Khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà nên xử lý như thế nào?

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng dễ gặp trong bữa ăn. Ngộ độc thực phẩm có thể nhẹ cũng có thể nặng thậm chí là rất nặng cần cấp cứu và điều trị kịp thời. Vậy nếu gặp phải tình uống bị ngộ độc thực phẩm thì cần phải xử lý như thế nào?
Chuyên gia chỉ cách tránh ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong mẫu xét nghiệm vụ ngộ độc bánh mì

Y học cổ truyền với ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

Khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà nên xử lý như thế nào?
Ngộ độc thực phẩm có thể nhẹ cũng có thể nặng thậm chí là rất nặng cần cấp cứu và điều trị kịp thời.

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng rất dễ xảy ra trong khi ăn uống ngày nay. Ngộ độc thực phẩm triệu chứng cấp tính sẽ xuất hiện sau vài phút hoặc sau đó thậm chí đến 1-2 ngày sau khi nhiễm độc từ thức ăn. Tuỳ theo mức độ nhiễm độc, loại độc tính trong thực phẩm mà có thể nhẹ gây mệt mỏi, suy kiệt cả về thể chất và tinh thần hoặc nặng có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, tự bảo vệ bản thân là biện pháp cần thiết đầu tiên phải nghĩ tới, trong đó việc trang bị một số kiến thức quan trọng về các bước sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm là việc làm vô cùng cần thiết.

BSCK II Huỳnh Tấn Vũ (Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cơ sở 3) chia sẽ về y học cổ truyền (YHCT) với ngộ độc thực phẩm nhất là mùa nắng nóng và sơ cứu bước đầu của YHCT khi bị ngộ độ thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua các triệu chứng như: Nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng dữ dội, đau cơ, da tím tái, khó thở, ngưng thở, co giật, trụy mạch, bất tỉnh....

Ngoài ra, một số biểu hiện cần nghĩ đến khi bị ngộ độc thực phẩm như: Đau bụng (có thể đau nhẹ đau vừa hay đau dữ dội); Nôn mửa; Tiêu chảy; Sốt hoặc sốt cao; Đau đầu, chóng mặt. Chẩn đoán ngộ độc thực phẩm căn cứ trước hết là hoàn cảnh xảy ra liên quan đến ăn, uống.

Ngộ độc thực có thể xảy ra sau năm mười phút đến vài giờ, thậm chí hàng ngày sau bữa ăn. Nếu là bữa ăn nhiều người cùng ăn thì việc có từ 2 người trở lên cùng ăn các thức ăn giống nhau, cùng bị bệnh và có các triệu chứng giống nhau giúp khẳng định chẩn đoán. Tìm hiểu chi tiết các thực phẩm mà bệnh nhân đã ăn trong vòng 24 giờ trước, xác định những thực phẩm nghi ngờ chứa mầm bệnh là cần thiết cho quá trình chẩn đoán.

Ngộ độc thức ăn có ở ba dạng bệnh

Dạng hàn thấp: Lợm giọng, nôn mửa, đi ngoài phân loãng, sôi bụng, người mệt, nặng nề, đau đầu, đầu nặng, tứ chi lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch nhu.

Dạng thử thấp: Nôn ra thức ăn thối rữa, bụng tức, đau bụng là đi tả, tả xong thì rát hậu môn, phân vàng nâu, nóng ruột, miệng khát, tiểu tiện đỏ ngắn, rêu lưỡi vàng dày dính, mạch nhu sác.

Dạng tích trệ: Nôn ra thức ăn vữa và dịch vị, bụng trướng, ợ nấc, chán ăn, phân thối, sau khi đi tả thì giảm đau bụng, rêu lưỡi dày dính, mạch hoạt.

Cách xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm?

Khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà nên xử lý như thế nào?
Khi các triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn, người bệnh cần được sơ cứu ngay tại chỗ

Đối với bệnh nhân không tỉnh táo, hôn mê, co giật

Không áp dụng kích thích nôn vì dễ gây hít sặc, nghẹt thở. Đặt người bệnh nằm nghiêng an toàn để đường thở thoáng, không hít sặc đờm dãi vào phổi. Nếu người bệnh bị ngừng thở, ngừng tim, hãy hô hấp nhân tạo, gọi người hỗ trợ, gọi cấp cứu ngay.

Sau khi sơ cứu, hãy đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để tùy triệu chứng mà có hướng xử lý hợp lý. Giữ lại các mẫu thực phẩm nghi ngờ khi nghi hóa chất, độc tố tự nhiên, nhiều người cùng bị, để giúp cho việc xác định nguyên nhân gây ra ngộ độc và có cách xử lý phù hợp.

Đối với bệnh nhân ngộ độc thực phẩm ở mức độ nhẹ

Trong trường hợp ngộ độc thực phẩm ở mức độ nhẹ hoặc vừa, bạn có thể điều trị sơ cứu hỗ trợ bằng phương pháp điều trị cấp cứu của y học hiện đại gây tại nhà như gây nôn cho người bệnh, hoặc người bệnh tự gây nôn. Dùng tay đã rửa sạch đặt vào đáy lưỡi người bệnh để kích thích phản xạ gây nôn. Khi tiến hành kích thích gây nôn cần để người bệnh nằm nghiêng, kê hơi cao phần đầu hoặc ngồi đầu cúi thấp hơn ngực, để chất nôn không bị trào ngược vào phổi. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng một số thảo dược sau đây.

Đậu xanh: Hạt đậu xanh có vị ngọt, tính mát. Để chữa ngộ độc thực phẩm dùng đậu xanh nghiền sống hòa nước, uống thật nhiều để nôn ra và giải độc.

Gừng: Gừng sống có vị cay, tính ấm, gừng tươi chữa dị ứng, mẩn ngứa do ăn cua, cá... dùng bài thuốc gồm gừng sống và hành trắng, mỗi vị 15-20g cho vào ấm đậy kín sắc lấy nước uống nóng.

Riềng: Chữa ngộ độc thức ăn gây đau bụng, nôn nhiều, đại tiện lỏng dùng bài: riềng ấm, gừng khô, củ gấu lượng bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 6g, ngày uống 3 lần.

Tía tô: Lá tía tô vị cay, tính ấm. Chữa dị ứng mẩn ngứa do ăn cua, cá, sò, thức ăn tanh, dùng lá tía tô một nắm giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì sát vào chỗ ngứa, kiêng dầm nước và ra gió.

Quả khế: Vị chua, ngọt, tính bình chữa ngộ độc thức ăn dùng quả khế ép lấy nước uống thật nhiều.

Tỏi: Để chữa ngộ độc gây tiêu chảy. Tỏi vị cay, tính ấm. Dùng tỏi 100g sắc với 300ml, còn 100ml cho uống.

Thì là: Giải độc thức ăn tanh, cua cá, giúp tiêu hóa, chữa nôn, đầy bụng, dùng hạt thì là 3-6g nhai nuốt.

Cam thảo bắc: Rễ cam thảo bắc vị ngọt, tính bình khi dùng sống (không sao, đồ mềm, sấy khô) có tác dụng giải độc đối với ngộ độc thịt và nấm. Dùng bài thuốc gồm cam thảo bắc, đại hoàng mỗi vị 20g sắc uống.

Đậu ván trắng: Hạt đậu ván trắng có vị ngọt, tính hơi ôn được dùng chữa ngộ độc thức ăn gây nôn mửa, tiêu chảy. Dùng bài thuốc gồm: đậu ván trắng 20g, hương nhu 16g, hậu phác 12g, sắc uống.

Củ chuối: Vị ngọt, tính lạnh. Để chữa ngộ độc thức ăn lấy củ chuối tiêu thái miếng cho đầy nồi, đổ ngập nước, nấu với 40g muối, lấy 0,5 lít nước sắc uống để gây nôn.

