Giải pháp nào để tránh xảy ra ngộ độc thực phẩm liên hoàn?

Theo ghi nhận, trong 5 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 36 vụ ngộ độc thực phẩm với số lượng người mắc lên tới hơn 2000 người. Nguy cơ ngộ độc thực phẩm là thường trực và cần nhiều biện pháp ứng phó.
Cẩn trọng với nguy cơ ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng Hà Nội xử lý 239 vụ vi phạm an toàn thực phẩm Quy trình "truy tìm" thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm theo luật
Giải pháp nào để tránh xảy ra ngộ độc thực phẩm liên hoàn?

Nguyên nhân xảy ra ngộ độc thực phẩm

Bình luận về con số vụ ngộ độc thực phẩm trong 5 tháng đầu năm, ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) cho biết: "Nguyên nhân của các vụ ngộ độc tập thể xảy ra hàng loạt thời gian qua là do điều kiện thời tiết nắng nóng thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, nhất là vi khuẩn gây bệnh đường ruột. 4 vụ ngộ độc lớn đều do vi khuẩn Salmonella có trong thực phẩm gây ra".

Bên cạnh đó, ông Long cho rằng việc một số địa phương thiếu nhân lực, vật lực trong thực hiện công tác ATTP và phòng chống ngộ độc thực phẩm cũng ảnh hưởng đến số vụ ngộ độc thực phẩm. Một số cơ quan, cơ sở còn buông lỏng quản lý, đặc biệt là đối với hoạt động giám sát nguyên liệu đầu vào. Thậm chí, một số cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP về kinh doanh các sản phẩm nông sản do ngành Nông nghiệp cấp, nhưng lại thu gom các nguyên liệu trôi nổi ngoài thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được kiểm soát ATTP để cung cấp cho các đơn vị, người dân.

Theo Phó cục trưởng Cục ATTP, còn có nguyên nhân do nhận thức và ý thức của một số người dân về bảo đảm ATTP và phòng, chống ngộ độc thực phẩm chưa tốt. Bên cạnh đó, vì lợi nhuận, một số doanh nghiệp định mức khẩu phần ăn cho người lao động thấp, sử dụng nguyên liệu giá rẻ, không bảo đảm an toàn, tăng cao nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Giải pháp nào để tránh xảy ra ngộ độc thực phẩm liên hoàn?

Thực thi pháp luật kém hiệu quả

Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP, về cơ bản, thể chế và các quy định của pháp luật về công tác quản lý an toàn thực phẩm khá đầy đủ nhưng việc thực hiện chưa tốt. Việc phối hợp liên ngành trong công tác truy xuất nguồn gốc thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm ở một số địa phương cũng chưa được thực hiện tốt.

Qua kiểm tra sau khi xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm cho thấy, dù có quy định về việc lưu mẫu thực phẩm, kiểm thực 3 bước và kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm nhưng nhiều nơi không thực hiện. Thậm chí, có nơi không có giấy đăng ký kinh doanh, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP nhưng cơ quan chức năng địa phương không kiểm tra, giám sát và yêu cầu dừng sản xuất kinh doanh…

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đánh giá, có cơ sở dù được ngành Nông nghiệp cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm về kinh doanh các sản phẩm nông sản nhưng lại thu gom các nguyên liệu trôi nổi ngoài thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ rồi về đóng nhãn mác của cơ sở mình. Hay có cơ sở kinh doanh thịt gia súc, gia cầm ký hợp đồng giết mổ với lò mổ có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y, nhưng thực tế không thực hiện hoặc chỉ thực hiện giết mổ một phần nhỏ trong tổng số lượng thịt cung cấp cho bếp ăn tập thể các công ty, khu công nghiệp, khu chế xuất...

Không kiểm soát được chất lượng thực phẩm, không truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, kinh doanh chưa được cấp phép... là lỗ hổng lớn dẫn đến người kinh doanh vì lợi nhuận bỏ qua công tác đảm bảo ATTP, đưa thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn vào bữa ăn, dẫn tới nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Giải pháp nào để tránh xảy ra ngộ độc thực phẩm liên hoàn?

Cần tăng cường kiểm soát và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm

Theo kết quả điều tra các vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn, nguyên nhân ngộ độc, phần lớn liên quan đến các loại nguyên liệu thực phẩm như thịt gà, thịt lợn, thủy sản, rau, củ, quả từ các cơ sở sản xuất trong nước và nhập khẩu. Các nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm trên thuộc lĩnh vực phân công quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

Để tăng cường hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm đã có đề nghị số 2654/CV-BCDTWATTP gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường kiểm soát và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm, với nội dung chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc ngành Nông nghiệp tăng cường kiểm soát các nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật sản xuất trong nước và nhập khẩu.

Đồng thời chủ động và phối hợp với các cơ quan thuộc ngành Y tế truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm khi có các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.

Cùng đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật trong nước và nhập khẩu, xử lý nghiêm nếu có vi phạm quy định của pháp luật về An toàn thực phẩm.

“Không để xảy ra tình trạng cơ sở lợi dụng có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do ngành Nông nghiệp, ngành Công Thương cấp theo quy định nhưng lại thu gom các nguyên liệu trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ để cung cấp cho bếp ăn tập thể các công ty, khu công nghiệp, khu chế xuất. Đồng thời, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen của người dân trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng cần được đẩy mạnh”, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Giải pháp nào để tránh xảy ra ngộ độc thực phẩm liên hoàn?

