Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Gần đây trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ hình ảnh một loại hải sản giống sứa với màu xanh bắt mắt, được giới thiệu là "mỹ vị mùa hè" của vùng cố đô Huế. Vậy ăn đặc sản xứ Huế này có an toàn cho sức khỏe hay không?
Mướp khía - Loại cây "dễ tính" có nhiều lợi ích với sức khỏe Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe Rau lang - loại rau dân dã nhưng cực tốt cho sức khoẻ

Nuốc - mỹ vị mùa hè xứ Huế

Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc
Nuốc là món ăn phổ biến ở Huế, gần đây gây hot mạng vì sự bắt mắt sau khi chế biến.

Thời gian gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội xuất hiện nhiều video review một món ăn được mệnh danh là “mỹ vị mùa hè” và đang rất “hot trend”, nhất là với giới trẻ. Món ăn có màu xanh bắt mắt, được chế biến từ con nuốc biển có xuất xứ từ Huế.

Nuốc xanh là đặc sản của vùng đất cố đô, còn được mệnh danh là "shasimi Huế". Đây là sinh vật cùng họ với sứa. Tuy nhiên, nuốc có kích thước nhỏ hơn, cả thân hình ngả sang màu xanh dương trong suốt rất hiếm gặp trong tự nhiên.

Theo chia sẻ của cư dân mạng, việc chế biến nuốc cũng rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch, cắt nhỏ và ngâm với nước đá cho săn chắc là có thể thưởng thức nên mới được ví như món shashimi. Theo mô tả, nuốc mang trong mình vị tự nhiên, hơi lợ, ăn kèm vài cọng rau thơm (húng chanh), vài lát vả, dưa leo, chấm một ít ruốc là đủ để “hớp hồn” thực khách. “Thịt nuốc giòn, nhai sật sật, kèm vả chát và dưa leo ngọt, nó giải nhiệt cái nắng nóng đầu hè một cách dễ chịu đến lạ”, miểu tả của một thực khách khi ăn món này.

Theo tìm hiểu, nuốc là loại nhuyễn thể không chân phổ biến tại các vùng đầm phá nước lợ tại Huế, được tìm thấy nhiều ở đầm Cầu Hai, phá Tam Giang,… Con nuốc hay còn gọi con nuốt, có thân tròn, trong suốt hoặc màu xanh lam nhạt. Theo người dân địa phương, tuỳ vào con nước, màu sắc con nuốc sẽ có độ đậm nhạt khác nhau.

Ăn con nuốc có an toàn cho sức khỏe không?

Nuốc biển rất dễ bị vi khuẩn tấn công, nguy cơ gây phản vệ hoặc dị ứng khi ăn cao nên mọi người cần lưu ý.
Nuốc biển rất dễ bị vi khuẩn tấn công, nguy cơ gây phản vệ hoặc dị ứng khi ăn cao nên mọi người cần lưu ý.

Cũng chính vì màu xanh này nên món ăn từ nuốc biển ngày càng trở nên nổi tiếng, nhất là khi các TikToker, YouTuber... chia sẻ video thưởng thức con nuốc, không ít người đã ăn thử và cho ý kiến khen, chê khác nhau. Vậy, món ăn này có thực sự ngon, an toàn và mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe?

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, trưởng khoa Khám Tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, nuốc là họ hàng với loài sứa nên ít calo nhưng giàu protein, cũng như các chất khoáng như canxi, photpho. Nuốc biển còn có một số vitamin khoáng chất như vitamin B1, B2, B3 và B5. Ông Hưng cũng khuyến cáo rằng, dù đây là món ăn cung cấp nhiều đạm nhưng mọi người cần lưu ý đến 3 vấn đề khi ăn: An toàn thực phẩm; Nguy cơ dị ứng; Nguy cơ dư thừa muối vào cơ thể.

Theo chia sẻ, nuốc ngon nhất phải ăn ngay trong ngày, nhất là thời điểm nuốc vừa mới được bắt lên bờ, nếu để qua đêm con nuốc sẽ mất nước, tóp lại. Do vậy, bác sĩ Hưng đặc biệt lưu ý đến vấn đề bảo quản. Bởi nếu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nuốc được xử lý không đúng cách có thể gây ra ngộ độc thực phẩm ngay sau khi ăn.

