Một học sinh lớp 7 ở Quảng Ninh tử vong nghi do cúm A
Những lưu ý giúp người có bệnh nền tim mạch vượt qua mùa cúm Vì sao bị cúm nặng có thể gây “phổi trắng”? Cúm mùa bùng phát nghiêm trọng, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân? |
Theo báo cáo nhanh từ địa phương, vào ngày 18/02, em Đ.M.H. (sinh năm 2012, học sinh lớp 7C, Trường THCS Đông Mai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) có biểu hiện mệt mỏi và được gia đình xin phép cho nghỉ học.
Đến tối 19/02, em xuất hiện triệu chứng tức ngực, khó thở, nên gia đình đưa đến Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên để thăm khám. Tại đây, kết quả test nhanh xác định em dương tính với cúm A, suy hô hấp và viêm phổi nặng. Bệnh nhân lập tức được đặt nội khí quản cấp cứu và chuyển lên Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh để tiếp tục điều trị.
Tại Khoa Hồi sức Tích cực, bệnh nhân có chỉ số SpO2 (nồng độ oxy trong máu) chỉ còn 80%, rơi vào tình trạng suy đa cơ quan, sốc nhiễm trùng và suy hô hấp cấp tiến triển nhanh. Các bác sĩ chẩn đoán viêm phổi nặng, nghi ngờ nhiễm cúm A.
Tình trạng của trẻ sau đó diễn biến xấu, SpO2 không đo được, mạch không bắt được, rơi vào hôn mê sâu. Gia đình xin đưa bệnh nhân về nhà, và trẻ tử vong vào sáng 20/2.
Mặc dù đã được điều trị tích cực, nhưng Đ.M.H. không qua khỏi. Bệnh viện Sản Nhi đã gửi mẫu bệnh phẩm đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để xét nghiệm xác định chính xác tác nhân gây bệnh, tuy nhiên chưa có kết luận chính thức.
Đại diện Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Quảng Ninh cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay, địa phương đã ghi nhận khoảng 1.000 ca mắc cúm.
![]() |
Bệnh cúm là một bệnh nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp do virus cúm gây ra. |
Bệnh cúm là một bệnh nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp do virus cúm gây ra. Đây là căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt phổ biến vào mùa đông - xuân, khi thời tiết lạnh và độ ẩm cao. Bệnh lây lan chủ yếu qua giọt bắn, cũng như qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch tiết của người bệnh.
Theo báo cáo nhanh từ các bệnh viện khu vực phía Bắc, số ca đến khám và nhập viện do cúm A đang có xu hướng gia tăng. Hiện Bộ Y tế chưa có thống kê chính thức về số ca mắc trong đợt dịch này.
Do virus cúm liên tục biến đổi, việc tiêm vaccine hàng năm là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng hai loại vaccine phòng cúm thế hệ mới, có khả năng bảo vệ trước bốn chủng virus cúm: hai chủng cúm A (H1N1, H3N2) và hai chủng cúm B (Yamagata, Victoria).
Bệnh cúm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi và những người mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch, bệnh phổi có nguy cơ bị biến chứng nặng hơn khi nhiễm virus.
Ngoài tiêm vaccine, các biện pháp như đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, rửa tay thường xuyên, che miệng và mũi khi hắt hơi cũng rất quan trọng để hạn chế sự lây lan của virus. Duy trì lối sống khoa học, đảm bảo dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể chống lại dịch bệnh hiệu quả hơn.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Khám phá sức mạnh của rau má đối với làn da

Lợi ích tuyệt vời của nước muối pha loãng

Chấm dứt chứng mất ngủ với những thói quen lành mạnh

Uống gì để thải độc gan hiệu quả?

Bộ Y tế chỉ đạo vụ 29 học sinh nghi ngộ độc sau khi đi học về

Dùng thuốc tránh thai kéo dài làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Ăn củ ấu tàu thay cơm, người phụ nữ 56 tuổi bị ngộ độc

TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025
