Nấm ngọc cẩu - món ăn có công dụng chữa bệnh

Nấm ngọc cẩu có thể ăn được. Nguyên liệu này được sử dụng trong rất nhiều món ăn giúp hỗ trợ điều trị bệnh, bồi bổ sức khỏe.
Củ niễng - Món ăn dân dã nhưng lại có tác dụng chữa bệnh Tác dụng chữa bệnh của cây một dược Tác dụng chữa bệnh của quả sơn tra

Đặc điểm nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu - món ăn có công dụng chữa bệnh

Nấm ngọc cẩu có tên khoa học Cynomorium songaricum, thuộc họ Balanophoraceae Gió đất , tên gọi khác là tỏa dương, củ pín, xà cô, địa mao cầu, củ gió đất.

Nấm ngọc cẩu là cây sống lâu năm. Thường được tìm thấy trong rừng sâu, mọc ký sinh trên rễ của các cây thân gỗ lớn ở những khu vực ẩm ướt, có tán lá rộng trong rừng. Ngoài ra chúng cũng sinh sôi và phát triển ở những vùng núi có độ cao trên 1300m, đặc biệt ưa thích khí hậu lạnh. Về bản chất, loại cây này vốn không thuộc họ nhà nấm nhưng khi chồi lên khỏi mặt đất, phần ngọn có hình dáng tương tự như thân cây nấm nên được dân gian gọi với cái tên là “nấm ngọc cẩu”.

Nấm ngọc cẩu có các loại phổ biến

Nấm ngọc cẩu đực thân hình chóp, chiều dài từ 10 – 15cm nhưng cũng có khi dài hơn. Bên ngoài có màu đỏ nâu thẫm được tạo thành bởi vô số những cán hoa nhỏ li ti, có mo màu tím bao bọc bên ngoài, không mở bung ra. Loại nấm này sẽ có hương thơm dịu và mùi thơm nhiều hơn so với giống cái.

Nấm ngọc cẩu cái thân cây bé hơn, bông to, dài tương tự như bắp nhô non. Có ít hương thơm, củ non và chứa ít chất xơ.

Nấm ruột vàng có phần ruột bên trong màu vàng và thơm

Nấm ruột đỏ, tím thì màu đỏ, một số loại hơi ngả sang sắc tím. Chiều dài và đường kính nhỏ hơn so với nấm ruột vàng.

Ở Việt Nam, dược liệu này được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Cao Bằng, Tam Đảo, Lào Cai, Ba Vì, Sơn La, Hòa Bình, Hoàng Liên Sơn, Sa Pa.

Nấm ngọc cẩu - món ăn có công dụng chữa bệnh

Cây nấm ngọc cẩu toàn thân dùng làm thuốc.

Nấm ngọc cẩu có thể ăn được. Nguyên liệu này được sử dụng trong rất nhiều món ăn bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh, bồi bổ sức khỏe.

Nấm ngọc cẩu thường xuất hiện vào thời điểm từ tháng 9 – 12 hàng năm. Những cây đạt kích thước chuẩn sẽ được người dân thu hái về. Sau tháng 12 hàng năm, những cây nấm có thể vượt qua khí hậu lạnh sẽ chìm xuống đất và tiếp tục phát triển khi khí hậu dễ chịu hơn.

Nấm ngọc cẩu mọc thành chùm, khi thu hoạch nấm cần thực hiện làm sạch rồi phân loại theo mục đích sử dụng để bảo quản nấm tươi hay phơi khô. Nấm ngọc cẩu khô có thể được sấy nguyên củ hoặc thái lát mỏng rồi sấy khô.

Thời hạn dùng của nấm ngọc cẩu thường ngắn nên cần được cân nhắc. Với nấm khô cần đựng trong túi nilon kín tránh mốc hay vi khuẩn tấn công. Đặc biệt là vùng khí hậu ẩm càng cần cẩn thận bảo quản.

Thành phần hóa học: Tinh dầu, chất béo, orienti, vitexin, gentianine, diogenin, carpaine và 13 loại axit amin. Đặc biệt, 2 hoạt chất L – Arginin và Anthoxyanozit trong nấm ngọc cẩu có tác dụng bồi bổ cơ thể và phục hồi sinh lý cho nam giới.

