Nguy kịch vì ăn cá nóc, người phụ nữ thoát cửa tử sau 6 giờ lọc máu

Tự chế biến cá nóc để ăn, người phụ nữ 51 tuổi ở Quảng Ngãi bị ngộ độc nặng, nhập viện cấp cứu trong tình trạng mệt mỏi, lơ mơ, nôn ói nhiều
Tăm tre 5 cm mắc kẹt trong gan của bệnh nhân 77 tuổi Bộ Y tế: Hai trẻ tử vong ở Quảng Nam có thể do sởi Chụp ảnh ở bãi đá sông Hồng, cô gái ngã gãy xương hàm, vỡ gan

Bệnh nhân P.T.M. (51 tuổi, ngụ tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đã tự chế biến và ăn cá nóc tại nhà vào khoảng 17 giờ ngày 3/3, theo thông tin từ gia đình.

Không lâu sau, bà xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, lơ mơ, nôn ói nhiều và được đưa đi cấp cứu. nên được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam.

Người phụ nữ nhập viện cấp cứu vì ngộ độc nặng sau khi ăn cá nóc. Ảnh: BVCC
Người phụ nữ nhập viện cấp cứu vì ngộ độc nặng sau khi ăn cá nóc. Ảnh: BVCC

Các bác sĩ xác định bệnh nhân bị ngộ độc nặng, có nguy cơ suy hô hấp cấp. Bệnh nhân sau đó được rửa dạ dày, sử dụng than hoạt tính và chuyển đến khoa Hồi sức tích cực - Chống độc để theo dõi chặt chẽ.

Khoảng 5 giờ sau, tình trạng của bà M. diễn tiến xấu hơn với các triệu chứng như yếu cơ hô hấp, hôn mê sâu, rối loạn tiểu tiện và dấu hiệu toan hô hấp.

Trước tình trạng nguy kịch, các bác sĩ quyết định đặt nội khí quản, hỗ trợ thở máy và tiến hành lọc máu hấp phụ để loại bỏ độc tố. Sau 6 giờ lọc máu, bệnh nhân dần tỉnh táo trở lại, tri giác cải thiện rõ rệt.

Sau quá trình điều trị, sức khỏe bà M. dần ổn định và được rút ống thở. Tuy nhiên, do có dấu hiệu sốt và nguy cơ viêm phổi do hít phải chất độc trong quá trình nôn ói, thời gian nằm viện kéo dài hơn dự kiến.

Đến ngày 6/3, bệnh nhân được chuyển sang khoa Nội tổng hợp để tiếp tục điều trị và xuất viện vào ngày 11/3.

Nguy kịch vì ăn cá nóc, người phụ nữ thoát cửa tử sau 6 giờ lọc máu
Việt Nam có khoảng 66 loài cá nóc, trong đó có khoảng 40 loài có khả năng gây độc tố.

Cá nóc thuộc bộ cá nóc, với hơn 120 loài trên toàn thế giới, trong đó Việt Nam có khoảng 66 loài với khoảng 40 loài có khả năng gây độc tố. Đây là loài có độc tố nguy hiểm, chỉ đứng sau ếch độc phi tiêu vàng.

Độc tố của cá nóc tập trung chủ yếu ở nội tạng, da, cơ bụng, túi tinh và đặc biệt là trứng cá. Mặc dù mức độ độc có thể khác nhau giữa các loài, hầu hết cá nóc đều chứa độc tố từ nhẹ đến rất mạnh.

Chất độc chính trong cá nóc là tetrodotoxin, không phải do bản thân cá tự sản sinh mà hình thành nhờ các vi khuẩn cộng sinh. Đáng chú ý, độc tố này không bị phá hủy ở nhiệt độ sôi hay qua các phương pháp chế biến thực phẩm thông thường như làm khô. Đây là một chất độc thần kinh cực mạnh, có thể gây liệt cơ, suy hô hấp và dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tetrodotoxin có độc tính cao gấp 1.000 lần so với xyanua. Chỉ cần 4 mg độc tố trong thịt cá nóc có thể giết chết một con thỏ, trong khi ở người, chỉ cần 1–2 mg cũng có thể gây ngộ độc nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng độc tố cá nóc cực kỳ nguy hiểm và có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, người dân tuyệt đối không nên chế biến hoặc sử dụng cá nóc làm thực phẩm để tránh những rủi ro đáng tiếc.

