Triển vọng từ chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' ở Cà Mau

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông thôn, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở phát huy điều kiện sẵn có của các địa phương, tỉnh Cà Mau đã và đang tập trung đẩy mạnh chương trình OCOP, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế nông thôn phát triển bền vững.
Kiên Giang: Triển khai đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm Nâng tầm sản phẩm OCOP: Thắt chặt chất lượng để nâng cao thương hiệu Tiền Giang: Thêm 6 sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP
Triển vọng từ chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' ở Cà Mau
Tỉnh Cà Mau thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng trong nước và quốc tế

Xác định tầm quan trọng của việc được công nhận sản phẩm OCOP nên sau khi Đề án chương trình OCOP giai đoạn 2019-2020 định hướng đến năm 2030 được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, các địa phương đã tiến hành xây dựng kế hoạch và tập trung rà soát, nắm chắc các sản phẩm lợi thế để đưa vào thực hiện chương trình theo lộ trình cho từng giai đoạn.

Qua rà soát, toàn tỉnh có trên 200 sản phẩm đặc trưng thuộc 3 nhóm: thực phẩm, đồ uống, dịch vụ nông thôn. Năm 2020, dự kiến có 25 sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh gồm: tôm khô, chà bông tôm, bánh phồng tôm, cua, ba khía muôn, gạo sạch , sản phẩm từ chuối, bồn bồn, nước mắm…Các tiêu chí để sản phẩm trên được chọn là đã được các hợp tác xã, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn sản các huyện, thành phố sản xuất ổn định bằng nguyên liệu của địa phương; có bao bì, nhãn mác, kiểu dáng sản phẩm phù hợp và thị trường tiêu thụ khá ổn định; tạo được việc làm cho lao động nông thôn.

Với lợi thế là địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản đứng đầu tỉnh, thời gian qua, huyện Đầm Dơi có nhiều giải pháp, tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực. Nhiều sản phẩm đã khẳng định được thương hiệu và bước đầu có định hướng chế biến gia tăng giá trị. Năm 2020, huyện Đầm Dơi chọn 6 sản phẩm tham gia chương trỉnh OCOP là: 2 sản phẩm tôm khô, tôm rang, chà bông tôm, ba khía muối và chả cá phi.

Triển vọng từ chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' ở Cà Mau
Theo kế hoạch, tỉnh Cà Mau sẽ dành khoảng kinh phí hơn 30 tỷ đồng cho chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”

Đề án OCOP Cà Mau mục tiêu chính là phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; xây dựng và quản lý nhãn hiệu OCOP thành thương hiệu của tỉnh và cả nước, nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và thực hiện giảm nghèo bền vững.

Theo kế hoạch, năm 2020 tỉnh Cà Mau sẽ phát triển khoảng 25 sản phẩm; đến năm 2025 phát triển thêm khoảng 47 sản phẩm và đến năm 2030 sẽ phát triển thêm khoảng 28 sản phẩm OCOP, như vậy đến năm 2030 có tổng cộng khoảng 100 sản phẩm OCOP.

Các sản phẩm OCOP tập trung vào các nhóm sản phẩm đặc trưng, chủ lực, có lợi thế của tỉnh Cà Mau và phát triển theo định hướng tăng về số lượng, gia tăng về giá trị, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng và môi trường.

Đồng thời, các sản phẩm được chọn để phát triển thành sản phẩm OCOP từng bước sẽ được hoàn thiện, nâng cấp để đạt các tiêu chí OCOP từ cấp huyện (1 - 2 sao) lên cấp tỉnh (3 - 4 sao) và phấn đấu đạt cấp quốc gia (5 sao) để vươn ra thị trường thế giới.

Có thể khẳng định, chương trình OCOP là cơ hội để các tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản, dịch vụ tiêu biểu, dễ dàng tiếp cận với các đối tác kinh doanh mở rộng thị trường cung cấp sản phẩm, nâng cao giá trị, thu nhập, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn.

Cà Mau: Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu Cà Mau: Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu
Cà Mau: Năm 2021, dự kiếp phát triển mới 20 hợp tác xã Cà Mau: Năm 2021, dự kiếp phát triển mới 20 hợp tác xã
Nâng tầm sản phẩm OCOP: Thực hiện nông nghiệp 4.0 từ chương trình OCOP Nâng tầm sản phẩm OCOP: Thực hiện nông nghiệp 4.0 từ chương trình OCOP
Diệu Thu

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngân hàng BIDV triển khai chuẩn tin điện ISO20022 tại hệ thống thanh toán Payment Hub

Ngân hàng BIDV triển khai chuẩn tin điện ISO20022 tại hệ thống thanh toán Payment Hub