Theo y học cổ truyền: Dược liệu này có vị chát nhẹ, hơi ngọt, tính ôn, quy kinh vào tỳ và thận. Công dụng bổ tỳ dưỡng thận, tráng dương, bổ máu, giảm đau, kích thích lưu thông khí huyết, bồi dưỡng cơ thể, nâng cao khả năng sinh lý.

Chế biến nấm ngọc cẩu dạng sắc, ngâm rượu uống hoặc làm thành các món ăn bài thuốc. Tùy theo mục đích mà sử dụng với liều lượng thích hợp.

Nấm ngọc cẩu - món ăn có công dụng chữa bệnh

Bài thuốc sử dụng nấm ngọc cẩu

Trị yếu sinh lý, rối loạn cương dương, bồi bổ sức khỏe, tăng cường trí nhớ

Dùng 30g nấm ngọc cẩu, 2 muỗng mật ong. Đem nấm ngọc cẩu sắc với 1 lít nước, cho đến khi cạn còn 600ml thì ngưng. Gạn thuốc ra, thêm mật ong vào quậy đầu chia 2 lần uống.

Cường dương

Nấm ngọc cầu khô, nhục thung dung mỗi vị 5g, thịt dê 50g, bột mì 200g

Các vị thuốc bắc sắc chung với nhau, gạn lấy nước thuốc nhào chung với bột mì thành một hỗn hợp bột đặc, mịn, không còn bị vón cục. Sử dụng chai cán mỏng khối bột ra và xắt thành sợi dài tương tự như sợi mì. Nấu mì ăn cùng với thịt dê mỗi ngày một lần. Sử dụng liên tục sẽ thấy cải thiện.

Rượu thuốc tăng cường sinh lý, bồi dưỡng cơ thể từ nấm ngọc cẩu

Cách 1: Nấm ngọc cẩu tươi 1kg, mật ong 200ml, rượu nếp trắng trên 40 độ 4 lít, bình thủy tinh có miệng rộng. Nấm tươi mua về rửa qua nhiều lần nước cho sạch đất cát, để ráo nước, tráng qua 1 lần rượu. Sau đó, tùy theo kích thước to nhỏ của cây nấm mà có thể cắt làm đôi hoặc làm 4 phần theo chiều dọc. Xếp nấm vào bình rồi cho hết rượu cũng như mật ong vào ngâm rượu trong 30 ngày.

Cách 2: Nấm khô 1/2kg, mật ong 100ml , rượu nếp ngon 5 lít. Cho nấm vào bình ngâm tương tự như cách ở trên. Thông thường, ngâm rượu nấm ngọc cẩu khô sẽ mất nhiều thời gian hơn so với nấm tươi khoảng 2 – 3 tháng . Tuy nhiên rượu thành phẩm sẽ cho vị đậm đà hơn do nấm khô đã được rút bớt nước, mỗi ngày dùng 50ml chia 2 – 3 lần uống. Về bản chất, rượu nấm ngọc cẩu vẫn chứa cồn như các loại rượu thông thường khác nên đấng mày râu không nên lạm dụng.

Trị xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn tình dục, tinh dịch loãng

20g nấm ngọc cẩu, địa hoàng thán và đỗ trọng mỗi vị 30g, 8g quả táo tàu khô, 15g gừng tươi, 150g đuôi lợn. Gừng đem giã nát, đuôi lợn cạo sạch lông và chặt khúc vừa ăn. Tất cả các nguyên liệu cho hết vào nồi, đổ nước ngập mặt đun sôi, vặn nhỏ lửa hầm trong 2 tiếng liên tục. Cuối cùng thêm một chút gia vị vào, ngày chia vài lần ăn.

Trị thận dương bất túc, lưng gối đau mỏi, khó đậu thai, tiểu nhiều về đêm, chống xuất tinh sớm

Thịt dê 100g, nấm ngọc cẩu 15g, 1 chén gạo nứt, gừng tươi xắt sợi, hành lá và các gia vị thông dụng.

Sắc nấm ngọc cẩu với 700ml nước trong 20 phút. Dùng nước này hầm thịt dê và gạo lứt cho chín nhừ. Thêm gừng, hành lá và gia vị cho vừa miệng rồi dọn ra ăn khi còn nóng.