Một số bài thuốc để hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm

Khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà nên xử lý như thế nào?
Trong trường hợp ngộ độc thực phẩm ở mức độ nhẹ có thể dùng một số thảo dược điều trị ngay tại nhà.

Bài 1: Hoắc hương 10g, tía tô 6g, bạch chỉ 6g, quất 5g, bạch truật 10g, hậu phác 6g, bán hạ chế 10g, đại phúc bì 10g, phục linh 10g, trần bì 6g. Sắc đặc, chia uống 2 - 3 lần. Thích hợp với dạng hàn thấp.

Bài 2: Hoàng liên 3g, hậu phác 3g, đậu xị 10g, chi tử 10g, bán hạ chế 10g, lô căn 30g, hoắc hương 10g, hoạt thạch 12g. Sắc uống. Thích hợp với dạng thử thấp.

Bài 3: Sơn tra 15g, thần khúc 10g, lai phục tử 10g, mạch nha 15g, trần bì 6g, bán hạ chế 10g, liên kiều 10g, phục linh 12g. Sắc uống. Thích hợp với dạng tích trệ.

Bài 4: Hoắc hương tươi 1 nắm; giã nát, thêm nước, ép lấy nước cho uống. Hoặc hoắc hương khô 15g. Sắc uống. Thích hợp với 3 dạng bệnh.

Bài 5: Gừng tươi 1 củ; giã nát, thêm nước ép lấy nước cho uống. Thích hợp với 3 dạng.

Bài 6: Tích lịch tán: phụ tử 90g, hoàng thổ 60g, đinh hương 30g, ngô thù du 90g, mộc qua 45g, ty qua lạc 15g. Tán bột mịn. Mỗi lần uống 6 – 10g, ngày uống 2 - 3 lần. Dùng nhân sâm 3 – 6g, hãm nước cho uống. Có thể làm thang sắc với liều lượng thuốc phù hợp. Chữa đau bụng thổ tả, chuột rút, chân tay lạnh, mồ hôi nhỏ giọt, không khát, rêu lưỡi trắng, mạch nhỏ muốn đứt.

Bài 7: Thuần dương chính khí hoàn: Hoắc hương 30g, thương truật 30g, đinh hương 30g, bạch truật 30g, bạch linh 30g, trần bì 30g, khương bán hạ 30g, quan quế 30g, mộc hương 30g. Tán bột, dùng nước sắc hoa tiêu 15g làm hoàn. Mỗi lần uống 1 – 2g; trẻ em giảm một nửa; uống với nước ấm. Có thể làm thang sắc với liều lượng thuốc phù hợp. Ôn hóa hàn thấp, ấm bụng cầm đi tả. Chữa đau bụng tiêu chảy.

Lưu ý: Trong các trường hợp ngộ độc thực phẩm có các triệu chứng nặng sau đây cần đến cơ sở y tế điều trị ngay để tránh đe dọa đến tính mạng: Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày, đau bụng dữ dội; Nôn mửa thường xuyên, nôn ra máu hoặc đi cầu ra máu, nước tiểu có máu; Sốt cao hơn 38,9°C; Các dấu hiệu mất nước nặng (mắt trũng, khát nước, khô miệng, đi tiểu ít hoặc không đi tiểu,..); Cơ thể yếu trầm trọng, hoa mắt, chóng mặt, tay hoặc chân lạnh, thở nhanh hoặc thở dốc, tụt huyết áp, … Thể trạng yếu: người già, trẻ nhỏ, giảm miễn dịch; Nhiều người bệnh cùng lúc....

Phương pháp giúp cho người bị ngộ độc thực phẩm hồi phục sức khoẻ

Khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà nên xử lý như thế nào?
Trong sữa chua chứa một lượng lớn vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện và tăng cường tiêu hóa.