ISO20022 là chuẩn tin điện quốc tế phục vụ cho giao tiếp trong các lĩnh vực tài chính với nguồn dữ liệu có cấu trúc, đồng nhất và được làm giàu thêm nhiều thông tin. ISO20022 được đánh giá là bộ chuẩn tin điện cho tương lai, có tính mở, góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế và sẽ được áp dụng trong dài hạn. Theo yêu cầu của tổ chức Swift, việc triển khai ISO20022 phải được hoàn thành trước tháng 11/2025. Ngân hàng BIDV đã tiên phong trong viêc ứng dụng công nghệ này vào hệ thống thanh toán của mình.
BIC giảm 15% phí bảo hiểm bệnh ung thư và bảo hiểm an ninh mạng

BIC giảm 15% phí bảo hiểm bệnh ung thư và bảo hiểm an ninh mạng

Từ ngày 15/6/2023 đến ngày 15/10/2023, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) triển khai chương trình khuyến mại “An tâm trao gửi, ưu đãi cực mê”, giảm ngay 15% phí bảo hiểm bệnh ung thư (BIC Phúc Tâm An) và bảo hiểm an ninh mạng cá nhân (BIC Bảo An Tài khoản).
Dược phẩm Trung ương Vidipha bị xử phạt 140 triệu đồng do có nhiều vi phạm đến thuốc

Dược phẩm Trung ương Vidipha bị xử phạt 140 triệu đồng do có nhiều vi phạm đến thuốc

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành Quyết định số 373/QĐ-XPH về việc xử phạt vi phạm hành chính 140 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương Vidipha.
Loài cỏ dại đến bò cũng không muốn ăn lại có nhiều công dụng, giá lên đến 70.000 đồng/kg

Loài cỏ dại đến bò cũng không muốn ăn lại có nhiều công dụng, giá lên đến 70.000 đồng/kg

Theo Đông y, mần trầu vị ngọt hơi đắng, tính bình, có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt giải độc, mát gan, lợi tiểu, làm ra mồ hôi.
Rau Thối nghe tên đã không dám ngửi, nhưng được nhiều người săn lùng

Rau Thối nghe tên đã không dám ngửi, nhưng được nhiều người săn lùng

Rau Thối có mùi khá nồng, nhưng lại là món ăn thượng hạng của người dân Tây Bắc được nhiều người ưa thích.
Đặc sản nhìn hết hồn mà có giá lên đến 4 triệu đồng/kg

Đặc sản nhìn hết hồn mà có giá lên đến 4 triệu đồng/kg

Hà ngỗng có lớp vỏ cứng chắp lại với nhau nên còn được gọi là ốc "bàn tay Phật" ở Trung Quốc. Tuy nhiên, phần thịt bên trong lại dài, cong, mềm, đầu nhọn - hình dạng giống như cổ ngỗng nên được gọi là "hà ngỗng" hay "ốc cổ ngỗng". Dựa vào vẻ ngoài kỳ dị hiếm thấy, cũng có địa phương quen gọi món ăn đắt đỏ này là "ngón tay quỷ".
Loài động vật "hai mảng" sống dưới biển, giá chưa đầy 1 triệu đồng?

Loài động vật "hai mảng" sống dưới biển, giá chưa đầy 1 triệu đồng?

Con Ngán rất giàu chất dinh dưỡng, trong thịt ngán chứa các chất dinh dưỡng như glucid, lipid, protid, nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe.
Sữa chua Hy Lạp có gì đặc biệt mà giá lại cao? Nên chọn sữa chua Hy Lạp hay sữa chua thường?

Sữa chua Hy Lạp có gì đặc biệt mà giá lại cao? Nên chọn sữa chua Hy Lạp hay sữa chua thường?

Mặc dù được tạo ra bởi cùng nguyên liệu nhưng quy trình sản xuất sữa chua Hy Lạp và sữa chua thường lại khác nhau.
Kiểm tra, hậu kiểm 200 cơ sở kinh doanh dược ngoài công lập

Kiểm tra, hậu kiểm 200 cơ sở kinh doanh dược ngoài công lập

Mới đây, Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng kế hoạch kiểm tra, hậu kiểm đối với 200 cơ sở kinh doanh dược ngoài công lập trên địa bàn thành phố trong năm 2023.
Chọn bỉm Gerbaby Prox5 - hợp ý bé, chiều lòng mẹ

Chọn bỉm Gerbaby Prox5 - hợp ý bé, chiều lòng mẹ

Thực tế không phải gia đình nào cũng có điều kiện cho con dùng bỉm ngoại đắt tiền, trong khi nhu cầu dùng bỉm của trẻ hiện đã được coi là thiết yếu. Vì vậy một sản phẩm vừa có chất lượng tốt, giá lại phù hợp túi tiền mọi khách hàng như tã/bỉm trẻ em Gerbaby Prox5 sẽ là lựa chọn kinh tế với nhiều gia đình.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động