Củ niễng - Món ăn dân dã nhưng lại có tác dụng chữa bệnh

Củ niễng ngon và tốt cho sức khỏe, giàu Vitamin và khoáng chất. Niễng có tính mát nên cành và hạt của loại củ này hỗ trợ thanh nhiệt, thông sữa, lợi tiểu.
Những cây cảnh có hoa vừa đẹp vừa thơm, lại là kho thuốc quý trong nhà Loại "rau trường thọ" của người Nhật ở chợ Việt bán vừa nhiều vừa rẻ, đem hấp đường phèn chữa ho rất tốt Loại củ dân dã là "vua chống ung thư", ăn vào thời điểm “vàng” giúp đẹp da giữ dáng

Đặc điểm của củ niễng

Củ niễng - Món ăn dân dã nhưng lại có tác dụng chữa bệnh

Củ niễng có tên khoa học Zizania latifolia Turcz, thuộc họ Lúa (Poaceae), tên gọi khác là cây lúa miêu, giao cẩu, cao duẩn, giao bạch tử, niễng, niềng niễng, giao bạch.

Củ niễng là cây thân thảo, trông giống cây lau, sậy, sống lâu năm. Cây trưởng thành cao khoảng 1-2m, rễ nhiều, thân rỗng có vách ngang, phần dưới thân phát triển rộng và xốp. thường mọc chìm dưới nước hoặc những vùng có nhiều bùn.

Lá niễng phẳng, hình mác, thuôn dài khoảng 30-100cm, chiều rộng lá khoảng 2-3cm, mặt lá thô ráp, mép lá dày, bẹ lá nhẵn và có hình bầu dục, có nhiều khía rãnh. Ở các nách lá có nhiều chồi, đến mùa phát triển sẽ đâm ra thành các lá mới.

Hoa mọc thành cụm theo hình chùy, hẹp, dài khoảng 30-50cm, hoa đực ở phía dưới, hoa cái mặt ở phía trên.

Thân cây có một loại nấm ký sinh là Ustilago esculentum Hennings, ăn được. Loại nấm này khiến thân cây phồng lên và có nhiều đốm đen (bào tử nấm), làm cho các món ăn từ củ niễng trở nên béo và bùi.

Củ niễng - Món ăn dân dã nhưng lại có tác dụng chữa bệnh

Củ niễng có nguồn gốc từ miền Đông Siberia, hiện nay được trồng rộng rãi hay mọc hoang ở nhiều nước châu Á, được trồng nhiều ở Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc. Tại Việt Nam, củ niễng được thấy ở ruộng nước, ven các bờ ao, hồ, vùng nước có bùn lầy nhão.

Bộ phận được dùng làm dược liệu là phần thân to (củ), phồng xốp được nấm ký sinh, có thể dùng tươi khi vừa mới hái hoặc khi cây có quả đem phơi khô dùng làm thuốc.

Củ niễng thường được trồng vào tháng 9, lúc nước luôn luôn ngập. Một số nơi có thể trồng vào tháng 11 – 12 sau khi đã phơi nắng cây một thời gian. Trồng sau một năm là có thể thu hái được.

Củ niễng thường được sử dụng tươi, do đó nếu thu hái vừa đủ để sử dụng. Nếu sử dụng không hết có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Thành phần hóa học: Củ niễng bao gồm các hoạt chất: nước (9,2%), protein (12,5%), lipid (1,6%), carbohydrate (70,2%), chất xơ (5,2%). Ngoài ra, nó còn chứa đa dạng các ion kim loại như: Canxi, Kali, Magie, Natri, Photpho, Kẽm, Sắt,... hay các vitamin B1, B12, PP, E,...

Củ niễng - Món ăn dân dã nhưng lại có tác dụng chữa bệnh

Loại nấm ký sinh phân lập từ củ niễng chịu được nhiệt độ cao, có thể phân hủy tinh bột, gelatin, casein, đường,... Trong quả khô (Giao bạch tử) cũng chứa đa dạng các loại dinh dưỡng: protein (1,2%), lipid (0,1%), Cacbonhydrat (2,8%).

Bài thuốc sử dụng củ niễng

Chữa đau dạ dày do nhiệt

Củ niễng xay nhuyễn, lọc lấy nước uống trực tiếp. Ngày uống 1 lần, dùng liên tục trong 4 - 5 ngày.

Chữa sốt và kiết lỵ

Cách 1: 4 – 6 g củ niễng tươi, sắc nước uống mỗi ngày một lần, uống khi còn ấm.

Cách 2: Củ niễng 100g, Lá mơ lông 1 nắm giã nhỏ, cho trứng gà vào đánh đều rồi hấp chín. Mỗi ngày ăn 1 lần, dùng liên tục 6 - 10 ngày.

Bệnh đái tháo đường

Củ niễng, gạo tẻ mỗi loại 100g, thịt lợn băm nhỏ 50g, nấm hương vừa đủ. Hầm chung đến khi nhừ, cho gia vị dùng như món ăn bình thường.

