Bộ Y tế yêu cầu thu hồi khẩn cấp Dầu mù u Thái Dương

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định thu hồi và tiêu hủy trên toàn quốc 4 lô sản phẩm Dầu mù u Thái Dương. Các sản phẩm này bị phát hiện không rõ nguồn gốc, không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Thuốc trị thiếu máu Femancia bị cấm lưu hành Bộ Y tế yêu cầu thu hồi toàn quốc 2 sản phẩm kem chống nắng giả Từ ổ dịch liên cầu lợn Hưng Yên: Lời cảnh báo từ các chuyên gia về 'tử thần' trên bàn nhậu

Theo đó, Trung tâm Kiểm nghiệm thuộc Sở Y tế TP. Đà Nẵng tiến hành lấy mẫu và phát hiện một lô Dầu mù u Thái Dương (chai 10ml, số lô 250212, NSX: 28/02/2025, HSD: 28/02/2028) không đạt chuẩn về thể tích.

Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Contra, đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất, đã có văn bản khẳng định 4 lô Dầu mù u Thái Dương đang lưu hành trên thị trường không phải do công ty này sản xuất.

Một lô sản phẩm Dầu mù u Thái Dương bị phát hiện không đạt chuẩn chất lượng.
Lô sản phẩm Dầu mù u Thái Dương bị phát hiện không đạt chuẩn chất lượng.

Các lô sản phẩm bị thu hồi bao gồm:

Lô: 06102024, NSX: 01/10/2024, HSD: 01/10/2027, đóng gói chai 10ml.

Lô: 112411, NSX: 05/11/2024, HSD: 05/11/2027, đóng gói chai 10ml.

Lô: 250212, NSX: 28/02/2025, HSD: 28/02/2028, đóng gói chai 10ml.

Lô: 250215, NSX: 28/02/2025, HSD: 28/02/2028, đóng gói chai 30ml.

Mã số đăng ký của các sản phẩm này là SĐK: 004405/23/CBMP-HCM. Các công ty liên quan đến việc lưu hành sản phẩm bao gồm Công ty TNHH dược phẩm Đại Hưng (chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường), Chi nhánh Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Contra - xưởng sản xuất, và Công ty TNHH dược phẩm Nam Thái Dương (phân phối).

Theo đó, Cục Quản lý Dược đã yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc trên địa bàn ngừng ngay việc kinh doanh, sử dụng các sản phẩm dầu mù u Thái Dương thuộc các lô bị thu hồi. Đồng thời, các sản phẩm này phải được trả về nhà cung cấp và tiến hành thu hồi, tiêu hủy theo quy định.

Đặc biệt, Cục Quản lý Dược cũng chỉ đạo các Sở Y tế phối hợp với các cơ quan liên quan để kiểm tra, xác minh, truy tìm nguồn gốc của các sản phẩm không đạt chuẩn, cũng như xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm. Sở Y tế TP.HCM và Đà Nẵng được yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát và báo cáo kết quả về Cục Quản lý Dược.

Về phía doanh nghiệp, Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Contra cũng được yêu cầu hợp tác đầy đủ với cơ quan chức năng để làm rõ nguồn gốc của các lô sản phẩm vi phạm. Vụ việc này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc kiểm soát chất lượng và nguồn gốc hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Cộng đồng đang trông chờ những biện pháp mạnh mẽ và minh bạch hơn nữa từ các cơ quan quản lý để bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người dân.

Bộ Y tế đề xuất chi 650 tỷ đồng khuyến khích phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi. Bộ Y tế đề xuất chi 650 tỷ đồng khuyến khích phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi.
Kê đơn thuốc dài ngày: Vì sao bệnh nhân mạn tính vẫn khó tiếp cận? Kê đơn thuốc dài ngày: Vì sao bệnh nhân mạn tính vẫn khó tiếp cận?
Bộ Y tế yêu cầu hỏa tốc kiểm tra sản phẩm Bộ Y tế yêu cầu hỏa tốc kiểm tra sản phẩm "Thấp Truyền Kỳ" nghi kém chất lượng
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Triển khai quyết liệt các giải pháp ngăn chặn, xử lý thuốc giả, thực phẩm giả, mỹ phẩm giả

Triển khai quyết liệt các giải pháp ngăn chặn, xử lý thuốc giả, thực phẩm giả, mỹ phẩm giả

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nhằm ngăn chặn, kiểm soát, xử lý thuốc giả, thực phẩm giả, mỹ phẩm giả.
Bộ Công Thương nói gì về vụ dầu ăn cho vật nuôi thành thực phẩm cho người?

