Tăng cường hệ miễn dịch giúp phòng cúm hiệu quả

Cúm mùa thường xảy ra vào thời tiết lạnh, đặc biệt giai đoạn chuyển mùa đông xuân, một số bệnh viện lớn phía Bắc ghi nhận gia tăng ca mắc cúm mùa, trong đó có ca nặng, phải thở ECMO. Khí hậu ẩm lạnh, nơi đông đúc...là những điều kiện tốt khởi phát dịch cúm.
Nhiều trẻ bị biến chứng nặng do cúm A, chuyên gia khuyến cáo gì? Nhiều ca mắc cúm phải nhập viện, có những ca chuyển nặng Bác sĩ nói gì về việc “tăng đề kháng, vượt ốm tự nhiên” bằng máy sấy tóc?
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Việc tăng cường hệ miễn dịch để giúp phòng bệnh hiệu quả là vô cùng quan trọng vì vậy sau đây là một số cách giúp mọi người đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình:

Chọn đồ uống ấm

Nước làm tăng tuần hoàn thể dịch, tăng cường trao đổi bài tiết, giảm tổn thương làm ấm cơ thể. Chọn đồ uống ấm như các loại trà thảo dược vào mùa xuân có thể giúp tiêu tan mầm bệnh lạnh tích tụ, thúc đẩy hệ miễn dịch trong cơ thể.

Trong mùa xuân, nên chọn đồ uống ấm có hương vị như gừng, cúc, táo đỏ, trà xanh,… rất giàu chất chống oxy hóa tăng cường miễn dịch. Những thứ này không chỉ giữ cho ngon miệng và ấm áp mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe khác.

Tăng cường ăn trái cây

Để phòng ngừa và nhanh chóng phục hồi sức khỏe khi mắc cúm, việc tăng cường hệ miễn dịch là điều vô cùng quan trọng. Một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất là bổ sung các loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất vào chế độ ăn hàng ngày

Các loại trái cây giàu vitamin C, đặc biệt là trái cây họ cam quýt, táo, lê, lựu, chuối, bưởi, quả mọng giầu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa hỗ trợ một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, khả năng chống nhiễm trùng và sức khỏe nói chung.

Ăn hành, tỏi

Tỏi, hành không chỉ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình, mà còn là kháng sinh tự nhiên chống lại rất nhiều bệnh. Đơn cử như cảm cúm và viêm đường hô hấp, chữa tăng huyết áp, mỡ máu, giảm đường huyết, phòng chống ung thư...

Vì vậy, hằng ngày cần thêm tỏi, hành vào bữa ăn vì chúng có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn tự nhiên, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh, cúm.

Uống đủ nước

Việc uống đủ nước là một trong những cách tăng cường sức đề kháng ở người lớn đơn giản, dễ làm, hiệu quả mà ít người để ý đến. Nghiên cứu cho thấy khi thiếu nước cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả khiến sức đề kháng suy yếu, tạo cơ hội cho các tác nhân tấn công cơ thể dễ dàng.

Vì vậy, nên bổ sung đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày dưới nhiều dạng khác nhau như nước lọc, nước ép trái cây, sữa uống... để phòng bệnh cúm. Nếu cơ thể không đủ nước thì các cơ quan trong cơ thể sẽ không thể hoạt động hiệu quả, cùng với đó là sự suy yếu của hệ miễn dịch khiến cho virus cúm càng có cơ hội tấn công mạnh mẽ hơn.

Vận động, tập thể dục mỗi ngày

Khi cơ thể vận động và tập thể dục sẽ giúp tăng nhiệt độ cơ thể và hệ miễn dịch tốt có thể ngăn được sự phát triển của vi khuẩn. Qua đó, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và hạn chế các bệnh cảm cúm thông thường.

Bên cạnh đó, rèn luyện thể dục sẽ kích thích sản sinh kháng thể và bạch cầu, tăng khả năng miễn dịch để chống lại bệnh tật, giúp khí huyết lưu thông và tăng cường sức khỏe.

Mỗi ngày nên tập thể dục ít nhất 30 phút để cơ thể luôn khỏe mạnh và dẻo dai. Một số bài tập tăng cường sức đề kháng hiệu quả mà có thể tham khảo như nhảy dây, chạy/đi bộ, chạy bậc cầu thang…

Nghỉ ngơi khoa học, ngủ đủ giấc

Giấc ngủ cùng với tình trạng miễn dịch của cơ thể có một mối liên hệ vô cùng chặt chẽ với nhau. Thực tế cho thấy, khi thiếu ngủ hoặc giấc ngủ kém chất lượng thì tỷ lệ cơ thể bị mắc bệnh sẽ cao hơn rất nhiều.