Nấm ngọc cẩu - món ăn có công dụng chữa bệnh

Trị liệt dương

Cách 1: Nấm ngọc cẩu khô, quả dâu tằm chín mỗi loại 20g, mật ong 10ml. Nấm ngọc cẩu tán nhỏ, đem hãm với nước sôi cùng với mật ong và dâu tằm tương tự như pha trà. Để trong 15 – 20 phút sau gạn ra uống dần. Dùng hết trong ngày, tránh uống thuốc khi đang tiêu tiêu lỏng.

Cách 2: Nấm ngọc cẩu, phục linh, nhục thung dung, ba kích nhục, thỏ ty tử, bạch nhân sâm, sao táo nhân mỗi vị 12g, thục địa, câu ký, sơn dược, sơn thủ nhục mỗi vị 15g, thiên môn đông, cam thảo mỗi vị 9g. Tất cả vị thuốc đem tán bột mịn, trộn mật làm hoàn, trọng lượng mỗi viên khoảng 9g. Mỗi lần dùng 1 viên, dùng 3 lần trong ngày, uống cùng nước đun sôi để nguội. Trong quá trình điều trị nên kiêng các thức ăn lạnh và đồ tanh.

Điều trị di tinh, hoạt tinh, yếu sinh lý ở nam giới

Nấm ngọc cẩu và tang phiêu phiêu mỗi loại 120g, long cốt và bạch phục linh mỗi loại 40g. Các vị thuốc đem án mịn, mỗi lần lấy 15 – 20g bột thuốc pha cùng nước muối loãng uống. Kiên trì dùng ngày 2 lần để cố tinh, nâng cao khả năng sinh lý tình dục.

Điều trị nhức mỏi xương khớp, dưỡng thận

Nấm ngọc cẩu, hoàng bá, hủ trường, quy bản, mộc miên, ngưu tất mỗi vị 16g, đương quy và địa hoàng mỗi vị 8g, rượu trắng. Nghiền thuốc thành bột mịn, sau đó nháo với một lượng rượu vừa đủ, vo thuốc thành các viên nhỏ có trọng lượng khoảng 10g, đựng trong lọ kín, uống 2 viên mỗi ngày.

Bổ thận dương, lợi huyết, ích tinh

Thận lợn 2 quả, gừng tươi băm nhỏ, hành lá, một ít nấm ngọc cẩu khô. Thận bổ làm đôi, lạng bỏ hết màng nhầy và dùng nước gừng tươi rửa để khử mùi hôi. Nấm ngọc cẩu khô tán bột mịn rồi rắc vào trong giữa quả thận. Úp nửa quả còn lại vào rồi dùng hành lá cột chặt lại. Hấp cách thủy cho chín. Dọn ra ăn nóng cùng với nước mắn gừng rất ngon miệng lại giúp bồi dưỡng cơ thể.

Nấm ngọc cẩu - món ăn có công dụng chữa bệnh

Điều trị xuất tinh sớm, thận hư, di tinh, bất lực ở đàn ông

1 con gà trống cỡ nhỏ, nấm ngọc cẩu và ngũ vị tử mỗi vị 20g, đảng sâm và hoài sơn mỗi vị 50g. Làm sạch lông gà, mổ bỏ nội tạng, sau đó nhét tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị vào trong bụng gà. Hấp cách thủy khoảng 60 phút là ăn được, chia gà làm 2 lần ăn, mỗi tuần thực hiện một lần.

Nhuận tràng, trị táo bón cho người lớn tuổi

Cách 1: Nấm ngọc cẩu và nhục thung dung mỗi loại 100g, 250 ml mật ong. Đem thuốc sắc kỹ với 2 lần nước. Sau đó trộn lại và tiếp tục nấu cho cô đặc thành cao. Cuối cùng thêm mật ong vào trộn đều là được. Cất vào lọ thủy tinh dùng dần. Trước mỗi bữa ăn chính lấy 2 – 3 muỗng pha loãng với một chút nước uống.

Cách 2: Nấm ngọc cẩu 15g, chỉ xác và ngưu tất mỗi loại 10g, vừng vàng và vừng đen mỗi loại 12g. Sắc lấy nước đặc uống 1 đến 2 lần lúc đói bụng.

Trị ra nhiều khí hư ở phụ nữ, bổ thận dương

Cách 1: Hồng trà, đảng sâm, hoài sơm mỗi vị 3g, nấm ngọc cẩu 5g, phúc bồn tử 2g. Tất cả đem nấu với 1 lít nước. Uống thay trà trong ngày.

