Uống nước cam mỗi ngày có tốt không?

Các cuộc khảo sát cho thấy nước cam là loại nước trái cây phổ biến nhất trên thế giới. Vậy uống nước cam mỗi ngày có tốt không?
Những loại đồ uống không nên sử dụng vào buổi tối 6 thực phẩm, đồ uống giúp kiểm soát đường huyết Tác dụng tuyệt vời của nước cam đối với sức khỏe

Các cuộc khảo sát cho thấy nước cam là loại nước trái cây phổ biến nhất trên thế giới. Các nhà sản xuất đã sản xuất khoảng 1,6 tỷ tấn đồ uống này mỗi năm. Ngoài việc mua nước cam nhiều loại ở các cửa hàng thực phẩm, bạn cũng có thể tự mình làm nước cam ép bằng tay hoặc bằng máy ép trái cây.

Uống nước cam mỗi ngày có tốt không?

Nước cam được nhiều người biết đến là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Thành phần dinh dưỡng trong một cốc nước cam tươi bao gồm: Lượng calo: 112; Chất đạm: 2 gam; Chất béo: 0 gram; Carbohydrate: 26 gram; Chất xơ: 0 gram; Đường: 21 gram... Ngoài ra, nước cam là một nguồn tốt của: Vitamin; Vitamin A; Canxi; sắt; Folate...

Nước cam với cùi là một nguồn chất xơ khá dồi dào. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất xơ giúp cơ thể duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa và có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường, bệnh tim mạch và một số loại ung thư.

Folate trong nước cam có vai trò trong quá trình tổng hợp DNA và hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Chưa kể, nước cam là một nguồn tuyệt vời cung cấp khoáng chất kali, giúp điều chỉnh huyết áp, ngăn ngừa mất xương và bảo vệ chống lại bệnh tim và đột quỵ.

Lợi ích của việc uống nước cam

Chứa nhiều chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa như flavonoid, carotenoid và axit ascorbic trong nước cam giúp duy trì sức khỏe, ngăn ngừa cả các bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư, tiểu đường. Một nghiên cứu được thực hiện trong 8 tuần cho thấy khi uống 750 ml nước cam/ngày sẽ tăng khả năng chống oxy hóa ở người trưởng thành có cholesterol và triglyceride cao.

Có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận

Sỏi thận là các chất khoáng nhỏ tích tụ trong thận thường gây ra các triệu chứng như đau dữ dội, buồn nôn hoặc tiểu ra máu.

Nước cam có thể làm tăng nồng độ pH trong nước tiểu, từ đó giúp tính kiềm cao hơn. Các nghiên cứu cho thấy rằng, có nồng độ pH nước tiểu cao đồng thời có tính kiềm từ đó ngăn ngừa sỏi thận. Kết quả này cũng được tìm thấy ở một nghiên cứu nhỏ về vai trò nước cam có hiệu quả hơn nước chanh trong việc giảm một số yếu tố nguy cơ sỏi thận.

Một nghiên cứu khác áp dụng uống nước cam cho 194095 người, cho kết quả những người uống nước cam ít nhất một lần một ngày có nguy cơ phát triển sỏi thận thấp hơn 12% so với những người uống ít nước cam hơn một khẩu phần một tuần.

Uống nước cam mỗi ngày có tốt không?

Giúp ngăn ngừa sỏi thận

Sỏi thận là những chất khoáng nhỏ tích tụ trong thận của bạn, thường gây ra các triệu chứng như đau dữ dội, buồn nôn hoặc có máu trong nước tiểu.