BSCK II Huỳnh Tấn Vũ cho biết, sau khi bị ngộ độc thực phẩm, bệnh nhân nên chú ý lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu, dễ hấp thu, tránh tạo thêm gánh nặng cho hệ đường ruột. Người bệnh nên ăn chín, uống sôi, không ăn thực phẩm quá nhiều đạm hoặc nhiều dầu mỡ, chất béo vì hệ vi sinh đường ruột chưa phục hồi được như cũ và cơ thể cũng chưa hấp thu được lượng đạm lớn.

Đồng thời, người bệnh nên uống nước, chú ý dùng các loại nước sạch, hợp vệ sinh như nước đun sôi, nước đóng chai, không nên dùng nước trực tiếp từ vòi. Bệnh nhân nên tránh sử dụng các loại thức uống có chứa chất kích thích như bia rượu, cà phê,…

Do cơ thể đã mất rất nhiều chất lỏng, dinh dưỡng và chất điện giải do nôn và tiêu chảy vì ngộ độc, nên người bệnh cần được bổ sung dinh dưỡng và nước cho cơ thể bằng soup, cháo loãng, nước canh hay nước hầm, các loại trái cây dễ tiêu như chuối, táo...

Sau khi ngộ độc thực phẩm, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng chán ăn, khó tiêu. Để khắc phục triệu chứng này, bệnh nhân nên sử dụng một số chế phẩm giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột như men tiêu hóa, sữa chua.

"Trong sữa chua chứa một lượng lớn vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện và tăng cường tiêu hóa, đồng thời kích thích sự thèm ăn, giúp ăn ngon miệng hơn, khắc phục chứng chán ăn. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc trường hợp không dung nạp sữa, không ăn được sữa chua thì có thể dùng các chế phẩm khác thay thế. Còn nếu dị ứng với sữa tươi nhưng vẫn ăn được sữa chua thì nên sử dụng", BSCK II Huỳnh Tấn Vũ cho biết thêm.

Một số bài thuốc Y học cổ truyền bổ Tỳ vị

Bài 1: Bạch truật 24g, hoài sơn 20g, liên nhục 20g, phòng sâm 24g, bán hạ 10g, hậu phác 12g, sa sâm 20g, sa nhân 12g, sinh khương 8g, quế chi 8g, thiên niên kiện 10g, ngũ gia bì 16g, cam thảo 12g, trần bì 12g, đại táo 6 quả. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: ôn ấm trung tiêu, kiện tỳ, thăng dương khí.

Bài 2: Nhân sâm 20g, gừng khô 8g, bạch truật 24g, chích thảo 12g, thần khúc 10g, ngũ gia bì 16g, hà thủ ô 16g, đinh lăng 16g, hậu phác 12g, quế chi 8g, trần bì 12g, thiên niên kiện 10g, ngũ vị 12g, cam thảo 12g, đại táo 6 quả. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Một liệu trình điều trị 15 – 20 ngày. Công dụng: bổ tỳ dương, ôn trung tán hàn, làm hết các triệu chứng đầy bụng, sôi bụng, phân lỏng. Người bệnh ăn uống được, tiêu hóa được cải thiện.

Dưa leo giúp làm đẹp da, tốt cho sức khoẻ Dưa leo giúp làm đẹp da, tốt cho sức khoẻ
Loại quả dân giã giúp giải nhiệt hiệu quả trong mùa hè oi bức Loại quả dân giã giúp giải nhiệt hiệu quả trong mùa hè oi bức
Tăng cường sức khỏe tim mạch đơn giản với các loại hạt Tăng cường sức khỏe tim mạch đơn giản với các loại hạt
Bí đao giúp giải độc gan và cải thiện thị lực Bí đao giúp giải độc gan và cải thiện thị lực
Uống nước xạ đen hàng ngày có tốt cho sức khoẻ? Uống nước xạ đen hàng ngày có tốt cho sức khoẻ?
Ăn cam giúp đẹp da, tốt cho sức khoẻ Ăn cam giúp đẹp da, tốt cho sức khoẻ
5 món rau giúp giảm cân nhưng ăn nhiều lại gây hại cho sức khỏe 5 món rau giúp giảm cân nhưng ăn nhiều lại gây hại cho sức khỏe
Những tác dụng bất ngờ của cây bằng lăng đối với sức khoẻ Những tác dụng bất ngờ của cây bằng lăng đối với sức khoẻ
Ăn các loại hạt thế nào là đúng cách và tốt cho sức khỏe? Ăn các loại hạt thế nào là đúng cách và tốt cho sức khỏe?
Mè đen - Kho tàng chất chống oxy hóa cho sức khỏe và sắc đẹp Mè đen - Kho tàng chất chống oxy hóa cho sức khỏe và sắc đẹp
Uống nước ép cần tây vào thời điểm nào để tốt cho sức khỏe? Uống nước ép cần tây vào thời điểm nào để tốt cho sức khỏe?
Bình Yên