Cách 2: Nhục thung dung, hồng trà, tang phiêu phiêu, long cốt, phục linh mỗi vị 3g, nấm ngọc cẩu khô 5g. Nấu nước uống tương tự như bài trên.

Bồi bổ sức khỏe, giảm nhức mỏi tay chân, đau lưng cho sản phụ

Nấm ngọc cẩu tươi hoặc khô, rượu trắng cao độ. Cứ 1 kg nấm ngọc cẩu bạn đem ngâm với 4 – 5 lít rượu. Để nơi thoáng mát trong 30 ngày. Mỗi lần uống 20ml x 2 lần/ngày. Dùng trước bữa ăn để đạt được hiệu quả tốt.

Bổ huyết, trị tàn nhang, làm sáng da, ổn định nỗi tiết tố

Nấm ngọc cẩu khô đem nấu nước hoặc hãm trà uống hàng ngày, mỗi ngày dùng 0,5 lạng.

Lưu ý khi sử dụng nấm ngọc cẩu

Hiện nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy trong nấm ngọc cẩu có độc tố hay bất kì hoạt chất nào gây hại cho sức khỏe. Mặc dù vậy không phải đối tượng nào cũng dùng được nấm ngọc cẩu. Một số bệnh lý có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi dùng loại nấm này.

Những bệnh cao huyết áp, mắc các bệnh lý ở đường tiêu hóa, đang điều trị ung thư bằng phương pháp xạ trị, tiền sử bị dị ứng với nấm ngọc cẩu hay bất cứ dược liệu nào phối hợp trong bài thuốc, suy giảm chức năng gan thận không nên dùng vị thuốc này.

Nên hỏi ý kiến thầy thuốc, bác sĩ hay những người có kinh nghiệm chuyên môn trước khi dùng.

Củ niễng - Món ăn dân dã nhưng lại có tác dụng chữa bệnh Củ niễng - Món ăn dân dã nhưng lại có tác dụng chữa bệnh
Tác dụng chữa bệnh của quả sơn tra Tác dụng chữa bệnh của quả sơn tra
Bài thuốc hữu ích chữa bệnh từ cây dâu tằm Bài thuốc hữu ích chữa bệnh từ cây dâu tằm
Việt Lâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Cả nước mía và nước dừa đều có các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, uống giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc nên uống nước mía hay nước dừa sẽ tốt hơn?
Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Gần đây trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ hình ảnh một loại hải sản giống sứa với màu xanh bắt mắt, được giới thiệu là "mỹ vị mùa hè" của vùng cố đô Huế. Vậy ăn đặc sản xứ Huế này có an toàn cho sức khỏe hay không?
Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Bộ Y tế vừa thông báo thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ Dược phẩm Đông Á .
Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thanh mát, dịu ngọt cùng màu sắc hấp dẫn. Từ lâu, tác dụng của đu đủ đã được chứng minh thông qua hàng loạt các lợi ích sức khỏe nên loại trái cây này được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên loại quả được mệnh danh là “trái cây của các thiên thần” được cảnh báo không ăn toàn cho tất cả mọi người.
Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du là một vị thuốc dùng được cho cả Đông y lần Tây Y. Địa du có vị đắng, tính hơi hàn, không độc, có khả năng làm mát huyết, cầm máu.
Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tầm xuân là loại cây leo có hoa đẹp, được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh. Ngoài ra, loại cây này còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Sầu riêng là loại trái cây độc đáo với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại khiến người bị bệnh tiểu đường băn khoăn liệu có thể ăn được hay không?
Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn rất tốt, nếu ăn trứng lộn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm, còn nhưng nếu dùng sai thì tác hại cũng không kém.
Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Rượu bia là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về, như một hình thức để bày tỏ niềm vui năm mới, cầu chúc an khang thịnh vượng dành cho những người thân yêu. Đây là lý do tại sao Việt Nam trở thành nước đứng thứ 3 khu vực châu Á về tiêu thụ rượu bia, đặc biệt tăng lên đáng kể trong ngày Tết. Đi kèm với đó là sự gia tăng liên tục số người nhập viện do say xỉn và ngộ độc.
Những người nên hạn chế ăn mứt

Những người nên hạn chế ăn mứt

Mứt là một món không thể thiếu vào dịp Tết đến, xuân về, dù mứt cũng có một số tác dụng tốt nhưng những người dưới đây nên hạn chế ăn mứt.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động