Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Cả nước mía và nước dừa đều có các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, uống giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc nên uống nước mía hay nước dừa sẽ tốt hơn?
Sức khỏe: Dinh dưỡng cho người cao tuổi trong ngày nắng nóng Những mẹo nhỏ làm mát phòng trong ngày nắng nóng Phòng chống cháy nổ xe ô tô vào những ngày nắng nóng
Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Để giải nhiệt và giữ nước cho cơ thể, nhiều người lựa chọn uống thêm các loại nước như nước dừa, nước mía.

Những ngày qua, không chỉ các tỉnh phía Nam mà cả nước ta đang bước vào những ngày nắng nóng gay gắt, nhất là thời điểm từ 10 giờ trưa đến 3 giờ chiều. Để giải nhiệt và giữ nước cho cơ thể, ngoài uống đủ 1,5 - 2l nước/ngày, nhiều người còn lựa chọn uống thêm các loại nước như nước dừa, nước mía. Đây là loại nước từ 2 loại cây có sẵn, được trồng nhiều trên khắp đất nước ta, giá lại rẻ.

Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, trưởng khoa khám và tư vấn dinh dưỡng người lớn - Viện Dinh dưỡng quốc gia, nước dừa rất ít năng lượng (chỉ khoảng 19 calo/100g), không chứa chất béo, giàu các vitamin như B3, B5, biotin, B2, axit folic, một lượng nhỏ vitamin B1 và B6, vitamin C và chất khoáng như, natri, kali, canxi, đồng, canxi, sắt, mangan, magie và kẽm... Ngoài ra, nước dừa còn chứa các amino acid, các hợp chất sinh học như cytokinin và các enzyme như acid phosphatase, catalase, dehydrogenase, peroxidase, polymerase…

Bác sĩ Hưng cho biết, trước đây, trong những trường hợp thiếu thốn, khi không có nước oresol, không có điều kiện tới các cơ sở y tế thì người ta dùng nước dừa như một biện pháp tạm thời để bù nước cho cơ thể. Tuy nhiên, không thể dùng nước dừa thay thế nước lọc. “Dù nước dừa có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe nhưng không nên uống hằng ngày trong thời gian dài hoặc uống quá nhiều, bởi có thể gây rối loạn điện giải và làm ảnh hưởng đến chức năng cơ”, bác sĩ Hưng phân tích.

Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Nước dừa được bọc bởi lớp vỏ bên ngoài nên có thể được dùng ở dạng tự nhiên nhất.

Bác sĩ Hưng cho biết, ở các nước phương Tây, nước dừa được xem là một loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng cho trẻ nhỏ và các bà mẹ đang cho con bú, bởi trong nước dừa có chứa một hợp chất gọi là monolaurin, giúp tăng cường miễn dịch bảo vệ trẻ khỏi cảm lạnh, cảm cúm và nhiễm trùng.

Nước dừa mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ, với những đặc điểm như chứa ít calo, không chứa cholesterol, giàu kali, giàu chất xơ giúp giảm táo bón và hỗ trợ tiêu hóa, giúp bổ sung lượng muối mất đi khi trẻ bị tiêu chảy. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi cho trẻ uống nước dừa. Bởi với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng và duy nhất cần thiết đối với trẻ.

Với trẻ lớn hơn, khi mới bắt đầu cho trẻ uống nước dừa hãy cho trẻ uống nước dừa tươi với một lượng nhỏ trước khoảng 50ml và kéo dài một vài ngày để kiểm tra trẻ có bị dị ứng với nước dừa hay không. Nếu trẻ không xuất hiện phản ứng dị ứng, cha mẹ có thể kết hợp nước dừa vào chế độ ăn của trẻ.

Bác sĩ Hưng lưu ý, không nên cho trẻ uống nước dừa hằng ngày. Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và đa dạng là rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, do dạ dày trẻ còn nhỏ nên nếu uống quá nhiều nước dừa có thể bị no và dẫn đến ăn ít đi.

Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Khi ép nước mía nếu không được làm sạch sẽ dễ dính bụi bẩn, vi khuẩn… nên độ nguyên chất sẽ giảm đi đáng kể.

Còn đối với nước mía, theo y học hiện đại, đây là loại nước rất giàu dinh dưỡng. Thành phần chủ yếu trong nước mía là đường saccaro, canxi, crôm, kẽm, vitamin (A, B1, B2, B3, B5, B6, C), cùng với nhiều phytonutrient, chất chống oxy hóa, protein và chất xơ hòa tan cần thiết cho cơ thể.

Trong Đông Y, nước mía có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, chống táo bón. Vì vậy, uống một ly nước mía thường xuyên giúp bạn tránh xa các bệnh như viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm. Ngoài ra, nước mía là một nguồn giàu chất flavonoid và hợp chất phenolic có thể giúp cơ thể kháng viêm, chống ung thư, chống oxy hóa, kháng virus cũng như chống dị ứng.