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chuyên gia cảnh báo nhóm người tuyệt đối không ăn bún

Chuyên gia cảnh báo nhóm người tuyệt đối không ăn bún

Bún là món ăn yêu thích của rất nhiều người, có thể biến tấu với nhiều hình thức như bún nước, bún trộn, bún xào, bún cuốn... Tuy nhiên, ăn phải bún có hóa chất với tần suất thường xuyên sẽ rất nguy hiểm.
8 loại hải nên sử dụng trong thực đơn ăn uống hàng ngày

8 loại hải nên sử dụng trong thực đơn ăn uống hàng ngày

Hải sản là những thực phẩm có nguồn gốc từ biển và đại dương. Các chuyên gia từ Harvard đã nghiên cứu và đưa ra 8 loại hải sản nên sử dụng trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
Ăn quả chôm chôm giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ giảm cân

Ăn quả chôm chôm giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ giảm cân

Chôm chôm không chỉ là loại trái cây có hương vị ngọt ngào mà còn ẩn chứa vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Những loại rau, củ, quả giúp phòng chống bệnh ung thư

Những loại rau, củ, quả giúp phòng chống bệnh ung thư

Một số loại rau chúng ta dễ bắt gặp như: Củ nghệ, nấm hương, măng tây, các loại rau họ cải…giúp phòng chống một số bệnh ung thư.
Rau dền tốt cho bệnh tiểu đường

Rau dền tốt cho bệnh tiểu đường

Rau dền được trồng hoặc mọc hoang dại ở những nơi đất bỏ hoang. Ngoài công dụng cung cấp một số chất dinh dưỡng cho cơ thể, rau dền còn được sử dụng giống như một vị thuốc để phòng chống một số bệnh như: Tim mạch, tiểu đường, cải thiện chứng thiếu máu…
Rau muống giúp phòng chống bệnh thiếu máu

Rau muống giúp phòng chống bệnh thiếu máu

Rau muống là loại rau quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt, đặc biệt trong những ngày hè oi bức. Rau muống không chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp phòng chống một số bệnh như: Bệnh vàng da, bệnh về gan, bệnh khó tiêu, bệnh thiếu máu…
Rau mồng tơi tăng sữa cho sản phụ sau sinh

Rau mồng tơi tăng sữa cho sản phụ sau sinh

Rau mồng tơi là loại rau không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe mà còn giúp phòng chống được nhiều bệnh và làm đẹp da.
8 loại rau giàu chất chống oxy hóa

8 loại rau giàu chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do. Dưới đây là những loại rau dồi dào chất chống oxy hóa, hỗ trợ hệ miễn dịch và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Các loại gia vị bảo vệ hệ hô hấp

Các loại gia vị bảo vệ hệ hô hấp

Các bệnh về phổi hiện nay ngày càng phổ biến, bổ sung một số loại gia vị vào chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện chức năng hệ hô hấp một cách hiệu quả.
Báo động vệ sinh an toàn thực phẩm ở các khu du lịch

Báo động vệ sinh an toàn thực phẩm ở các khu du lịch

Vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là ở các khu du lịch luôn là mối quan tâm hàng đầu của người dân, các cấp chính quyền và ngành y tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động