6 ngư dân bị ngộ độc sau khi ăn cá hồng
Tăng cường miễn dịch để bảo vệ sức khỏe mùa nồm Sau khi khỏi cúm, có cần thiết phải khử trùng đồ đạc trong nhà? Cha mẹ cần làm gì khi trẻ nuốt dị vật? |
Sáng 23/2, lực lượng trên Đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân, đã kịp thời cấp cứu thành công 6 ngư dân trên tàu cá bị ngộ độc do ăn cá hồng trong quá trình đánh bắt hải sản trên biển.
Một tuần trước, tàu cá QNg 92180TS do ngư dân Huỳnh Ngọc Xum (trú tại Nghĩa An, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng, cùng 5 ngư dân khác đang đánh bắt hải sản cách đảo Song Tử Tây 50 hải lý thì câu được một con cá hồng.
![]() |
6 ngư dân trên tàu cá bị ngộ độc do ăn cá hồng. |
Sau khi chế biến và ăn thịt con cá này, cả 6 thuyền viên đều có triệu chứng đau đầu, sốt, đau mỏi toàn thân, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, và nổi ban đỏ ngứa rải rác trên cơ thể. Dù đã tự uống thuốc hạ sốt, tình trạng không thuyên giảm.
Đến 5h sáng 23/2, thuyền trưởng đã liên lạc với đảo Song Tử Tây để nhờ hỗ trợ cấp cứu.
Sau khi nhận được thông tin, chỉ huy đảo Song Tử Tây lập tức chỉ đạo các chiến sĩ hướng dẫn tàu cá chở 6 ngư dân bị ngộ độc di chuyển vào đảo.
![]() |
Qua thăm khám, các bác sĩ quân y trên đảo xác định cả 6 ngư dân bị nhiễm trùng, nhiễm độc do ăn cá hồng ngày thứ 7. |
Qua thăm khám, các bác sĩ quân y trên đảo xác định cả 6 ngư dân bị nhiễm trùng, nhiễm độc do ăn cá hồng ngày thứ 7. Trong đó, hai ngư dân là Huỳnh Ngọc Thân (sinh năm 2003) và Lê Tuấn Gương (sinh năm 1997), cùng quê Tân Mỹ, Nghĩa An, Quảng Ngãi, bị nhiễm độc nặng, có biểu hiện tụt huyết áp và mạch chậm. Các bác sĩ đã kịp thời cấp cứu, truyền dịch và tiêm thuốc cho các ngư dân.
Đến gần trưa 23/2, tình trạng sức khỏe của các ngư dân đã cơ bản ổn định và có thể tiếp xúc tốt. Bốn người được cấp thuốc và trở lại tàu cá để tiếp tục theo dõi, trong khi hai ngư dân còn lại được giữ lại tại Bệnh xá đảo Song Tử Tây để tiếp tục điều trị.
Theo nghiên cứu, nếu cá hồng ăn phải một số loài tảo chứa độc tố sinh sống tại các rạn san hô ở vùng nước ấm ven bờ, chất độc có thể tích tụ trong cơ thể cá và gây nguy hiểm cho người tiêu thụ.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Công an Thanh Hóa cảnh báo nguy cơ cháy nổ từ thiết bị điện chuyên dùng trong mùa nồm ẩm

Nguyên nhân gây đau đầu khi trời lạnh

Tiêu chí chọn mua máy hút ẩm cho mùa nồm

Số ca mắc sởi vẫn ở mức cao, Hà Nội mở rộng đối tượng tiêm chủng

Dấu hiệu nhận biết bệnh ho gà

Mưa trái mùa liên tục, nhiều dịch bệnh "tấn công" trẻ

Cúm mùa bùng phát nghiêm trọng, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân?

Mẹo đánh bay mùi hôi quần áo khi trời nồm ẩm

Bác sĩ khuyến cáo Tamiflu không có tác dụng điều trị cúm B, cúm C
