Những ai nên tránh xa rau muống?

Rau muống, món ăn dân dã quen thuộc, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tận hưởng trọn vẹn loại rau này.
Cách làm cà dầm tương theo công thức truyền thống của người Hoà Thôn Rau muống giúp phòng chống bệnh thiếu máu Rau muống xào tỏi - top 100 ngon nhất thế giới có lợi ích gì?

Rau muống là một loại rau ăn lá phổ biến ở nhiều nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam. Rau muống thường có màu xanh, với thân rỗng và lá hình tam giác hoặc hình mũi tên.

Những ai nên tránh xa rau muống?

Thành phần dinh dưỡng của rau muống vô cùng đa dạng và phong phú.

Trong 100g rau muống, chúng ta tìm thấy 90% nước, 3g chất xơ, 3g protein, cùng với các loại vitamin C, vitamin E, chất béo và khoáng chất như sắt, kẽm, magie. Rau muống không chỉ có tác dụng tuyệt vời đối với những người mắc bệnh thiếu máu, loãng xương, huyết áp thấp và phụ nữ mang thai, mà còn giúp giảm nguy cơ táo bón.

Theo y học cổ truyền, rau muống có vị ngọt, tính hơi hàn, có công dụng thanh nhiệt, thông đại tiểu tiện, giải các chất độc xâm nhập vào cơ thể (nấm độc, sắn độc…).

Tác dụng của rau muống

Giàu vitamin, khoáng chất, chống oxy hóa

Đây là loại rau giàu vitamin A, C, E và các vitamin nhóm B, cùng với nhiều khoáng chất như sắt, canxi, magie, kali và phốt pho. Vitamin A và C đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch và làm đẹp da, còn sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu.

Hàm lượng chất chống oxy hóa trong rau muống giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do và có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch và ung thư.

Tăng cường sức khỏe tim mạch, xương khớp

Rau muống chứa nhiều kali và magie, giúp điều chỉnh huyết áp và duy trì nhịp tim ổn định. Chất xơ trong rau muống cũng giúp giảm mức cholesterol trong máu. Một số nghiên cứu cho thấy rau muống có khả năng chống viêm và giảm đau nhức do các điều kiện như viêm khớp. Nhờ chứa nhiều canxi, rau muống giúp hỗ trợ sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương.

Cải thiện sức khỏe mắt, gan, điều trị tiểu đường

Với lượng vitamin A dồi dào, rau muống hỗ trợ duy trì sức khỏe mắt, ngăn ngừa các vấn đề về thị lực và thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Một số nghiên cứu cho thấy rau muống có thể hỗ trợ chức năng gan và giúp giải độc gan. Rau muống có thể giúp kiểm soát đường huyết nhờ vào khả năng duy trì mức insulin và glucose ổn định.

Những ai nên tránh xa rau muống?

Cung cấp chất xơ, hỗ trợ giảm cân và làm mát cơ thể

Rau muống chứa nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và duy trì sức khỏe đường ruột, phòng ngừa táo bón và hỗ trợ quá trình bài tiết. Rau muống có lượng calo thấp nhưng lại giàu chất xơ, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và kiểm soát cân nặng hiệu quả. Rau muống là lựa chọn tối ưu nếu các chị em muốn giảm cân. Rau muống có thể giúp làm mát và giải nhiệt cơ thể, rất phù hợp để sử dụng trong các món ăn mùa hè.

Những người không nên ăn rau muống

Mặc dù chứa nhiều Vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên ăn rau muống. Dưới đây là những đối tượng tuyệt đối không nên ăn loại rau này:

Người bị viêm khớp

Một số chất trong rau có thể khiến đau nhức khớp hơn. Tuy nhiên người bị loãng xương, huyết áp 90/60 mmHg, ăn rau muống vẫn tốt do hàm lượng canxi cao.

Những người có vết thương hở

Những người có vết thương hở, đang điều trị nội khoa, ngoại khoa cũng không nên ăn rau muống. Vì rau muống có thể kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.

Người mắc bệnh sỏi thận

Rau muống chứa một lượng lớn oxalate do vậy khi được hấp thụ vào cơ thể, có thể dễ dàng kết tủa ở thận gây hình thành sỏi. Những người bị sỏi thận, viêm nhiễm đường tiết niệu do suy thận, nên hạn chế ăn rau muống do thành phần chứa nhiều muối khoáng, canxi và kali.

Tuyệt đối không nên tiêu thụ quá nhiều rau muống trong chế độ ăn hàng ngày. Thay vào đó người bị sỏi thận nên tìm kiếm các loại rau khác có ít oxalate để thay thế và đảm bảo sự cân đối và đa dạng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.

Những ai nên tránh xa rau muống?

Người hệ tiêu hóa yếu

Ký sinh trùng sán lá tên Fasciolopsis buski thường có trong rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu bạn ăn rau sống hoặc nấu chưa chín. Với những người có hệ tiêu hóa yếu, loại ký sinh trùng này có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu, đau bụng, dị ứng.

Người bị gout

Rau muống giàu đạm, không tốt cho người bệnh gout.