Một học sinh lớp 2 ở Quảng Nam tử vong chưa rõ nguyên nhân Một học sinh lớp 2 ở Quảng Nam tử vong chưa rõ nguyên nhân
Người nổi tiếng quảng cáo lố thực phẩm, Bộ Y tế phát cảnh báo nóng Người nổi tiếng quảng cáo lố thực phẩm, Bộ Y tế phát cảnh báo nóng
Nội soi cấp cứu thành công bé 4 tuổi nuốt phải pin cúc áo Nội soi cấp cứu thành công bé 4 tuổi nuốt phải pin cúc áo
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hạt lanh – “vị cứu tinh” tự nhiên cho người bị táo bón

Hạt lanh – “vị cứu tinh” tự nhiên cho người bị táo bón

Táo bón là tình trạng thường gặp trong đời sống hiện đại, đặc biệt ở những người có chế độ ăn thiếu chất xơ và ít vận động.
Vượt qua nguy kịch nhờ điều trị viêm màng não mô cầu kịp thời

Vượt qua nguy kịch nhờ điều trị viêm màng não mô cầu kịp thời

Viêm màng não do não mô cầu là một bệnh nguy hiểm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Người bệnh cấp cứu có phải thanh toán trước?

Người bệnh cấp cứu có phải thanh toán trước?

Vụ yêu cầu người bệnh đóng tiền trước khi cấp cứu gây bức xúc dư luận. Bộ Y tế khẳng định việc này vi phạm quy định về quyền lợi của người bệnh trong tình huống cấp cứu.
Mối nguy hại cho sức khỏe từ món lòng se điếu

Mối nguy hại cho sức khỏe từ món lòng se điếu

Được săn lùng như “đặc sản hiếm có”, lòng se điếu có giá lên tới vài triệu đồng mỗi kg khiến nhiều người không tiếc tiền để thưởng thức. Thế nhưng, phía sau vị béo giòn đầy mê hoặc ấy lại là những cảnh báo lạnh gáy từ chuyên gia về các nguy cơ tiềm ẩn với sức khỏe – đặc biệt với những ai thường xuyên sử dụng.
Bộ trưởng Y tế thăm bé trai vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu”

Bộ trưởng Y tế thăm bé trai vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu”

Sáng 5/5, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan đã đến Bệnh viện Nhi Trung ương thăm bệnh nhi M.T.A từng bị xe ba bánh tự chế chèn qua người. Bé đang điều trị tại khoa Hồi sức ngoại khoa.
Chuyên gia dinh dưỡng lưu ý gì khi ăn sáng tại nhà?

Chuyên gia dinh dưỡng lưu ý gì khi ăn sáng tại nhà?

Bữa sáng tốt cho sức khỏe, nhưng nên chọn tiện lợi ngoài hàng hay tự nấu tại nhà thì đâu mới là quyết định tốt nhất cho bạn?
Vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu” ở Nam Định: Tạm đình chỉ một số nhân viên y tế

Vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu” ở Nam Định: Tạm đình chỉ một số nhân viên y tế

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã tạm đình chỉ một số nhân viên y tế để xác minh, làm rõ vụ việc người dân phản ánh bị yêu cầu "đóng đủ tiền mới được cấp cứu" cho cháu bé gặp tai nạn giao thông.
Bé trai trong vụ "đóng đủ tiền mới được cấp cứu” đã cai được máy thở

Bé trai trong vụ "đóng đủ tiền mới được cấp cứu” đã cai được máy thở

Bé trai 4 tuổi ở Nam Định trong vụ việc liên quan đến phản ánh "nộp đủ tiền mới được cấp cứu" hiện đã cai được máy thở và có dấu hiệu tỉnh táo hơ.
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ “đóng đủ tiền mới được cấp cứu”

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ “đóng đủ tiền mới được cấp cứu”

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế tỉnh Nam Định rà soát quy trình cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh sau khi có phản ánh yêu cầu đóng đủ viện phí trước khi điều trị cho trẻ bị tai nạn giao thông.
Đưa vào sử dụng thuốc tiêm điều trị 15 loại ung thư từ tháng 6 tới

Đưa vào sử dụng thuốc tiêm điều trị 15 loại ung thư từ tháng 6 tới

Thuốc Nivolumab có thể sử dụng cho 15 loại bệnh ung thư, trong đó có ung thư phổi, ruột, thận, bàng quang, thực quản, da, đầu và cổ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động