Liên tiếp các vụ ngộ độc nấm lạ, chuyên gia cảnh báo gì?

Thời gian gần đây đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc liên quan đến việc hái nấm hoang dại về nấu ăn. Chuyên gia khuyến cáo người dân không nên hái các loại nấm mọc hoang dại để ăn, trừ mộc nhĩ.
6 ngư dân bị ngộ độc sau khi ăn cá hồng Cá nóc độc cỡ nào mà khiến 3 người ở Cà Mau nhập viện cấp cứu? Nguy kịch vì ăn cá nóc, người phụ nữ thoát cửa tử sau 6 giờ lọc máu

Vào sáng ngày 3/3, vợ chồng ông L.V.T. (sinh năm 1968) và bà H.T.H. (sinh năm 1971, trú tại bản Co Cài, xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) đã vào rừng để lấy cây chuối rừng về cho heo ăn.

Trong quá trình lấy chuối cho heo, vợ chồng ông T. phát hiện một loại nấm rừng nhỏ, màu trắng, và quyết định hái về nấu canh ăn. Tuy nhiên, vào khuya cùng ngày, cả hai bị nôn mửa liên tục, khiến người thân phải nhanh chóng đưa họ đến Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Lát để cấp cứu.

Tuy nhiên, do tình trạng ngộ độc quá nặng, cặp vợ chồng được chuyển tiếp đến Bệnh viện Bạch Mai để điều trị. Đáng tiếc, cả hai bệnh nhân đã không qua khỏi và tử vong vào ngày 9/3.

Một trường hợp khác là bệnh nhân nam, 37 tuổi, trú tại Lâm Bình, Tuyên Quang, trước khi nhập viện Bạch Mai khoảng 9 ngày, cùng 3 người khác đi phát cây trong rừng. Trong quá trình đó, bệnh nhân phát hiện nấm, hái về và nấu canh, súp để ăn. Khoảng 8-9 giờ sau (từ 8 giờ tối đến khoảng 4-5 giờ sáng hôm sau), bệnh nhân cùng 2 người khác bắt đầu xuất hiện triệu chứng đau bụng, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa và đi ngoài phân lỏng nhiều lần.

Ba người được đưa đến bệnh viện địa phương để điều trị. Hai người có triệu chứng nhẹ hơn, ổn định và được xuất viện. Riêng bệnh nhân này xuất hiện vàng da, vàng mắt, mệt mỏi nhiều, nên đã được chuyển đến Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục điều trị.

Liên tiếp các vụ ngộ độc nấm lạ, chuyên gia cảnh báo gì?
Bệnh nhân trú tại Lâm Bình, Tuyên Quang bị vàng da sau khi ăn nấm. Ảnh: BVCC

Tại Trung tâm Chống độc, bệnh nhân tỉnh táo nhưng nói lẫn lộn, có dấu hiệu của tình trạng tiền hôn mê gan. Da và củng mạc mắt của bệnh nhân vàng, ăn uống kém. Xét nghiệm cho thấy gan bị tổn thương nặng, suy gan và suy thận nghiêm trọng. Bệnh nhân vẫn còn triệu chứng buồn nôn và đau bụng.

Sau khi được điều trị cấp cứu, hồi sức, lọc máu, thay huyết tương và sử dụng thuốc giải độc, bệnh nhân đã tỉnh táo trở lại. Bệnh nhân cho biết thường có thói quen hái các loại nấm để ăn khi đi phát cây trong rừng, nhưng đây là lần đầu tiên gặp phải tình trạng như vậy.

"Loại nấm này mọc dưới đất hình dáng giống chiếc ô cao khoảng 15-20 cm, chân nấm to bằng ngón tay, màu trắng", bệnh nhân nhớ lại.

Hiện tại, bệnh nhân vẫn ăn uống kém, chán ăn và đã giảm khoảng 4-5 kg trong vòng 9 ngày.