Nhừng người đang uống thuốc Đông y

Người đang uống thuốc Đông y cũng nên hạn chế ăn rau muống. Vì loại rau này sẽ làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc.

Lưu ý khi ăn rau muống

Do môi trường trồng trọt nơi ao hồ nên rau muống thường nhiễm nhiều loại ký sinh trùng. Ăn rau muống tươi sống chưa qua chế biến dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh đường ruột như sán lá gan.

Ngoài ra, ký sinh trùng Fasciolopsis buski có thể xâm nhập vào cơ thể, bám vào ruột, chui qua thành ruột vào máu, từ đó gây các chứng đầy bụng, khó tiêu, dị ứng. Do đó, quá trình sơ chế rau muống cần rửa sạch, ngâm muối và tốt nhất là nấu chín.

“Nắng quá, thèm ghẹ nấu rau muống...” “Nắng quá, thèm ghẹ nấu rau muống...”
Loại “rau nhà nghèo” giàu canxi như sữa, đem xào kiểu này ăn thanh nhiệt, giải độc Loại “rau nhà nghèo” giàu canxi như sữa, đem xào kiểu này ăn thanh nhiệt, giải độc
Nước luộc rau muống chuyển màu xanh đậm, có phải do thuốc trừ sâu? Nước luộc rau muống chuyển màu xanh đậm, có phải do thuốc trừ sâu?
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hạt lanh – “vị cứu tinh” tự nhiên cho người bị táo bón

Hạt lanh – “vị cứu tinh” tự nhiên cho người bị táo bón

Táo bón là tình trạng thường gặp trong đời sống hiện đại, đặc biệt ở những người có chế độ ăn thiếu chất xơ và ít vận động.
Vượt qua nguy kịch nhờ điều trị viêm màng não mô cầu kịp thời

Vượt qua nguy kịch nhờ điều trị viêm màng não mô cầu kịp thời

Viêm màng não do não mô cầu là một bệnh nguy hiểm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Người bệnh cấp cứu có phải thanh toán trước?

Người bệnh cấp cứu có phải thanh toán trước?

Vụ yêu cầu người bệnh đóng tiền trước khi cấp cứu gây bức xúc dư luận. Bộ Y tế khẳng định việc này vi phạm quy định về quyền lợi của người bệnh trong tình huống cấp cứu.
Mối nguy hại cho sức khỏe từ món lòng se điếu

Mối nguy hại cho sức khỏe từ món lòng se điếu

Được săn lùng như “đặc sản hiếm có”, lòng se điếu có giá lên tới vài triệu đồng mỗi kg khiến nhiều người không tiếc tiền để thưởng thức. Thế nhưng, phía sau vị béo giòn đầy mê hoặc ấy lại là những cảnh báo lạnh gáy từ chuyên gia về các nguy cơ tiềm ẩn với sức khỏe – đặc biệt với những ai thường xuyên sử dụng.
Bộ trưởng Y tế thăm bé trai vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu”

Bộ trưởng Y tế thăm bé trai vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu”

Sáng 5/5, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan đã đến Bệnh viện Nhi Trung ương thăm bệnh nhi M.T.A từng bị xe ba bánh tự chế chèn qua người. Bé đang điều trị tại khoa Hồi sức ngoại khoa.
Chuyên gia dinh dưỡng lưu ý gì khi ăn sáng tại nhà?

Chuyên gia dinh dưỡng lưu ý gì khi ăn sáng tại nhà?

Bữa sáng tốt cho sức khỏe, nhưng nên chọn tiện lợi ngoài hàng hay tự nấu tại nhà thì đâu mới là quyết định tốt nhất cho bạn?
Vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu” ở Nam Định: Tạm đình chỉ một số nhân viên y tế

Vụ “nộp đủ tiền mới cấp cứu” ở Nam Định: Tạm đình chỉ một số nhân viên y tế

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã tạm đình chỉ một số nhân viên y tế để xác minh, làm rõ vụ việc người dân phản ánh bị yêu cầu "đóng đủ tiền mới được cấp cứu" cho cháu bé gặp tai nạn giao thông.
Bé trai trong vụ "đóng đủ tiền mới được cấp cứu” đã cai được máy thở

Bé trai trong vụ "đóng đủ tiền mới được cấp cứu” đã cai được máy thở

Bé trai 4 tuổi ở Nam Định trong vụ việc liên quan đến phản ánh "nộp đủ tiền mới được cấp cứu" hiện đã cai được máy thở và có dấu hiệu tỉnh táo hơ.
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ “đóng đủ tiền mới được cấp cứu”

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ “đóng đủ tiền mới được cấp cứu”

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế tỉnh Nam Định rà soát quy trình cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh sau khi có phản ánh yêu cầu đóng đủ viện phí trước khi điều trị cho trẻ bị tai nạn giao thông.
Đưa vào sử dụng thuốc tiêm điều trị 15 loại ung thư từ tháng 6 tới

Đưa vào sử dụng thuốc tiêm điều trị 15 loại ung thư từ tháng 6 tới

Thuốc Nivolumab có thể sử dụng cho 15 loại bệnh ung thư, trong đó có ung thư phổi, ruột, thận, bàng quang, thực quản, da, đầu và cổ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động