Hơn nữa, mùa nuốc mỗi năm khá ngắn, lại khó bảo quản, nên món nuốc vẫn còn khá xa lạ với nhiều người, trừ người dân Huế. Vì thế, với các địa phương khác nếu xuất hiện món ăn này cũng đặc biệt lưu ý khi ăn, nhất là với người lần đầu thưởng thức. Ăn món không quen rất dễ bị phản vệ, dị ứng hoàn toàn có thể xảy ra.

Một vấn đề nữa, bác sĩ Hưng cũng cảnh báo, đó là nuốc sống ở vùng nước lợ nên chứa một lượng natri cao, hơn nữa khi ăn thường được chấm với mắm nên dư lượng muối nhiều. Vì vậy những người có vấn đề về huyết áp, tim mạch, hệ miễn dịch yếu nên cân nhắc trước khi ăn.

“Nuốc là thực phẩm giàu chất đạm, không nên lạm dụng. Việc ăn lượng bao nhiêu là đủ và tốt cho sức khỏe nên tham vấn ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng. Khi ăn nuốc hãy bổ sung thêm rau và các nguyên liệu khác để tạo nên phong phú hương vị và giá trị dinh dưỡng của món ăn”, bác sĩ Hưng khuyến cáo.

3 lưu ý khi ăn bún đậu mắm tôm để không ảnh hưởng đến sức khỏe 3 lưu ý khi ăn bún đậu mắm tôm để không ảnh hưởng đến sức khỏe
Bổ nhiệm giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên Bổ nhiệm giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên
Bánh đậu xanh liệu có gây hại cho sức khỏe? Bánh đậu xanh liệu có gây hại cho sức khỏe?
Ăn bao nhiêu sữa chua mỗi ngày và thời điểm nào tốt nhất? Ăn bao nhiêu sữa chua mỗi ngày và thời điểm nào tốt nhất?
Mướp khía - Loại cây Mướp khía - Loại cây "dễ tính" có nhiều lợi ích với sức khỏe
Những ảnh hưởng từ vụ bê bối của Công ty Dược phẩm Kobayashi Những ảnh hưởng từ vụ bê bối của Công ty Dược phẩm Kobayashi
Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe
Những thực phẩm giúp bạn Những thực phẩm giúp bạn "đánh bay" cơn đau đầu hiệu quả
Rau lang - loại rau dân dã nhưng cực tốt cho sức khoẻ Rau lang - loại rau dân dã nhưng cực tốt cho sức khoẻ
Bình Yên

Cùng chuyên mục

Tin khác

Con vắt dài 6 cm sống ký sinh trong mũi bệnh nhân

Con vắt dài 6 cm sống ký sinh trong mũi bệnh nhân

Bệnh nhân liên tục chảy máu mũi nên đến khám thì được phát hiện một con vắt dài hơn 6 cm đã sống hơn một tuần trong mũi.
Hà Nội tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại cổng trường học

Hà Nội tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại cổng trường học

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại các trường học. Sở Giáo dục và Đào tạo được giao rà soát quy định, hướng dẫn các cơ sở giáo dục về quy trình đảm bảo vệ sinh, phòng chống dịch bệnh và kiểm soát an toàn thực phẩm.
Người đàn ông nguy kịch khi uống thuốc chữa tiểu đường mua trên mạng

Người đàn ông nguy kịch khi uống thuốc chữa tiểu đường mua trên mạng

Nghe quảng cáo trên TikTok về thuốc Nam chữa tiểu đường, người đàn ông 67 tuổi mua về và tự ý sử dụng 3 tháng và phải nhập viện.
Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa đã cứu sống một bệnh nhân 36 tuổi mắc bệnh Whitmore, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao.
Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Ăn quá nhiều muối mỗi ngày có thể gây ra nhiều thay đổi tiêu cực cho cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe ngắn hạn và dài hạn.
Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Sởi là bệnh truyền nhiễm và có thể bùng phát thành dịch. Bệnh lây lan qua đường hô hấp do virus sởi gây ra và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Theo các chuyên gia về giấc ngủ, thời gian ngủ trưa lý tưởng nên nằm trong khoảng 10-30 phút. Dưới đây là lý do và một số đối tượng nên ngủ trưa.
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là một bệnh lý phổ biến trong hệ tiết niệu. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Một bản đồ địa chấn mới công bố từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho thấy thực tế: Đông Nam Á là khu vực có hoạt động địa chấn dữ dội bậc nhất thế giới.
Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Cá ngừ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng để đảm bảo an toàn và tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động