mà khóc. Đầu năm 2020, Hội đồng nhân dân TP. Đà Nẵng quyết định đặt tên một con đường mang tên Trần Duy Chiến tại quận Sơn Trà. Có lẽ, đó là niềm an ủi lớn nhất cho gia đình của liệt sĩ Trần Duy Chiến.

Vẫn tiếp tục những câu chuyện về người lính

Có khi nào ông đắn đo giữa việc khi công bố những cuốn nhật ký chiến tranh sẽ chạm vào nỗi riêng tư của người viết cũng như nỗi đau của người ở lại khi chiến tranh đã lùi xa? - Tôi hỏi.

Nhà văn Đặng Vương Hưng lặng im một hồi lâu để kìm nén cảm xúc khi nhắc tới đồng đội, nhắc tới người thân của các chiến sĩ, ông chậm rãi tâm sự: Là một nhà văn, đồng thời cũng là một người lính đã từng trực tiếp cầm súng bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc, như nhiều cựu chiến binh khác, tôi hiểu thế nào là chiến tranh cùng sự hy sinh và mất mát. Nghề làm báo đã giúp tôi đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, để tìm hiểu nhiều sự kiện, nhân chứng và sưu tầm tư liệu... Công việc viết văn đã giúp tôi “ngộ” ra rằng: Đôi khi, chính những trang nhật ký, ghi chép sổ tay... tưởng chừng rất đỗi riêng tư, xưa cũ, lại mang đến cho chúng ta những thông tin và tư liệu cực kỳ quý báu. Chúng có thể gợi mở biết bao điều về đời sống tinh thần, vật chất và cả văn hóa của xã hội trong quá khứ, góp phần lý giải những bí mật của lịch sử, làm cho cuộc sống hiện tại và tương lai của chúng ta tốt đẹp hơn!

Vẫn tiếp tục những câu chuyện về người lính
Nhà văn Đặng Vương Hưng vẫn tiếp tục những câu chuyện về người lính

Trong hàng chục năm, khi chưa thể cho ra mắt bộ sách “Nhật ký thời chiến Việt Nam”, lúc nào trong tôi cũng có cảm giác mình đang mắc nợ, món nợ với đồng đội đã hy sinh, với những cựu chiến binh và các gia đình liệt sĩ. Món nợ ấy cứ dai dẳng suốt mười mấy năm qua. Ngày ôm trong tay bộ sách về từ nhà in, tôi cảm thấy nhẹ lòng và vui sướng vô cùng. Cảm giác như vong linh hương hồn các liệt sĩ cũng đã hài lòng.

Cho đến lúc này, tôi vẫn cảm thấy mình chưa làm được gì nhiều và dường như mình đang còn mặc nợ đồng đội, mắc nợ thân nhân các anh hùng liệt sĩ, cựu chiến binh.

Mắc nợ đầu tiên với các gia đình đó là những lá thư tôi nhận được từ năm 2004, những lá thư không có thuyết minh để tôi có thể xác định được người viết những lá thư đó là ai, người gửi thư đó ở đâu, tên gì.

Ngoài ra còn nhiều những lá thư, sổ tay nhật ký đang nằm trong các bảo tàng, các bộ sưu tập cá nhân. Tất cả những cuốn sách tôi và nhóm làm trong gần 20 năm qua đều tự lực và phải kêu gọi kinh phí xã hội hoá. Một bộ sách như bộ "Nhật ký thời chiến Việt Nam" bao gồm 4 tập, mỗi tập hơn 1.000 trang rất tốn kém.

Nhưng chúng tôi xuất bản không nhằm mục đích kinh doanh, mà để làm quà tặng tri ân. Vì là dự án phi lợi nhuận, nên các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo, các bạn trẻ nào cần đọc nội dung, hãy kết nối vào trang Facebook "Trái tim người lính", hoặc liên hệ qua facebook Đặng Vương Hưng, chúng tôi sẽ gửi tặng miễn phí bản PDF nội dung ruột bộ sách "Nhật ký thời chiến Việt Nam".

Một số lượng sách hạn chế sẽ phát hành để lấy tiền in. Ước mơ của tôi là: giá như có sự quan tâm từ Nhà nước đầu tư cho Dự án Sưu tầm và xuất bản Thư và Nhật ký thời chiến. Hay có một nhà tài trợ lớn lo giúp về phần kinh phí, để chúng tôi tiếp tục sưu tầm, biên soạn bộ sách nêu trên.

Rất nhiều gia đình liệt sĩ đã gửi cho chúng tôi những lá thư đi kèm giấy báo tử, di ảnh để mong chúng tôi tìm được mộ cho thân nhân của họ. Trong khi việc đi tìm mộ liệt sĩ có cả một hệ thống, phải nhiều người vào cuộc, phải có kinh phí, sức lực, thời gian. Đấy là điều tôi cảm thấy tiếc nuối, như mắc nợ với các gia đình liệt sĩ.