Củ niễng - Món ăn dân dã nhưng lại có tác dụng chữa bệnh

Chữa táo bón

Cách 1: Củ niễng 150g rửa sạch, bóc vỏ, thái vừa ăn, khoai lang 100g, thịt nạc 100g xào chín, nêm thêm gia vị, ăn khi còn nóng. Sử dụng từ 3-5 ngày để cải thiện tình trạng táo bón.

Cách 2: Củ niễng 150g bóc sạch, khoai tây 100g, thịt thỏ 100g, đu đủ gần chín 50g, hầm nhừ thêm gia vị vừa ăn. Dùng một lần trong ngày, liên tục 4-5 ngày.

Trị cao huyết áp

Củ niễng bóc bẹ, gọt vỏ, đem luộc chín sau đó thái sợi và để ráo nước. Dùng trứng gà đánh nhuyễn, rán mỏng, cho niễng đã thái lên. Dùng khi còn nóng.

Thanh nhiệt, giải độc

Củ niễng 200g, gừng tươi 3 lát, thịt nạc 100g, cà rốt 50g. Xào và cho gia vị, sử dụng như thực phẩm hàng ngày.

Mặc dù củ niễng rất tốt và có nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn người dùng nên tham vấn ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ đông y trước khi sử dụng củ niễng trong việc điều trị bệnh./.

Loại cá Loại cá "nhỏ mà có võ", vừa làm gia vị trứ danh vừa làm kho thuốc quý
Hoa thiên lý, vừa là thuốc vừa là rau ăn Hoa thiên lý, vừa là thuốc vừa là rau ăn
Những cây cảnh có hoa vừa đẹp vừa thơm, lại là kho thuốc quý trong nhà Những cây cảnh có hoa vừa đẹp vừa thơm, lại là kho thuốc quý trong nhà
Việt Lâm

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Uống nước mía thế nào để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe?

Uống nước mía thế nào để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe?

Nước mía là một loại thức uống giải khát mùa hè quen thuộc ở nhiều nơi. Tuy nhiên, do chứa lượng đường cao nên cũng cần lưu ý tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cả nước đã có 8 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi

Cả nước đã có 8 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi

Cả nước ghi nhận nhiều địa phương có số ca sởi giảm, tuy nhiên số ca lại tăng tại các khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra sữa Hikid quảng cáo “100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi”

Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra sữa Hikid quảng cáo “100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi”

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa yêu cầu Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi quảng cáo sai sự thật liên quan sữa Hikid.
Đau nhức mắt kéo dài, người phụ nữ đi khám thì tá hỏa phát hiện ký sinh trùng trong mắt

Đau nhức mắt kéo dài, người phụ nữ đi khám thì tá hỏa phát hiện ký sinh trùng trong mắt

Bị nhức và chảy nước mắt liên tục, một phụ nữ 53 tuổi đến bệnh viện khám thì được bác sĩ phát hiện có ký sinh trùng 10cm trong mắt.
Điểm tên những thực phẩm âm thầm làm đường huyết tăng nhanh

Điểm tên những thực phẩm âm thầm làm đường huyết tăng nhanh

Một số thực phẩm tưởng chừng như vô hại nhưng lại có thể gây tăng đột ngột mức đường huyết, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những tác hại khôn lường của sữa giả đối với sức khoẻ

Những tác hại khôn lường của sữa giả đối với sức khoẻ

Sữa là thực phẩm bổ sung phổ biến và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, điều này sẽ hoàn toàn ngược lại nếu sản phẩm đấy là sữa giả.
Đừng xem nhẹ việc ho nhẹ và sổ mũi ở trẻ

Đừng xem nhẹ việc ho nhẹ và sổ mũi ở trẻ

Bé trai 01 tháng tuổi (TP Việt Trì, Phú Thọ) phải nhập viện với tình trạng suy hô hấp, viêm phổi nặng do nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV).
Dấu hiệu bất thường ở bàn chân "tố cáo" bệnh gì?

Dấu hiệu bất thường ở bàn chân "tố cáo" bệnh gì?

Những thay đổi bất thường ở bàn chân có thể là dấu hiệu sớm của cả những bệnh lý nhẹ và những bệnh mạn tính cần theo dõi lâu dài.
Loại cây dân dã được ví như "sâm của người nghèo", người Việt trồng từ lâu

Loại cây dân dã được ví như "sâm của người nghèo", người Việt trồng từ lâu

Đây là một loại cây dân dã, gần gũi với người Việt từ bao đời nay, từng được Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông – ông tổ của y học cổ truyền Việt Nam – ví như “cây sâm của người nghèo”.
Cụ bà 85 tuổi nguy kịch vì hóc xoài

Cụ bà 85 tuổi nguy kịch vì hóc xoài

Ngày 15/4, đại diện Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM) cho biết đơn vị vừa tiếp nhận và cấp cứu kịp thời một trường hợp hóc dị vật đường thở nguy hiểm.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động