Quy trình "truy tìm" thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm theo luật

Khi một vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra, điều quan trọng là nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây ra ngộ độc để có biện pháp ứng phó kịp thời. Vậy việc điều tra một sự việc ngộ độc thực phẩm sẽ được thực hiện theo trình tự nào để đảm bảo tìm ra được nguyên nhân và các bên có liên quan?
Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc Điểm lại một số vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn từ đầu 2024 đến nay Cẩn trọng với nguy cơ ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

Ngộ độc thực phẩm là vấn đề thường xuyên xảy ra, thậm chí xảy ra với quy mô lớn, có thể gây hoang mang dư luận. Về biểu hiện, ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.

Quy trình

Nguyên tắc điều tra ngộ độc thực phẩm

Theo Điều 4 Quyết định số 39/2006/QĐ-BYT của Bộ Y tế về điều tra ngộ độc thực phẩm, khi một vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra, việc điều tra ngộ độc thực phẩm sẽ phải tuân theo các nguyên tắc:

Đầu tiên, cán bộ điều tra cần nắm vững tình hình dịch tễ của địa phương để có hướng phân biệt ngộ độc thực phẩm hay là dịch, tránh nhầm lẫn.

Tiếp đó, việc điều tra sẽ tiến hành trong khoảng thời gian trước khi bị ngộ độc 48 giờ hoặc ít nhất là 24 giờ, thông qua bệnh nhân và những người xung quanh để nắm được những thực phẩm người bị ngộ độc đã ăn, uống những gì, các biểu hiện trong thời gian 24 - 48 giờ kể từ khi ăn, uống. Cán bộ điều tra cũng cần khai thác và nắm vững các triệu chứng lâm sàng để xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Một thao tác quan trọng khi điều tra ngộ độc thực phẩm là phải lưu giữ thức ăn khả nghi, chất nôn, chất rửa dạ dày - ruột, nước tiểu, phân...của người bị ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu theo quy định gửi về Trung tâm Y tế dự phòng hoặc Viện chuyên ngành để xét nghiệm.

Bên cạnh lưu mẫu, việc điều tra tình hình vệ sinh môi trường, tình hình cung cấp thực phẩm, nơi chế biến, nơi bảo quản thực phẩm, nhân viên phục vụ ăn uống... cũng là việc cần thiết để giúp cho việc xác định nguồn gốc và nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

Nếu nghi ngờ ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật, cần tiến hành các xét nghiệm cần thiết đối với người bị ngộ độc, xét nghiệm và điều tra nhân viên phục vụ ăn uống.

Trường hợp có tử vong phải kết hợp với cơ quan Công an và cơ quan Pháp y tiến hành điều tra giải phẫu bệnh lý, lấy dịch trong đường tiêu hoá, máu, tim, phổi của những người bị tử vong để xét nghiệm. Việc xét nghiệm mẫu bệnh phẩm cần phải tiến hành ngay sau khi nhận được mẫu gửi đến.

Sau khi có kết quả điều tra tại thực địa, cán bộ điều tra phải tổng hợp phân tích xác định được thời gian, địa điểm xảy ra ngộ độc, số người ăn, số người mắc, số người chết, số người phải vào viện, bữa ăn nguyên nhân, thức ăn nguyên nhân, cơ sở nguyên nhân và căn nguyên, đồng thời phải đề ra được các biện pháp xử lý và phòng ngừa.

Quy trình

Các bước điều tra ngộ độc thực phẩm

Theo Điều 8 Quyết định Số 39/2006/QĐ-BYT của Bộ Y tế về điều tra ngộ độc thực phẩm, điều tra ngộ độc thực phẩm cần được tiến hành theo các bước sau:

Đầu tiên, cần điều tra cá thể bị ngộ độc thực phẩm

Tiếp đó, điều tra những người đã ăn cùng bữa ăn/món ăn với người bị ngộ độc thực phẩm nhưng không bị ngộ độc thực phẩm

Cần thiết điều tra thức ăn đã ăn, người ăn và thời gian ăn trong khoảng thời gian 24-48 giờ trước khi bị ngộ độc thực phẩm

Điều tra bữa ăn nguyên nhân và thức ăn nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là một trong những bước cần thiết.

Từ đó, tiến hành điều tra nguồn gốc, tình hình chế biến thực phẩm cũng như tiền sử bệnh tật những người chế biến, nấu nướng phục vụ ăn, uống.

Sau đó, tiến hành điều tra các mẫu thức ăn thu hồi để xét nghiệm cũng như cơ sở cung cấp, chế biến thức ăn gây ngộ độc.

