Những biến chứng nguy hiểm của quai bị
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus quai bị (Mumps virus), thuộc họ Paramyxoviridae. Virus có thể tồn tại khá lâu ở bên ngoài cơ thể: Khoảng từ 30 – 60 ngày ở nhiệt độ 15 - 200 độ C và bị tiêu diệt nhanh chóng ở nhiệt độ trên 560 độ C hoặc dưới tác động của các hóa chất diệt khuẩn.
Tỷ lệ tử vong do nhiễm quai bị thường rất thấp, không vượt quá 1/100.000 dân, tuy nhiên không ít trường hợp có biến chứng nặng như viêm não, viêm màng não hoặc viêm nhiều tuyến.
Nguyên nhân
Bệnh quai bị lây theo đường hô hấp và thường dễ lây nhất vào 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng hay 6 ngày sau khi các triệu chứng biến mất. Bệnh lây từ người bệnh qua người lành thông qua nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng chứa virus khi người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện, khạc nhổ,...
Thời kỳ ủ bệnh
Virus ủ bệnh trong khoảng 12-25 ngày, người bệnh thường không cảm thấy triệu chứng. Sau khi có triệu chứng, virus quai bị thường tồn tại trong cơ thể khoảng hai tuần. Trẻ mắc bệnh này có thể quay lại trường học sau khi cảm thấy khỏe hơn và hết triệu chứng hoàn toàn.
Triệu chứng bệnh quai bị
Các triệu chứng phổ biến của bệnh quai bị bao gồm:
Sốt cao đột ngột.
Chán ăn.
Đau đầu.
Sau khi sốt 1-3 ngày; tuyến nước bọt đau nhức, sưng to, có thể sưng ở một hoặc cả hai bên, khiến khuôn mặt bệnh nhân bị biến dạng, khó nhai, khó nuốt. Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh quai bị.
Buồn nôn, nôn.
Đau cơ, nhức mỏi toàn thân.
Mệt mỏi.
Có thể sưng bìu và đau tinh hoàn.
Sau khi nhiễm virus từ 7-14 ngày, người bệnh sẽ có một số triệu chứng như khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, sốt, ớn lạnh, cảm giác đau họng và đau bên góc hàm. Sau đó khoảng 3 ngày, tuyến mang tai của bệnh nhân sẽ dần sưng to và giảm dần trong khoảng 1 tuần. Người bệnh có thể sưng 1 hoặc 2 bên mang tai và việc sưng có thể không cùng lúc, tuyến thứ 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng.
Vùng sưng của quai bị thường rất đặc trưng, vết sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; trong một số trường hợp đặc biệt có thể lan đến ngực gây phù trước xương ức. Người bệnh sẽ có cảm giác đau ở vùng bị sưng nhưng da ở vùng sưng không nóng và sung huyết.
Trong thời gian này, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó khăn khi nói chuyện và ăn uống. Tuy nhiên có 25% bệnh nhân có nhiễm virus mà không có dấu hiệu rõ rệt vô tình trở thành nguồn lây truyền bệnh cho những người xung quanh.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh quai bị
Bệnh có thể xảy ra quanh năm ở nước ta, tuy nhiên bệnh bùng phát mạnh và thường xuyên hơn vào các tháng thu-đông, vùng có khí hậu mát mẻ và khô hanh thường là khu vực lý tưởng cho bệnh lan truyền mạnh hơn.
Quai bị thường dễ lây lan ở những nơi tập trung đông người, nhóm trẻ mẫu giáo, trẻ học ở các trường trung học phổ thông hoặc thanh niên, người lớn cũng là đối tượng của bệnh. Tỷ lệ bệnh ở nam sẽ cao hơn ở nữ.
Quai bị thường ít gặp ở những trẻ dưới 2 tuổi mặc dù trẻ chỉ được bảo vệ trong 6 tháng đầu đời với trường hợp mẹ từng mắc bệnh. Sau 2 tuổi, tần suất mắc bệnh cao dần và đạt đỉnh ở độ tuổi từ 10-19 tuổi.
Điều trị
Bệnh quai bị do virus gây ra nên thuốc kháng sinh không có tác dụng. Người nghi ngờ mắc quai bị hoặc đã tiếp xúc gần người bệnh nên đi khám để xét nghiệm cụ thể. Hiện, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu vẫn là điều trị các triệu chứng kết hợp chăm sóc người bệnh và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc giúp hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng.
Dùng thuốc giảm đau không kê đơn theo hướng dẫn của bác sĩ.
Làm dịu các tuyến bị sưng bằng cách chườm khăn lạnh hoặc túi nước đá.
Uống nhiều nước để tránh mất nước do sốt.
Tránh thực phẩm và đồ uống có tính axit như nước cam, bưởi vì chúng có thể gây đau khi nuốt.
Ăn các món mềm như súp, cháo hoặc khoai tây nghiền. Tránh các món cứng hoặc dính làm tăng cảm giác đau ở hàm.
Giữ khoảng cách với người khác trong ít nhất 5 ngày trước khi các triệu chứng giảm.
Hầu hết người bệnh quai bị đều không mắc bệnh lần hai. Nhiễm virus một lần có tác dụng bảo vệ lâu dài.
Biến chứng của bệnh quai bị
Bệnh quai bị nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng của quai bị gồm:
Viêm tinh hoàn và đáng lo nhất chính là teo tinh hoàn, có thể dẫn đến vô sinh. Tuy nhiên tỷ lệ teo tinh hoàn do quai bị khá thấp, chỉ khoảng 0,5%.
Viêm buồng trứng: Người bệnh sẽ có dấu hiệu đau bụng, rong kinh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc quai bị trong 3 tháng đầu có thể bị sảy thai hoặc thai chết lưu.
Nhồi máu phổi: Nguyên nhân do huyết khối từ tĩnh mạch tuyến tiền liệt.
Viêm tụy cấp tính.
Viêm cơ tim.
Viêm não, viêm màng não.
Người lớn mắc bệnh quai bị thường tiến triển nặng và để lại các biến chứng nguy hiểm hơn so với trẻ em. Mặc dù các biến chứng trên xảy ra với tỷ lệ khá thấp nhưng lại rất nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản mà còn có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Phòng ngừa bệnh quai bị
Quai bị mặc dù là bệnh lành tính nhưng lại có nhiều biến chứng nặng nề với sức khỏe. Đặc biệt bệnh chưa có thuốc đặc trị, vì vậy phòng bệnh được xem là phương án tối ưu nhất để bảo vệ sức khoẻ.
Người dân cần được nâng cao ý thức về phòng ngừa cũng như biết tác hại của bệnh gây nên, đặc biệt những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Nâng cao tầm quan trọng của vắc xin, các biện pháp vệ sinh cá nhân, môi trường, các nhận biết dấu hiệu bệnh để báo với các cơ quan y tế để phát hiện sớm tránh bùng phát thành cụm dịch.
Biện pháp dự phòng chủ động có hiệu quả nhất đối với bệnh quai bị là sử dụng vaccine. Vaccine quai bị có thể được sử dụng sớm cho trẻ từ 12 tháng tuổi, hiện nay tại Việt Nam thường dùng là vaccine kết hợp sởi – quai bị – rubella. Các vaccine được nghiên cứu an toàn và có hiệu lực cao, bảo vệ đạt đến trê 95% và miễn dịch có thời hạn lâu bền.
Uống nước cam mỗi ngày có tốt không? |
Nước cam và nước chanh - Loại nào bổ dưỡng hơn? |
Những biện pháp phòng tránh đột quỵ vào mùa lạnh |