Loại nấm giống chiếc ô gây ngộ độc. Ảnh bệnh nhân cung cấp
Loại nấm giống chiếc ô gây ngộ độc. Ảnh: BVCC

Chuyên gia khuyến cáo gì?

TS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, khuyến cáo rằng các loại nấm tự nhiên rất khó nhận dạng bằng mắt thường để phân biệt nấm độc hay không, trừ mộc nhĩ. Người dân không thể tự nhận biết được, và ngay cả chuyên gia cũng có thể nhầm lẫn. Có hàng nghìn loại nấm, trong đó số lượng nấm độc không quá nhiều nhưng lại rất dễ bị nhầm lẫn. Một số loại nấm trông rất đẹp mắt nhưng lại chứa chất độc như amatoxin, có thể gây tử vong cho người ăn phải.

Theo TS Nguyễn Trung Nguyên, nguyên nhân của tất cả các trường hợp ngộ độc nấm là do người dân đi hái nấm mọc hoang dại và vô tình hái phải nấm độc để ăn. Mỗi loại nấm độc khi ăn phải sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Các loại nấm độc hiện nay được phân thành hai nhóm: nhóm nấm gây ngộ độc sớm và nhóm nấm gây độc muộn.

Nhóm các nấm gây ngộ độc sớm có các biểu hiện ngộ độc xuất hiện trong vòng 6 giờ sau khi ăn. Các loại nấm này thường trông không bắt mắt, ít hấp dẫn, thậm chí có màu sắc rực rỡ. Khi bị ngộ độc, người ăn sẽ gặp các triệu chứng như nôn, đau bụng, ỉa chảy, và có thể có các triệu chứng thần kinh, tâm thần, thậm chí là tim mạch. Tuy nhiên, nếu người dân được đưa đến cơ sở y tế cấp cứu kịp thời, hầu hết sẽ không tử vong.

Ngược lại, nhóm các nấm gây ngộ độc muộn lại có hình dáng bắt mắt hơn, màu sắc trắng sạch sẽ, trông rất ngon, ví dụ như nấm độc tán trắng (Amanita verna) hoặc nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa). Biểu hiện ngộ độc từ nhóm nấm này xuất hiện sau 6 giờ ăn, và có 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu là đau bụng, nôn, tiêu chảy kéo dài khoảng 1 ngày. Giai đoạn 2 là giai đoạn yên tĩnh, các triệu chứng đau bụng, nôn, tiêu chảy giảm dần và có thể hết trong 1 ngày. Tuy nhiên, giai đoạn 3 là giai đoạn nghiêm trọng nhất, với viêm gan, suy gan, suy thận, tổn thương đa cơ quan, dẫn đến tử vong. Tính nguy hiểm của nhóm nấm này là chúng có vẻ hấp dẫn, và ngộ độc xuất hiện muộn, khiến chất độc đã hấp thu hết vào cơ thể, gây tổn thương gan nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác. Tỷ lệ tử vong có thể lên tới 50%, ngay cả khi áp dụng các biện pháp cấp cứu, hồi sức, giải độc tích cực. Ở giai đoạn 2, dù các triệu chứng có thể thuyên giảm, nhưng gan vẫn đang bị tổn thương âm thầm. Nếu bác sĩ và bệnh nhân không có kinh nghiệm, bệnh nhân có thể được cho ra viện sớm, rồi lại quay lại viện khi bệnh tình trở nặng.

Để phòng tránh ngộ độc nấm, Trung tâm Chống độc khuyến cáo trong mùa xuân, khi miền Bắc và miền Trung có mưa ẩm, các loài nấm sẽ mọc lên, trong đó có nhiều nấm độc. Người dân không nên hái các loại nấm mọc hoang dại để ăn, trừ mộc nhĩ. Các cơ quan chức năng, chính quyền, đoàn thể và tổ chức cần tăng cường tuyên truyền, chia sẻ thông tin về an toàn nấm cho người dân, nhằm ngăn ngừa các trường hợp ngộ độc và tử vong đáng tiếc.