Bộ Công Thương nói gì về vụ dầu ăn cho vật nuôi thành thực phẩm cho người?

Vụ việc hàng chục nghìn tấn dầu ăn chăn nuôi chế biến thành thực phẩm cho người, đại diện Bộ Công thương cho biết đang tìm hiểu thông tin.
Bộ Y tế cảnh báo về dầu ăn dành cho chăn nuôi bị sử dụng chế biến thực phẩm

Bộ Y tế cảnh báo về dầu ăn dành cho chăn nuôi bị sử dụng chế biến thực phẩm

Bộ Y tế lên tiếng cảnh báo nguy cơ mất an toàn sức khỏe cộng đồng sau khi một số cơ sở bị phát hiện dùng dầu ăn nhập khẩu cho thức ăn chăn nuôi để chế biến thực phẩm cho người.
Nước mắm bị vứt bỏ ở Quảng Nam là sản phẩm của doanh nghiệp Thanh Hóa

Nước mắm bị vứt bỏ ở Quảng Nam là sản phẩm của doanh nghiệp Thanh Hóa

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Thanh Hóa vừa xác định hàng loạt sản phẩm nước mắm bị vứt bỏ tại xã Tam Thái, huyện Phú Ninh (tỉnh Quảng Nam) có nguồn gốc sản xuất tại Thanh Hóa. Sự việc đang gây xôn xao dư luận và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của sản phẩm nước mắm truyền thống.
Bộ Công an vào cuộc xác minh nghi vấn Công ty C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

Bộ Công an vào cuộc xác minh nghi vấn Công ty C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

Trước phản ánh lan truyền trên mạng xã hội tố Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam tiêu thụ thịt heo bệnh, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C05, Bộ Công an) đã phối hợp với các bộ, ngành và địa phương kiểm tra nhiều cơ sở liên quan tại Sóc Trăng và Hậu Giang. Các bên đang tiến hành xác minh, làm rõ thông tin nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và ổn định chuỗi cung ứng thịt.
Bộ Y tế thu hồi giấy công bố của 12 thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Bộ Y tế thu hồi giấy công bố của 12 thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ba công ty dược phẩm vừa đề nghị thu hồi hiệu lực giấy công bố sản phẩm nhiều thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang lưu hành trên thị trường.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường siết quản lý giết mổ động vật

Bộ Nông nghiệp và Môi trường siết quản lý giết mổ động vật

Trước hàng loạt vụ việc giết mổ lợn bệnh, lợn chết bị phát hiện tại Hà Tĩnh, Quảng Trị và nghi vấn vi phạm tại hệ thống bán lẻ của một doanh nghiệp lớn ở Sóc Trăng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có công văn yêu cầu các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý hoạt động giết mổ, kiểm soát nghiêm quy trình nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh và thực phẩm.
Bộ Y tế thu hồi giấy đăng ký lưu hành ba loại thuốc

Bộ Y tế thu hồi giấy đăng ký lưu hành ba loại thuốc

Bộ Y tế đã thu hồi giấy đăng ký lưu hành ba loại thuốc Tadalafil, Odistad và Vacobufen theo đề nghị tự nguyện từ các doanh nghiệp sản xuất.
Chính thức đề nghị Bộ Công an làm rõ tố cáo C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

Chính thức đề nghị Bộ Công an làm rõ tố cáo C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

Trước thông tin lan truyền trên mạng xã hội tố cáo Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã gửi công văn chính thức đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra, xử lý nhằm trấn an dư luận và bảo vệ chuỗi cung ứng thực phẩm.
Vụ viên nang giảm cân chứa chất cấm: Lỗ hổng hậu kiểm và bài học bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp

Vụ viên nang giảm cân chứa chất cấm: Lỗ hổng hậu kiểm và bài học bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp

Để ngăn chặn các vụ việc “mượn thương hiệu”, cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa từ phía cơ quan quản lý, đặc biệt trong việc siết chặt hậu kiểm, tăng cường truy xuất nguồn gốc và xử lý nghiêm các hành vi sản xuất – phân phối trái phép.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động