Nước cam có thể làm tăng độ pH hoặc nước tiểu, khiến nó có tính kiềm hơn. Các nghiên cứu cho thấy rằng độ pH trong nước tiểu cao hơn, kiêm hơn có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy nước cam có hiệu quả hơn nước chanh trong việc giảm một số yếu tố gây nguy cơ sỏi thận. Một nghiên cứu khác trên 194.095 người cho thấy những người uống nước cam ít nhất 1 lần mỗi ngày có nguy cơ phát triển sỏi thận thấp hơn 12% so với những người uống ít hơn 1 lần mỗi tuần.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Trên toàn thế giới, có khoảng 17 triệu ca tử vong do bệnh tim mạch mỗi năm. Trong một nghiên cứu thực hiện với 129 người, uống nước cam trong một thời gian dài cho kết quả rằng có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm lượng cholesterol LDL toàn phần, giảm nguy cơ bị huyết áp cao.

Nước cam có thể làm giảm viêm

Viêm cấp tính, một phần bình thường của phản ứng miễn dịch được thiết kế để bảo vệ chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Tuy nhiên, trong thời gian kéo dài mà mức độ viêm cao có thể làm gia tăng sự phát triển của các bệnh mãn tính. Các dấu hiệu tăng cao của chứng viêm như protein phản ứng C (CRP), interleukin-6 (IL-6) và yếu tố hoại tử khối u-α (TNF-α) đều đã được nhìn thấy trong các hội chứng chuyển hóa, bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư.

Một số nghiên cứu nhận định vai trò nước cam có tác dụng làm giảm viêm và các vấn đề liên quan đến tình trạng viêm. Nước cam cũng có đặc tính chống viêm có thể làm giảm mức độ của các dấu hiệu viêm cụ thể liên quan đến bệnh mãn tính.

Hơn nữa, một nghiên cứu thực hiện với 22 người trong khoảng thời gian 8 tuần cho kết quả uống cả nước cam tươi và nước cam thương mại làm giảm các dấu hiệu viêm nhiễm như CRP và IL-6 - có khả năng hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tật.

Hỗ trợ trí não

Theo nghiên cứu của Thần kinh học, nước cam có tác dụng hỗ trợ trí não. Điều này xảy ra là nhờ nước cam chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, cũng như lượng vitamin và khoáng chất đa dạng có trong loại thức uống này.

Uống nước cam mỗi ngày có tốt không?

Giúp kiểm soát cân nặng

Cam có chứa chất xơ nên có tác dụng rất tuyệt vời giúp người ăn có cảm giác no dù lượng calo trong đó rất thấp. Do đó, uống nước ép cam có tác dụng cung cấp năng lượng rất lý tưởng và không làm tăng cân.

Ổn định huyết áp

Ngoài vitamin C, trong nước cam còn chứa hesperidin, có tác dụng ổn định huyết áp. Vì thế, bổ sung nước cam vào khẩu phần ăn uống hàng ngày rất phù hợp với người có huyết áp cao hoặc thấp. Tuy nhiên, lượng nước cam này còn phụ thuộc vào thể trạng của từng người, nên bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn về lượng nước phù hợp.

Tăng cường hệ miễn dịch

Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, nước cam chứa hàm lượng vitamin C cao, có chức năng như một chất chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại cho sức khỏe. Do đó, để bảo vệ cơ thể, uống nước cam hằng ngày là cách tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả và an toàn.

Phòng ngừa ung thư

Cùng nhờ vào chính hàm lượng chất chống oxy hóa cao dẫn đến tỉ lệ mắc ung thư ở người uống nước cam thường xuyên khá thấp. Hãy bổ sung nước cam mỗi ngày để thêm khỏe mạnh bạn nhé!

Uống nước cam mỗi ngày có tốt không?

Tăng cân

Mặc dù nước cam có thể mang lại một số lợi ích cho sức khoẻ, nhưng thành phần nước cam cũng chứa nhiều calo và đường. Hơn nữa, không giống như toàn bộ trái cây, cam thiếu chất xơ và có thể dẫn đến tăng cân.

Trên thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy cân nặng có thể tăng hoặc mất kiểm soát nếu sử dụng nước cam quá nhiều. Đôi khi, nhiều loại nước cam còn chứa hàm lượng đường bổ sung cao có thể dẫn tới tình trạng tăng lượng đường trong máu.