5 ngư dân phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc cá nóc, 1 người không qua khỏi 5 ngư dân phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc cá nóc, 1 người không qua khỏi
Cách nào phòng tránh ngộ độc thực phẩm dịp Tết? Cách nào phòng tránh ngộ độc thực phẩm dịp Tết?
Khám, cấp cứu gần 550.000 lượt người bệnh trong 9 ngày nghỉ Tết Khám, cấp cứu gần 550.000 lượt người bệnh trong 9 ngày nghỉ Tết
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cả nước đã có 8 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi

Cả nước đã có 8 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi

Cả nước ghi nhận nhiều địa phương có số ca sởi giảm, tuy nhiên số ca lại tăng tại các khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra sữa Hikid quảng cáo “100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi”

Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra sữa Hikid quảng cáo “100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi”

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa yêu cầu Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi quảng cáo sai sự thật liên quan sữa Hikid.
Đau nhức mắt kéo dài, người phụ nữ đi khám thì tá hỏa phát hiện ký sinh trùng trong mắt

Đau nhức mắt kéo dài, người phụ nữ đi khám thì tá hỏa phát hiện ký sinh trùng trong mắt

Bị nhức và chảy nước mắt liên tục, một phụ nữ 53 tuổi đến bệnh viện khám thì được bác sĩ phát hiện có ký sinh trùng 10cm trong mắt.
Điểm tên những thực phẩm âm thầm làm đường huyết tăng nhanh

Điểm tên những thực phẩm âm thầm làm đường huyết tăng nhanh

Một số thực phẩm tưởng chừng như vô hại nhưng lại có thể gây tăng đột ngột mức đường huyết, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những tác hại khôn lường của sữa giả đối với sức khoẻ

Những tác hại khôn lường của sữa giả đối với sức khoẻ

Sữa là thực phẩm bổ sung phổ biến và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, điều này sẽ hoàn toàn ngược lại nếu sản phẩm đấy là sữa giả.
Đừng xem nhẹ việc ho nhẹ và sổ mũi ở trẻ

Đừng xem nhẹ việc ho nhẹ và sổ mũi ở trẻ

Bé trai 01 tháng tuổi (TP Việt Trì, Phú Thọ) phải nhập viện với tình trạng suy hô hấp, viêm phổi nặng do nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV).
Dấu hiệu bất thường ở bàn chân "tố cáo" bệnh gì?

Dấu hiệu bất thường ở bàn chân "tố cáo" bệnh gì?

Những thay đổi bất thường ở bàn chân có thể là dấu hiệu sớm của cả những bệnh lý nhẹ và những bệnh mạn tính cần theo dõi lâu dài.
Loại cây dân dã được ví như "sâm của người nghèo", người Việt trồng từ lâu

Loại cây dân dã được ví như "sâm của người nghèo", người Việt trồng từ lâu

Đây là một loại cây dân dã, gần gũi với người Việt từ bao đời nay, từng được Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông – ông tổ của y học cổ truyền Việt Nam – ví như “cây sâm của người nghèo”.
Cụ bà 85 tuổi nguy kịch vì hóc xoài

Cụ bà 85 tuổi nguy kịch vì hóc xoài

Ngày 15/4, đại diện Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM) cho biết đơn vị vừa tiếp nhận và cấp cứu kịp thời một trường hợp hóc dị vật đường thở nguy hiểm.
Mặt sưng phù vì tin kem trị mụn "từ thiên nhiên" trên TikTok

Mặt sưng phù vì tin kem trị mụn "từ thiên nhiên" trên TikTok

Tin vào quảng cáo kem trị mụn “từ thiên nhiên” trên TikTok, một nữ sinh viên 22 tuổi ở Hà Nội đã phải nhập viện với khuôn mặt sưng phù, nổi mụn nước, tổn thương lan rộng khắp cổ và tay.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động