Nhà văn, Đại tá Đặng Vương Hưng và gia đình các nhân chứng lịch sử bộ sách Nhật ký thời chiến Việt Nam trong buổi giao lưu
Nhà văn, Đại tá Đặng Vương Hưng và gia đình các nhân chứng lịch sử bộ sách Nhật ký thời chiến Việt Nam trong buổi giao lưu

Nhà văn Đặng Vương Hưng cho biết: Tôi vẫn đang tiếp tục những câu chuyện về người lính. Chúng tôi đã xây dựng Nhóm “Trái tim người lính” trên mạng xã hội facebook với hàng trăm ngàn thành viên, để dễ dàng kết nối, từ các cựu chiến binh đến những bạn trẻ, bạn đọc cả trong và ngoài nước. Chúng tôi chia sẻ với nhau thông tin, tư liệu, cảm nhận qua diễn đàn đó.

Sau “Nhật ký thời chiến Việt Nam”, năm 2021 chúng tôi cho ra mắt những cuốn sách “Trái tim người lính” gắn liền với hoạt động tôn vinh và tri ân những người có công với quê hương, đất nước ở nhiều vùng miền. Đó chỉ là những cuốn sách nhỏ, nhưng mang ý nghĩa lớn mà những người thực hiện mong muốn chuyển tải đến bạn đọc: Chúng ta không bao giờ được phép lãng quên những người lính đã hi sinh tuổi thanh xuân, cống hiến xương máu cho hoà bình hôm nay.

Ngoài ra, Câu lạc bộ "Trái tim Người lính" còn phối hợp với Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phát động Cuộc vận động viết và sưu tầm kỷ vật mang tên "Tình yêu đi qua chiến tranh". Đến nay, Ban vận động đã nhận được hàng trăm hiện vật, kỷ vật quý giá được trao cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam lưu giữ, trưng bày và giới thiệu đến công chúng.

Theo dự kiến ban đầu, Cuộc vận động Viết và Sưu tầm kỷ vật mang tên “Tình yêu đi qua chiến tranh” sẽ được tổng kết vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong những năm qua đã hạn chế rất nhiều các hoạt động cộng đồng, nên Ban Tổ chức đã quyết định kéo dài thêm thời gian 3 năm, cuộc vận động sẽ được tổng kết và trao thưởng vào năm 2025.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kết nối với các cựu chiến binh, cộng đồng người Việt ở nước ngoài, mở rộng phạm vi tìm kiếm cả nguồn tư liệu từ phía bên kia chiến tuyến, nhà văn Đặng Vương Hưng cho biết.

Giá trị của chiến thắng, giá trị của độc lập là trường tồn Giá trị của chiến thắng, giá trị của độc lập là trường tồn
46 năm thống nhất đất nước: Ngày Thống nhất nhớ Lời của nước non 46 năm thống nhất đất nước: Ngày Thống nhất nhớ Lời của nước non
Chiến thắng 30/4/1975 là trang sử hào hùng, mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam Chiến thắng 30/4/1975 là trang sử hào hùng, mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam
Nguyễn Nhung

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tạo căn cứ pháp lý triển khai các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tạo căn cứ pháp lý triển khai các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm tạo căn cứ pháp lý để triển khai các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào thực tiễn cuộc sống.
Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tết Trung thu năm 2023

Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tết Trung thu năm 2023

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng trong thời điểm Tết Trung thu đang đến gần, Cục An toàn thực phẩm đã có văn bản yêu cầu các đơn vị chức năng triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm.
Ngăn chặn các hành vi đầu cơ mặt hàng gạo

Ngăn chặn các hành vi đầu cơ mặt hàng gạo

Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) sẽ tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh nhằm kiểm soát nguồn cung, giá bán, ngăn chặn các hành vi đầu cơ mặt hàng gạo.
Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới

Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vào Việt Nam.
Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2023 sẽ diễn ra từ 4/12/2023 – 10/1/2024

Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2023 sẽ diễn ra từ 4/12/2023 – 10/1/2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1873/QĐ-BCT ngày 20/7/2023 về việc tổ chức “Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2023 – Vietnam Grand Sale 2023”. Theo đó, Chương trình sẽ được diễn ra từ ngày 4/12/2023 – 10/1/2024 trên phạm vi toàn quốc.
CPI tháng 7/2023 tăng 0,45% so với tháng trước

CPI tháng 7/2023 tăng 0,45% so với tháng trước

Giá lương thực, thực phẩm và giá điện sinh hoạt tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2023 tăng 0,45% so với tháng trước.
Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh

Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh.
Hơn 185.000 liều vaccine 5 trong 1 do UNICEF hỗ trợ đã về tới Việt Nam

Hơn 185.000 liều vaccine 5 trong 1 do UNICEF hỗ trợ đã về tới Việt Nam

185.700 liều vaccine DTP-VGB-Hib do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và UNICEF hỗ trợ khẩn cấp cho Bộ Y tế vừa về tới Việt Nam, góp phần khắc phục tình trạng giảm tỉ lệ trẻ tiêm chủng và thiếu vaccine 5 trong 1 trong thời gian vừa qua.
Tăng cường năng lực quản lý kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm động vật

Tăng cường năng lực quản lý kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm động vật

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 25/7/2023 về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai đoạn 2023 - 2030”.
Chính phủ nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công

Chính phủ nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công

Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21/7/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động