Làm tăng đường huyết và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Theo Giám đốc Trung tâm Cân nặng và Sức khỏe Quốc gia, lượng đường và calo trong nước cam tương đương với lượng đường trong nước ngọt. Ví dụ, nếu một ly Coca Cola chứa 26g đường thì một ly nước cam có 22g đường.

Do đó, người mắc tiểu đường cần đặc biệt lưu ý khi uống nước cam quá nhiều nhằm tránh làm tăng lượng đường trong máu. Vì theo thời gian, tình trạng lượng đường trong máu tăng đột biến nhiều lần sẽ gây ra tình trạng mắc bệnh tim và bệnh thận, kể cả đối với người không bị tiểu đường.

Lưu ý khi uống nước cam

Những người có tiền sử mắc bệnh viêm loét dạ dày không nên uống nước cam thường xuyên. Khi uống nên uống lượng ít, từ từ hoặc pha thêm nước lọc để giảm bớt tính axit.

Người trưởng thành nên uống một ly nước cam 200 ml với khoảng 60mg vitamin C là đủ. Mỗi ngày, bạn không nên uống quá 200 ml.

Phụ nữ mang thai và cho con bú là đối tượng cần lượng vitamin C nhiều hơn cả. Hàm lượng vitamin C mà cơ thể của mẹ cần là 80mg khi mang thai và 120mg ở giai đoạn cho con bú.

Trẻ nhỏ chỉ uống nước cam ở liều lượng vừa và nhỏ.

Thời điểm tốt nhất để uống nước cam là khoảng 1 - 2 giờ sau khi ăn sáng hoặc ăn trưa. Nếu uống nước cam tươi thì bạn nên uống ngay sau khi vắt.

6 kiêng kỵ cần biết khi uống nước cam 6 kiêng kỵ cần biết khi uống nước cam
Những loại nước giải rượu dễ làm, dễ uống, hiệu quả cực nhanh không nên bỏ qua Những loại nước giải rượu dễ làm, dễ uống, hiệu quả cực nhanh không nên bỏ qua
Tự chữa cảm lạnh tại nhà với các loại gia vị dễ tìm Tự chữa cảm lạnh tại nhà với các loại gia vị dễ tìm
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Người đàn ông nguy kịch khi uống thuốc chữa tiểu đường mua trên mạng

Người đàn ông nguy kịch khi uống thuốc chữa tiểu đường mua trên mạng

Nghe quảng cáo trên TikTok về thuốc Nam chữa tiểu đường, người đàn ông 67 tuổi mua về và tự ý sử dụng 3 tháng và phải nhập viện.
Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa đã cứu sống một bệnh nhân 36 tuổi mắc bệnh Whitmore, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao.
Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Ăn quá nhiều muối mỗi ngày có thể gây ra nhiều thay đổi tiêu cực cho cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe ngắn hạn và dài hạn.
Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Sởi là bệnh truyền nhiễm và có thể bùng phát thành dịch. Bệnh lây lan qua đường hô hấp do virus sởi gây ra và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Theo các chuyên gia về giấc ngủ, thời gian ngủ trưa lý tưởng nên nằm trong khoảng 10-30 phút. Dưới đây là lý do và một số đối tượng nên ngủ trưa.
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là một bệnh lý phổ biến trong hệ tiết niệu. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Một bản đồ địa chấn mới công bố từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho thấy thực tế: Đông Nam Á là khu vực có hoạt động địa chấn dữ dội bậc nhất thế giới.
Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Cá ngừ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng để đảm bảo an toàn và tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng.
Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Bệnh nhân bị chó nhà cắn nhưng không tiêm ngừa, tự xử lý vết thương tại nhà. Sau 2 tháng, bệnh nhân tử vong. Đây là ca tử vong thứ hai nghi do bệnh dại xảy ra tại tỉnh Bình Thuận từ đầu năm đến nay.
37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP.HCM tổ chức điều tra để xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm khiến 37 người phải nhập viện sau khi ăn bánh mì.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động