Trời trở lạnh, bạn cần biết gì về cúm

Thời tiết giao mùa, chuyển lạnh là thời điểm gia tăng các bệnh về cảm cúm và đường hô hấp. Bạn cần bỏ túi một số thông tin về cảm cúm để có thể kịp thời chăm sóc bản thân.
Những bệnh dễ mắc khi trời lạnh 3 liệu pháp tự nhiên giúp giảm các triệu chứng cảm cúm Đau dạ dày không nên ăn gì?
Trời trở lạnh, bạn cần biết gì về cúm

Bệnh cảm cúm do virus cúm (Influenza virus) thuộc nhóm Orthomyxoviridae và được chia thành 3 type A, B và C nhưng tùy loại và có thể gây thành dịch hay không. Bệnh cúm là bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây truyền nhanh, có thể gây dịch và đại dịch.

Cảm cúm lây lan qua đường hô hấp, qua không khí giọt nhỏ qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng của bệnh nhân có chứa virus cúm qua ho, hắt hơi. Virus vào cơ thể qua đường mũi họng. Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và mật thiết, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ. Trong điều kiện giao mùa, thời tiết lạnh và ẩm thấp, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh.

Trời trở lạnh, bạn cần biết gì về cúm

Nếu có các biểu hiện sau, bạn cần lưu ý có thể đã nhiễm cảm cúm:

Biểu hiện thường gặp là sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho, triệu chứng ho thường nặng và kéo dài. Bên cạnh đó, có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhất là ở trẻ em.

Thời gian ủ bệnh thường từ 1 tới 4 ngày, bệnh có thể bắt đầu trước sốt 1 ngày và kéo dài tới 7 ngày ở người lớn, thậm có thể là nhiều tháng nếu người bị suy giảm miễn dịch mắc bệnh.

Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày.

Mọi người đều có khả năng cảm nhiễm cao với bệnh. Tỷ lệ cảm nhiễm với các chủng virus cúm mới rất cao, có thể lên tới 90% cả người lớn và trẻ em. Sau khi bị bệnh, sẽ có miễn dịch đặc hiệu với virus gây nhiễm nhưng thời gian miễn dịch thường không bền, phụ thuộc vào mức độ biến đổi kháng nguyên và số lần bị nhiễm trước đây và không có tác dụng bảo vệ đối với những type virus mới. Miễn dịch có được sau khi khỏi bệnh không bảo vệ được khỏi mắc các biến chủng của virus cúm.

Trời trở lạnh, bạn cần biết gì về cúm

Trẻ em, người cao tuổi, người đang mắc các bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch thường dễ cảm nhiễm hơn những người khác. Ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não có thể dẫn đến tử vong.

Các bệnh đường hô hấp do virus cúm gây ra rất khó phân biệt với các bệnh do các tác nhân khác gây bệnh đường hô hấp. Cảm cúm thường sẽ lây qua đường hô hấp, trực tiếp qua giọt bắn khi bệnh nhân hắt hơi hay gián tiếp khi tiếp xúc qua tay rồi đưa lên mắt, mũi, miệng. Vì thế vào thời điểm giao mùa này bạn nên tránh tiếp xúc gần với những người bệnh đã mắc cảm cúm để tránh lây bệnh.

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm? | Vinmec

Người nhiễm cúm cần được nghỉ ngơi cho đến khi hạ sốt, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu và chú ý uống nhiều nước. Sử dụng nước muối loãng có tính sát khuẩn tốt, người bệnh có thể sử dụng để vệ sinh họng, hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng đau họng, rát cổ và viêm nhiễm cổ họng.

Cần vệ sinh mũi sạch sẽ để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Lưu ý, sau khi thực hiện vệ sinh mũi xong cần vệ sinh tay sạch sẽ để tránh tình trạng lây lan bệnh.

Người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và phù hợp với thể trạng. Khi bị cúm nên lưu ý cung cấp đủ nước cho cơ thể, ăn thực phẩm dễ nuốt, thực phẩm nhiều kẽm và ăn nhiều rau củ quả.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong giai đoạn giao mùa

Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong giai đoạn giao mùa

Bộ Y tế vừa có công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh trong giai đoạn giao mùa.
Cứu sống bé 7 tuổi bị viêm cơ tim tối cấp bằng kỹ thuật ECMO

Cứu sống bé 7 tuổi bị viêm cơ tim tối cấp bằng kỹ thuật ECMO

Sau gần nửa tháng chiến đấu giành giật sự sống, cháu N.V.T (7 tuổi, trú tại thị xã Hương Thủy, TP Huế) đã hồi phục một cách ngoạn mục.
Những sai lầm phổ biến khi tập gym

Những sai lầm phổ biến khi tập gym

Tập gym mang lại nhiều lợi ích như tăng cơ, cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên nếu không tập đúng cách, bạn dễ gặp chấn thương và khó đạt được hiệu quả.
Điều gì xảy ra khi uống nước ép cà chua mỗi ngày?

Điều gì xảy ra khi uống nước ép cà chua mỗi ngày?

Nước ép cà chua không chỉ giàu dưỡng chất mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện da, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, …
Nhiều người ở Phú Quốc nhập viện cấp cứu sau khi ăn nấm lạ

Nhiều người ở Phú Quốc nhập viện cấp cứu sau khi ăn nấm lạ

Nhiều người dân tại TP Phú Quốc đã phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn phải loại nấm lạ, nghi do ngộ độc, trong đó có trường hợp rơi vào hôn mê.
Chuyên gia chỉ cách nhận biết bột ngọt, hạt nêm và dầu ăn giả

Chuyên gia chỉ cách nhận biết bột ngọt, hạt nêm và dầu ăn giả

Công an tỉnh Phú Thọ vừa đột kích xưởng sản xuất của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam, phát hiện 144 tấn dầu ăn, 118 tấn bột canh và 363 tấn hạt nêm giả.
Thời tiết cả nước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 như thế nào?

Thời tiết cả nước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 như thế nào?

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, miền Bắc có mưa rào và dông, trời mát. Tại miền Nam những ngày này nắng nóng, chiều tối có mưa và dông rải rác.
Những thực phẩm giàu axit folic tốt cho sức khỏe phụ nữ

Những thực phẩm giàu axit folic tốt cho sức khỏe phụ nữ

Axit folic là một trong 13 loại vitamin thiết yếu cần được bổ sung hàng ngày, đặc biệt là với phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang mang thai và trẻ sơ sinh.
Chuyên gia cảnh báo mối nguy hiểm khi dùng phải sữa giả

Chuyên gia cảnh báo mối nguy hiểm khi dùng phải sữa giả

Những ngày qua, vụ sản xuất, kinh doanh sữa giả được cơ quan chức năng phát hiện gây xôn xao dư luận. Các chuyên gia y tế cảnh báo, sữa bột giả tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Khi sử dụng trong thời gian dài, các thành phần độc tính (nếu có) có thể tích tụ trong cơ thể, dẫn đến tình trạng nhiễm độc.
Phát hiện ca viêm màng não mô cầu đầu tiên tại Đồng Nai

Phát hiện ca viêm màng não mô cầu đầu tiên tại Đồng Nai

Ngày 23/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Nai cho biết vừa ghi nhận ca viêm màng não mô cầu đầu tiên trong năm 2025.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

Phiên bản di động