Tuy nhiên, BS.CKII Huỳnh Tấn Vũ cho rằng, trong nước mía có hàm lượng đường cao và nhiều năng lượng vì vậy không tốt cho người có hệ tiêu hóa kém, người đang sử dụng thuốc bổ hay thuốc chống đông máu, người bị tiểu đường hay đang ăn kiêng, giảm cân. Trong trường hợp dùng quá nhiều sẽ dẫn tới béo phì vì cơ thể thừa năng lượng. “Đối với phụ nữ mang thai, uống nước mía nhiều dễ gây nhiễm trùng hoặc tiểu đường thai kỳ”, bác sĩ Vũ chia sẻ.

Theo các bác sĩ, cả nước mía và nước dừa đều có các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, uống giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Cả hai loại nước cũng có các hạn chế như không nên uống nhiều và một số nhóm người thì tránh hoặc dùng ít.

Nước dừa được bọc bởi lớp vỏ bên ngoài nên có thể được dùng ở dạng tự nhiên nhất, không qua bất kỳ quá trình xử lý nào. Ngoài ra, nước dừa có vị ngọt thanh, ít đường và ít năng lượng nên phù hợp với mọi người. Còn mía phải trải qua khâu cạo vỏ, ép mới lấy được nước. Khi trải qua các khâu này, nếu không được làm sạch thì nước mía sẽ dễ dính bụi bẩn, vi khuẩn… nên độ nguyên chất sẽ giảm đi đáng kể. Vì vậy, tốt nhất chúng ta nên chọn ăn mía trực tiếp hoặc tự ép mía lấy nước uống sẽ đảm bảo hơn.

Ăn bao nhiêu sữa chua mỗi ngày và thời điểm nào tốt nhất? Ăn bao nhiêu sữa chua mỗi ngày và thời điểm nào tốt nhất?
Mướp khía - Loại cây Mướp khía - Loại cây "dễ tính" có nhiều lợi ích với sức khỏe
Ưu đãi 15% phí bảo hiểm sức khỏe cao cấp BIC Smart Care mừng sinh nhật BIDV Ưu đãi 15% phí bảo hiểm sức khỏe cao cấp BIC Smart Care mừng sinh nhật BIDV
Rau lang - loại rau dân dã nhưng cực tốt cho sức khoẻ Rau lang - loại rau dân dã nhưng cực tốt cho sức khoẻ
Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc
Cà chua - Vị cứu tinh của sức khỏe và sắc đẹp Cà chua - Vị cứu tinh của sức khỏe và sắc đẹp
Bình An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cây sắn dây – Phương thuốc quý cho mùa hè

Cây sắn dây – Phương thuốc quý cho mùa hè

Cây sắn dây được trồng nhiều ở Việt Nam, là một loại thực phẩm với nhiều công dụng khác nhau. Không chỉ dùng để giải nhiệt mà còn có tác dụng chữa bệnh khi được kết hợp với một số loại thuốc đông y.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế vừa yêu cầu các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu.
Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Gần đây trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ hình ảnh một loại hải sản giống sứa với màu xanh bắt mắt, được giới thiệu là "mỹ vị mùa hè" của vùng cố đô Huế. Vậy ăn đặc sản xứ Huế này có an toàn cho sức khỏe hay không?
Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Bộ Y tế vừa thông báo thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ Dược phẩm Đông Á .
Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thanh mát, dịu ngọt cùng màu sắc hấp dẫn. Từ lâu, tác dụng của đu đủ đã được chứng minh thông qua hàng loạt các lợi ích sức khỏe nên loại trái cây này được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên loại quả được mệnh danh là “trái cây của các thiên thần” được cảnh báo không ăn toàn cho tất cả mọi người.
Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du là một vị thuốc dùng được cho cả Đông y lần Tây Y. Địa du có vị đắng, tính hơi hàn, không độc, có khả năng làm mát huyết, cầm máu.
Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tầm xuân là loại cây leo có hoa đẹp, được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh. Ngoài ra, loại cây này còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Sầu riêng là loại trái cây độc đáo với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại khiến người bị bệnh tiểu đường băn khoăn liệu có thể ăn được hay không?
Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn rất tốt, nếu ăn trứng lộn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm, còn nhưng nếu dùng sai thì tác hại cũng không kém.
Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Rượu bia là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về, như một hình thức để bày tỏ niềm vui năm mới, cầu chúc an khang thịnh vượng dành cho những người thân yêu. Đây là lý do tại sao Việt Nam trở thành nước đứng thứ 3 khu vực châu Á về tiêu thụ rượu bia, đặc biệt tăng lên đáng kể trong ngày Tết. Đi kèm với đó là sự gia tăng liên tục số người nhập viện do say xỉn và ngộ độc.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động