Không thể buông lỏng quản lý, kiểm tra

Nhận định về các vụ ngộ độc thực phẩm liên tiếp trong thời gian qua như ở Đồng Nai, Khánh Hòa, Vĩnh Phúc..., Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, dựa trên tình hình thực tế, có 2 loại hình nguy cơ xảy ra ngộ độc thời gian qua, đó là thức ăn đường phố và bếp ăn tập thể.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, trước tình hình cấp bách hiện nay, phải có những giải pháp quyết liệt để không xảy ra ngộ độc thực phẩm, hoặc nếu có xảy ra chỉ ở quy mô nhỏ, số lượng người mắc ít, số người diễn biến nặng và tử vong thấp nhất. Quan trọng lúc này cần tập trung các giải pháp để giải quyết tận gốc vấn đề mất ATTP, không được để “mất bò mới lo làm chuồng”, cứ xảy ra rồi mới bắt đầu tập trung điều trị, cứu chữa, tìm nguyên nhân… thì đó mới chỉ làm được phần ngọn.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho rằng, vấn đề bảo đảm ATTP liên quan đến nhiệm vụ của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương và của toàn dân. Hiện nay, các quy định của pháp luật đã có đầy đủ, nên cần tập trung vào khâu tổ chức thực hiện và có những giải pháp tốt hơn.

Để giải quyết vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương cần tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, trong đó tập trung từ quy định điều kiện cơ sở, trang thiết bị, con người, các quy định đối với nguyên liệu thực phẩm, nguồn nước sử dụng, xử lý nghiêm vi phạm… Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, không đánh đổi sức khỏe để lấy kinh tế.

Để công tác quản lý ATTP đạt hiệu quả, nhiều đại biểu cũng cho rằng, UBND các cấp quan tâm công tác quản lý ATTP trên địa bàn theo phân cấp, trong đó tăng cường bố trí đầy đủ nguồn nhân lực, kinh phí.

Hà Nội xử phạt nhiều cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm, dược và mỹ phẩm Hà Nội xử phạt nhiều cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm, dược và mỹ phẩm
Tăng cường kiểm soát truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm Tăng cường kiểm soát truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm
Điểm lại một số vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn từ đầu 2024 đến nay Điểm lại một số vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn từ đầu 2024 đến nay
Bùi Huyền

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Làm sao để ăn uống, sinh hoạt được cân bằng trong dịp Tết?

Làm sao để ăn uống, sinh hoạt được cân bằng trong dịp Tết?

Việc ăn uống và sinh hoạt cân bằng trong dịp Tết Nguyên đán là rất quan trọng để vừa bảo vệ sức khỏe, vừa không bị đảo lộn nhịp sinh học của mỗi người. Tuy nhiên, không ít người mắc sai lầm khi thực hiện làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Củ dền - Thực phẩm bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn

Củ dền - Thực phẩm bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn

Củ dền là thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng.
Ăn dưa hành muối như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn dưa hành muối như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Dưa hành muối không chỉ là một món ăn kèm quen thuộc trong mâm cơm ngày Tết mà còn mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe. Tuy nhiên nên ăn thế nào để ngon miệng và tốt cho sức khỏe là điều cần lưu ý.
Thanh lọc đường ruột đơn giản tại nhà với những loại nước quen thuộc

Thanh lọc đường ruột đơn giản tại nhà với những loại nước quen thuộc

Đường ruột giữ 70% hệ miễn dịch của cơ thể. Bạn có thể dễ dàng chăm sóc đường ruột tại nhà bằng những loại nước uống quen thuộc.
Người bệnh tim, tiểu đường nên ăn bánh chưng như thế nào để đảm bảo sức khỏe?

Người bệnh tim, tiểu đường nên ăn bánh chưng như thế nào để đảm bảo sức khỏe?

Bánh chưng là một loại bánh truyền thống được người Việt Nam thường làm vào Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, người bệnh tim, tiểu đường nên ăn bánh chưng như thế nào để đảm bảo sức khỏe?
Cà phê phòng đủ thứ bệnh, nhưng uống cà phê nóng hay lạnh tốt hơn?

Cà phê phòng đủ thứ bệnh, nhưng uống cà phê nóng hay lạnh tốt hơn?

Cà phê là một trong những đồ uống được yêu thích và tiêu thụ rộng rãi. Nhiều người bắt đầu ngày mới bằng một tách cà phê, có người thích uống cà phê nóng nhưng có người lại thích uống cà phê lạnh, vậy loại nào tốt hơn?
Những lợi ích không ngờ của cà rốt đen đối với sức khỏe

Những lợi ích không ngờ của cà rốt đen đối với sức khỏe

Cà rốt đen là loại rau củ giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của cà rốt đen trong bài dưới đây.
Bài tập nào tốt cho người bệnh tim mạch?

Bài tập nào tốt cho người bệnh tim mạch?

Ngoài các liệu pháp y tế, bạn có thể kết hợp thêm một số bài tập phù hợp để cải thiện kết quả điều trị các vấn đề về tim mạch.
Chuyên ra chỉ ra một số loại mứt giúp hệ tiêu hóa tốt hơn

Chuyên ra chỉ ra một số loại mứt giúp hệ tiêu hóa tốt hơn

Trong dịp Tết Nguyên đán, mứt là đồ ăn truyền thống, gắn với văn hóa người Việt nên thường là món quà tiếp khách của các gia đình. Tuy nhiên, ngày tết thường xuất hiện nhiều loại mứt, nhiều người lo ngại ăn nhiều sẽ bị tăng cân, rối loạn tiêu hóa.
Những lợi ích tuyệt vời từ vỏ bưởi

Những lợi ích tuyệt vời từ vỏ bưởi

Vỏ bưởi không chỉ là phần thừa mà còn chứa đựng nhiều dưỡng chất quý giá, mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe, sắc đẹp, thậm chí là làm sạch nhà cửa.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động