Bện cạnh đó cũng cần điều tra về điều kiện môi trường và dịch bệnh ở địa phương.

Quy trình

Sau khi tiến hành các bước điều tra ngộ độc thực phẩm nói trên, đội điều tra ngộ độc thực phẩm phải tổng hợp, phân tích, kết luận kết quả điều tra theo những nội dung sau: đơn vị xảy ra ngộ độc thực phẩm; địa điểm xảy ra ngộ độc thực phẩm, thời gian xảy ra ngộ độc; số người ăn, số người mắc, số người đi viện, số người chết; bữa ăn nguyên nhân; thức ăn nguyên nhân; cơ sở nguyên nhân và nguyên nhân.

Từ kết quả điều tra, các biện pháp xử lý để phòng ngừa tái ngộ độc thực phẩm sẽ được đưa ra, ví dụ như cải biến sản xuất, chế biến bảo đảm yêu cầu vệ sinh theo quy định; nâng cao ý thức vệ sinh cho nhân viên sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống; tích cực chấp hành quy chế, quy định VSATTP và xử lý thực phẩm gây ngộ độc (thu hồi, huỷ bỏ, chuyển mục đích sử dụng, tái chế).

Bên cạnh đó, tuỳ theo mức độ, tính chất, nguyên nhân hậu quả của vụ ngộ độc thực phẩm cần đưa ra các kiến nghị xử lý theo pháp luật đối với cơ sở nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm
Khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà nên xử lý như thế nào? Khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà nên xử lý như thế nào?
Xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm an toàn thực phẩm Xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm an toàn thực phẩm
Hàng chục du khách nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm khi du lịch tại Phan Thiết Hàng chục du khách nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm khi du lịch tại Phan Thiết
Đồng Nai: Gần 100 công nhân Dechang nghi ngộ độc sau bữa ăn chiều Đồng Nai: Gần 100 công nhân Dechang nghi ngộ độc sau bữa ăn chiều
Nên ăn gì và kiêng gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm? Nên ăn gì và kiêng gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm?
Bùi Huyền

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chủ tịch nước Lương Cường: Ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" là sự kiện văn hóa, chính trị nhiều ý nghĩa

Chủ tịch nước Lương Cường: Ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" là sự kiện văn hóa, chính trị nhiều ý nghĩa

Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” Xuân Ất Tỵ 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới tham dự các hoạt động văn hóa, chúc Tết cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó đợt rét đậm, rét hại kéo dài

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó đợt rét đậm, rét hại kéo dài

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 11/CĐ-TTg ngày 7/2/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động ứng phó đợt rét đậm, rét hại kéo dài.
Chủ tịch nước Lương Cường dự "Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" tại tỉnh Lạng Sơn

Chủ tịch nước Lương Cường dự "Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" tại tỉnh Lạng Sơn

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới, sáng 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 tại xã Chiến Thắng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ tại Hưng Yên

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ tại Hưng Yên

Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân năm mới, sáng 5/2, tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” - Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), sáng 3/2, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
10 nhóm giải pháp quản lý, bình ổn giá sau Tết và cả năm 2025

10 nhóm giải pháp quản lý, bình ổn giá sau Tết và cả năm 2025

Nhằm quản lý, bình ổn giá sau Tết và cả năm 2025 Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đã đưa ra 10 nhóm giải pháp, đó là tăng cường quản lý, điều hành giá, chú trọng bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa; chủ động theo dõi sát diễn biến giá các hàng hóa chiến lược trên thị trường thế giới…
Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày đầu xuân mới

Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày đầu xuân mới

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025, sáng 29/1 (mùng 1 Tết), Chủ tịch nước Lương Cường đã đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Phủ Chủ tịch.
Thông điệp chúc Tết Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch nước Lương Cường

Thông điệp chúc Tết Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch nước Lương Cường

Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, đúng thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm mới, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi lời chúc Tết tới đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội

Trong thời khắc cả nước vui mừng chào đón Tết Ất Tỵ 2025, tối 28/1 (tức ngày 29 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội.
Thư chúc Tết Xuân Ất Tỵ của Bí thư Thành ủy Hà Nội

Thư chúc Tết Xuân Ất Tỵ của Bí thư Thành ủy Hà Nội

Trước thềm Xuân mới Ất Tỵ 2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài có Thư chúc Tết gửi tới đồng bào, đồng chí, chiến sỹ Thủ đô. Dưới đây là Thư chúc Tết của đồng chí Bí thư Thành uỷ Hà Nội.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động