Việc nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng người lớn một cách tự nhiên. Không những thế, một giấc ngủ đầy đủ còn xây dựng một hệ thống miễn dịch chắc chắn để chống các vấn đề về bệnh một cách tốt hơn.

Mỗi đêm, giấc ngủ của người lớn cần kéo dài 7 tiếng. Trong khi đó, đối với các thanh thiếu niên, một giấc ngủ đủ kéo dài từ 8 đến 10 tiếng đồng hồ. Nếu gặp khó khăn khi đi ngủ thì có thể thử một vài biện pháp đơn giản như: Không sử dụng các loại thiết bị điện tử như điện thoại hay laptop trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng đồng hồ. Nguồn ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử này có thể làm gián đoạn chu kỳ ngủ tự nhiên của cơ thể và chúng không tốt cho sức khỏe của bạn.

Tạo thói quen rửa tay thường xuyên

Rửa tay thường xuyên là thói quen tốt để tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và góp phần nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch.

Cần rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi từ ngoài về nhà và sau khi đi vệ sinh. Giúp loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh bám trên tay và có thể thâm nhập vào cơ thể. Nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn bám trên tay.

Khi ra ngoài nên hạn chế chạm vào các đồ vật công cộng, sờ tay lên mặt vì bên ngoài cộng đồng có rất nhiều vi khuẩn, virus trú ngụ nguy hiểm.

Không nên chủ quan với bệnh cúm mùa Không nên chủ quan với bệnh cúm mùa
Bệnh cúm ảnh hưởng tới mẹ bầu và thai nhi như thế nào? Bệnh cúm ảnh hưởng tới mẹ bầu và thai nhi như thế nào?
Điều gì đã khiến dịch cúm năm nay trở nên nghiêm trọng? Điều gì đã khiến dịch cúm năm nay trở nên nghiêm trọng?
Quang Hiếu

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Lợi ích tuyệt vời của nước muối pha loãng

Lợi ích tuyệt vời của nước muối pha loãng

Muối là khoáng chất thiết yếu cho não bộ và cơ thể. Dùng nước muối pha loãng có nhiều lợi ích nhưng cần dùng cần dùng đúng cách và lưu ý liều lượng.
Chấm dứt chứng mất ngủ với những thói quen lành mạnh

Chấm dứt chứng mất ngủ với những thói quen lành mạnh

Mất ngủ là vấn đề phổ biến nhưng hoàn toàn có thể cải thiện nếu bạn chủ động xây dựng những thói quen lành mạnh mỗi ngày.
Uống gì để thải độc gan hiệu quả?

Uống gì để thải độc gan hiệu quả?

Giải độc gan là việc bạn cần làm mỗi ngày để đảm bảo lá gan khỏe mạnh, gan có sức thực hiện trọng trách vốn dĩ thuộc về nó. Vậy uống gì để thải độc gan nhanh và hiệu quả, cùng tìm hiểu nhé.
Bộ Y tế chỉ đạo vụ 29 học sinh nghi ngộ độc sau khi đi học về

Bộ Y tế chỉ đạo vụ 29 học sinh nghi ngộ độc sau khi đi học về

Bộ Y tế vừa chỉ đạo điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, TP.HCM.
Dùng thuốc tránh thai kéo dài làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Dùng thuốc tránh thai kéo dài làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Việc sử dụng thuốc tránh thai đường uống trong thời gian dài có thể làm gia tăng nguy cơ hình thành huyết khối ở phụ nữ, dẫn đến đột quỵ.
Ăn củ ấu tàu thay cơm, người phụ nữ 56 tuổi bị ngộ độc

Ăn củ ấu tàu thay cơm, người phụ nữ 56 tuổi bị ngộ độc

Bệnh nhân nhập viện vì buồn nôn, tê bì và tụt huyết áp sau khi ăn nhiều củ ấu tàu thay cơm. Bác sĩ xác định bệnh nhân bị ngộ độc aconitin trong củ ấu tàu.
TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

Sau khi tan học, 22 học sinh của Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Quận 7, TP.HCM) có biểu hiện đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.
Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025

Bệnh viện Bạch Mai vừa ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sởi ở người lớn trong năm nay, trên nền bệnh đái tháo đường và phổi tắc nghẽn mãn tính.
Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?

Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?

Gan lợn là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, gan có thể gây hại cho sức khỏe.
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm đầu tháng 4, chuyên gia cảnh báo gì?

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm đầu tháng 4, chuyên gia cảnh báo gì?

Từ đầu năm tháng 4 đến nay, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Bắc Giang, Đồng Tháp và Nghệ An, chuyên gia chỉ ra nguyên nhân gây bệnh.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động